24/05/2018, 21:51

Kĩ thuật đặt câu hỏi trong giao tiếp

Đặt câu hỏi đúng cách là trọng tâm của việc giao tiếp và trao đổi thông tin hiệu quả. Bằng cách sử dụng trong những hoàn cảnh khác nhau, bạn có thể nâng cao kỹ năng giao tiếp của mình. Đặt câu hỏi một cách khéo léo sẽ giúp bạn giữ nhịp được cuộc nói chuyện, ...

Đặt câu hỏi đúng cách là trọng tâm của việc giao tiếp và trao đổi thông tin hiệu quả. Bằng cách sử dụng trong những hoàn cảnh khác nhau, bạn có thể nâng cao kỹ năng giao tiếp của mình. Đặt câu hỏi một cách khéo léo sẽ giúp bạn giữ nhịp được cuộc nói chuyện, thu hút được sự chú ý của người nghe, khẳng định vấn đề một cách khéo léo, nhờ cậy cầu khiến mà người nghe vẫn vui vẻ hải lòng...Trong thế giới giao tiếp muôn màu muôn vẻ, việc có được thêm một nghệ thuật trong tài ăn nói sẽ góp phần giúp bạn có được thông tin tốt hơn, học hỏi được nhiều hơn, bạn có thể xây dựng mối quan hệ mật thiết, quản trị nhân sự hiệu quả hơn... Và dưới đây là một vài kỹ thuật đặt câu hỏi thông dụng

Một câu hỏi đóng thường chỉ nhận được một câu trả lời rất ngắn. Ví dụ: bạn mười chín tuổi phải không? Câu trả lời là “có” hoặc “không”. “bạn sống ở đâu” Câu trả lời thường là địa chỉ của người được hỏi.

Câu hỏi mở mang đến những câu trả lời dài. Chúng thường đi vào vấn đề hỏi về: cái gì, tại sao, như thế nào. Một câu hỏi mở hỏi người khác về kiến thức, quan điểm hoặc là cảm nhận của họ. “Bạn có thể kể...” hoặc “Bạn có thể tả lại...” cũng có thể được dùng để bắt đầu câu hỏi mở.

Dưới đây là một vài câu mẫu:

Buổi gặp mặt lần trước đã xảy ra điều gì thế?

Tại sao anh ta lại phản ứng như thế?

Bạn thấy bữa tiệc thế nào?

Bạn hãy tả chi tiết hơn đi !

Câu hỏi mở thì phù hợp với:

Phát triển một cuộc đối thoại mở: “Bạn định làm gì trong dịp nghỉ hè này?”

Tìm hiểu thêm thông tin chi tiết: “Chúng ta cần làm gì nữa để việc này thành công?”

Tìm hiểu quan điểm hoặc vấn đề của người

0