18/06/2018, 16:15

Kì thị chủng tộc – Một vấn đề muôn thuở trên đất nước Mĩ

Bài phỏng vấn Morgan Freeman từ báo’ Stern’ – Sept. 2014 Lê Cảnh Hoằng chuyển dịch “Họ bắn anh và sẽ tuyên bố: chúng tôi bắt buộc phải bắn“ Đất nước này làm sao thế, cảnh sát da trắng chỉa súng bắn vào dân da đen không mang vũ khí? Theo ...

Morgan-Freeman-15

Bài phỏng vấn Morgan Freeman từ báo’ Stern’ – Sept. 2014 

Lê Cảnh Hoằng chuyển dịch

“Họ bắn anh và sẽ tuyên bố: chúng tôi bắt buộc phải bắn“ 

Đất nước này làm sao thế, cảnh sát da trắng chỉa súng bắn vào dân da đen không mang vũ khí? Theo ngôi sao điện ảnh Morgan Freeman: Luật pháp vẫn mang màu trắng và ông chia sẻ những từng trãi tại Hollywood. Và tuyên bố: Đừng than vãn nữa! 

Ông Freeman, một cảnh sát da trắng vừa bắn chết một thanh niên da đen không mang vũ khí. Một thảm cảnh quen thuộc, xứ sở này chả thay đổi chút nào hay sao? 

Có một vài thay đổi, nhưng có những điều chả bao giờ thay đổi. Sắc màu của luật pháp chẳng thay đổi. Luật pháp vẫn mang màu trắng. Từ lâu tôi vẫn có suy nghĩ: Chuyện gì sẽ xảy ra nếu Cảnh sát không được phép mang súng? Mọi chuyện sẽ thay đổi 

Một ý tưởng hay nhưng rất tiết khá ngây thơ – dân Mĩ hiện sở hữu 320 triệu vũ khí đủ loại. 

Cho đến khi nào chưa cấm được Cảnh sát mang súng, ta không thể tịch thâu vũ khí của người dân. Bên châu Âu các anh hoặc bên Nhật có Cảnh sát không mang súng. Trên những đất nước này số tử vong bởi bàn tay công lực chỉ là một vài phần trăm so với đất nước chúng tôi 

Có một lần ông nói, người dân Mĩ không đến nỗi kì thị chủng tộc thậm tệ như trong suy nghĩ của họ 

Hãy nhìn vào tôi. Tôi là bằng chứng hùng hồn nhất 

Nhưng trước khi nổi tiếng ông cũng đã từng nếm mùi kì thị chủng tộc. Thuở thiếu thời ở Mississipi khi đi xem chiếu bóng ông đã phải ngồi hàng lan can, không được mua vé ngồi ở tầng dưới dành cho người da trắng 

Đó là rạp Paramount Theatre ở Greengood. Dân da đen chúng tôi phải đi vào bằng cánh cửa hông. Nhưng nếu nhìn lại, thời ấy tôi chả suy nghĩ nhiều về chuyện ấy. Anh sống cuộc sống của anh, anh chả bao giờ nhìn quanh để rồi suy nghĩ: Mình rất muốn được giống như đám kia 

Vậy mà ông cũng đã rời tránh khỏi miền Nam Mĩ rất sớm. 

Tôi nhất quyết muốn nhập ngũ, tôi có một nhận định khá ảo tưởng về chiến tranh. Để rồi phải chạm mặt với những gì? Xuẩn ngốc và kì thị chủng tộc. Tôi đến Hollywood và chứng kiến những gì? Kì thị chủng tộc 

Và không có được việc làm vì vậy 

Nếu anh sẵn sàng làm trò khỉ, có thể anh sẽ trở thành một thằng hề da đen. Còn tài tử da đen? Đếm được trên đầu ngón tay 

Ai đã là kim chỉ nam và tạo niềm tin cho ông? 

Sidney Poittier. Ông ấy như là ngọn hải đăng mà anh luôn luôn nhìn thấy và chỉ hướng cho anh. Tôi đọc một bài phỏng vấn dài về ông ấy, trong đó ông kể lại ông đã đến NewYork bằng cách nào và đã bắt đầu với công việc rửa chén. Ông đã khổ nhọc rèn luyện để phát âm chuẩn giọng Anh như thế nào, ông ấy là người Bahamas, tôi gốc Mississipi và có giọng địa phương khá nặng. Có những điểm tương đồng giữa chúng tôi, tôi xem ông ấy như là một người đỡ đầu cho tôi, dù ở phương trời xa. Đến mãi sau này tôi mới gặp được ông ta. Chúng tôi hiện là bạn thân và tôi mang ơn ông ấy suốt đời 

Ông cũng đã bỏ Hollywood và trở về New York. Và nhận vai đầu tiên trong phim “The Nigger Lovers”. Ngày nay hẳn thiên hạ sẽ không gọi như thế nữa 

Không, ngày nay người ta sẽ đặt tựa là “N – word – Lovers” 

Từ “Nigger” thời xưa có là một khiêu khích không? 

Không, từ này không mang tính khiêu khích. Richard Pryor, danh hài da đen dựng và dùng từ này cho suốt cuộc đời sân khấu của ông. Và chúng tôi rất lấy làm thích thú. Rồi bỗng một ai đó quyết định rằng, không nên dùng từ này nữa. Nay thì người ta dùng một từ chính xác hơn: ‘Afroamerican’, ai muốn hiểu sao thì hiểu. Tôi ghét đắng chữ này. Tôi dính dáng gì đến châu Phi? Từ bao giờ? 

Thì bởi nguồn gốc ông là Africa. 

Gốc gác tôi từ khắp nơi. Ông cố ông tổ tôi người da trắng, ông không là dân Phi châu, ông là người Pháp 

Ông tự gọi mình thế nào? 

Black. Da đen 

Lần đầu đến Hollywood dựng sự nghiệp ông bị thất bại. Vì sao? Vì dân da đen không nhận được vai diễn? 

Không những vậy. Nội dung tất cả phim ảnh đều kì thị chủng tộc. Tôi nhớ lại một cuộn phim khoa học giả tưởng ngắn: Nhân loại bị tận diệt, một cuộc chiến tranh toàn cầu đã xảy ra. Chỉ có một số ít sống còn. Và dân sống sót toàn giống da trắng. Không người Á châu, không người da đỏ, không người da đen. Quan điểm của tôi: Đấy không là một trường hợp kì thị chủng tộc có ý thức, không là một cố tình 

Có bao giờ có một kì thị chủng tộc vì nhầm lẫn không? 

Có tình huống kì thị chủng tộc vô thức. Khi anh thuật một mẩu chuyện, anh chỉ viết xuống những gì anh sống và nhận biết. Anh không biết gì về cuộc sống dân da đen, làm sao anh viết về người da đen? Vì thế hôm nay tôi muốn nhắn: Hãy ngừng lại, đừng tấn công nữa vào số người chỉ viết được về cuộc sống và từng trãi của họ và đã không nhắc nhở gì đến bạn. Bạn làm ơn hãy viết xuống câu chuyện của đời bạn, về cuộc sống của bạn, những kinh qua của bạn. Và ngừng lại, đừng than vãn nữa! 

Nhưng ông sẽ khuyên nhủ gì người dân ở Ferguson? Ngừng lại! Đừng than vãn nữa? 

Tôi là ai, để có thể khuyên bảo họ? Nếu họ hành động theo niềm tin của trái tim họ, điều ấy hoàn toàn đúng đắn. Dĩ nhiên sẽ có nhiều kẻ cơ hội và nghĩ rằng đây là một dịp may để theo đóm ăn tàn, để quậy phá vô tôi vạ. Và cũng sẽ có những kẻ nóng nảy nông nổi hơn những người khác, sẽ đập phá cửa hàng, đốt xe gây bạo động với suy nghĩ, chả có ai biết, ai nhìn. Tôi không bao giờ bị lôi kéo bởi đám đông. Tôi không thể giải thích nổi. Đấy là một điều xấu xa 

Ông cũng hiểu và biết rằng một khi cơn giận bùng nổ, sẽ đẫn đến bạo động, thượng tay, hạ chân 

Vâng. Nhưng chúng ta không thể chấp nhận điều ấy.Anh không được dùng sự giận dữ để thách thức luật pháp, tạo cho họ có quyền bắn anh và tuyên bố rằng: Chúng tôi bắt buộc phải bắn, vì mạng sống chúng tôi bị đe doạ 

Ông có cảm thông với sự giận dữ này không? 

Tôi dĩ nhiên rất hiểu sự bất mãn về những sự việc xảy ra trên đất nước này. Cảnh sát da trắng bắn chết dân da đen. Hoặc ngay gần đây một gã ở Michigan đơn giản bắn chết cô gái da đen chỉ vì cô ta gõ cửa nhà hắn vào lúc bốn giờ sáng. Da trắng bắn chết da đen. Thử nghĩ nếu ngược lại, thủ phạm đã bị giam ngay vào khám. Khỏi phải bàn 

Vì sao có bất công này? 

Vì sắc màu của luật pháp. Ngay sau cái chết của Trayvon Martin … 

… Cậu thanh niên 17 tuổi bị bắn chết ở Florida cách đây hai năm … 

… một phụ nữ da đen cầm súng bắn chỉ thiên, chỉ muốn cảnh cáo người chồng đang lên cơn bạo hành đánh phá. Cô ta bị giam ngay vào khám. Ở Florida có điều luật tự vệ – “Stand-your-ground”- luật này bào chữa cho việc giết người da đen của dân da trắng, nhưng không có hiệu lực cho người da đen 

Có hi vọng thay đổi chăng? 

Ở Ferguson đã có một ít thay đổi. Chúng ta phải thay đổi theo như vậy ở khắp nơi 

Ông muốn nói đến viên Đại uý da đen Ron Johnson, sau nhiều ngày trôi qua mới được điều về nắm trách nhiệm an ninh thành phố? 

Đúng, phải có nhiều người da đen hơn nữa trong Cảnh sát, trong chính trường, mọi nơi. Chúng tôi cần một có thế đứng công bằng. Và một luật pháp đa dạng hơn. Không thể để mọi việc cứ màu trắng mãi 

Ngay sau sự việc ở xảy ra ở Ferguson tại sao không thấy ông lên tiếng? Tại sao có quá ít thân hào nhân sỉ da đen lên tiếng về sự kiện này? 

Tôi không thuộc mẫu người có thể lấy kiện hàng trái cây dùng làm bục gỗ, leo lên đứng để diễn thuyết trước đám đông về chính trị hoặc về vấn đề kì thị chủng tộc. Tôi nghĩ sẽ mang đến nhiều kết quả hơn nếu tôi mổ xẻ vấn đề ấy trong lãnh vực ngành nghề của tôi. 

Thí dụ, diễn xuất hoàn hảo hình tượng tiêu biểu mẫu người da đen. 

Không, tôi không bao giờ làm thế 

1987 ông đóng vai một gã ma cô da đen trong phim “Street Smart” 

Đấy không thể nào gọi là tiêu biểu được 

Không ít người đánh giá việc ông diễn vai người tài xế già trung thành cho một goá phụ giàu có trong phim “Driving Miss Daisy” là khúm núm, quỵ luỵ. 

Đúng, nhiều người tưởng rằng tôi là ‘chú Tom’. Dĩ nhiên bao giờ cũng có một số người không thể hiểu. Thật ra đấy là một câu chuyện tuyệt vời 

Ông không bao giờ chấp nhận một dĩ hoà? Thoả hiệp nửa vời? 

Lúc mới vào nghề, tôi nằm trong một nhóm kịch bỏ túi ở San Francisco. Màn diễn thứ hai của chúng tôi là một ca nhạc kịch, “Little Mary Sunshine”. Trong đó có vai một ông da trắng nhân từ và vai một tay da đỏ hung bạo, tôi được giao diễn vai tay da đỏ. Tôi nói: OK. Ngày tổng dợt cuối, bà đạo diễn bảo tôi: Màn cuối cùng anh cầm cờ và phất. Và tôi trả lời: Không. Tôi không bao giờ đóng vai một người da đỏ cầm phất lá cờ Mĩ. Và tôi bỏ đi. Những thoả hiệp nửa vời như vậy tôi sẽ không bao giờ chấp nhận 

Từ vai da đỏ hung bạo ông nay đã trở thành người cha của những người cha, một chuẩn mực đạo hạnh. 

Hollywood bao giờ cũng muốn chia hạng phân cấp anh, đó là bản chất của họ, bảo thủ và nghi ngại. Tôi hiện là một hồ sơ trong hộc tủ của một ông da trắng đáng kính. Tôi nên nói sao đây. Toàn là những vai tuyệt vời: Vai Chúa Trời, vai Tổng thống nuớc Mĩ – tại sao lại từ chối! 

Ông là người đi truớc thời đại. 

Obama sẽ nói: Tôi đã dọn con đường 

Vai một da đen mẫu mực đức độ cũng là một hình thức kì thị chủng tộc vậy? Người da đen là con người chân thiện đời đời, Chớ có đụng vào … 

Vâng, có thể suy diễn như thế. Nhưng tình thật, nếu suy diễn như thế là bất công 

Trong phim ông thường đóng chung với phụ nữ da trắng. Tôi nhớ không lầm, là ông chưa bao giờ có một mối tình hoặc thậm chí có một màn quan hệ chăn gối với họ? dưới mắt nhìn của một Hollywood bảo thủ, chuyện này quá trớn hay sao? 

Thời gian đầu có thể là vậy. Nhưng trong phim “Moll Flanders” tôi lập gia đình với một người da trắng, trong “Feast of Love“, chính Jane Alexander là vợ tôi. Và mới đây trong một phim tôi vừa đóng, tôi có vụng trộm với một nàng da trắng. Nhưng nói thật với anh: Tôi đóng những màn này chả hứng thú chút nào 

Sao vậy?

Thì bởi, chỉ được ăn toàn là bánh vẽ cả thôi. Không có thật

Hoàn toàn cảm thông. 

Rồi thì hàng ngàn tư thế phải diễn thử, đạo diễn cùng một đám kĩ thuật viên, thu hình, thu thanh đứng quanh, màn ái ân, cái đam mê giả tạo – khô khan 

Nước Mĩ có một Tổng thống da đen gần sáu năm nay. Thế mà nạn kì thị chủng tộc trên xứ sở này vẫn hiện hữu như xưa. 

Obama được đắc cử, không có nghĩa là ai ai trên đất nước này cũng ôm chầm lấy ông để mừng rỡ. Có rất nhiều, rất nhiều người muốn quay ngược lại bánh xe lịch sử. Vẫn còn hiện hữu những nhóm vũ trang người da trắng thường xuyên bí mật luyện tập để chiến đấu chống chính quyền. Có một thời gian dài tôi thật sự lo sợ, một số người sẽ ám sát Tổng thống 

Năm 1989 chính ông đóng trong cuốn phim lịch sử bi hùng “Glory”, nói về thời kì nô lệ. Trong vòng hai năm qua có một loạt phim Hollywood mang đề tài này. Những phim này có mang lại hiệu quả nào không? 

Đương nhiên những phim như thế chẳng mang lại một kết quả nào. Tôi sống tại Mississipi. Và trên nóc dinh Thống đốc ngọn cờ Liên minh vẫn còn bay … 

… là ngọn cờ Nam quân trong nội chiến, chống đối lại việc bãi bỏ nô lệ 

… ở đó 150 sau ngày chấm dứt cuộc nội chiến, lá cờ vẫn bay. Đó là một phản bội! 

Ông tham gia tranh đấu để biểu tượng này của chính sách nô lệ phải được gỡ đi. 

Đúng, và chúng tôi sẽ thành công. Chúng tôi sẽ chuyển đổi màu đỏ của Mississipi … 

… màu đỏ biểu tượng cho phe Cộng hoà … 

… trở thành màu xanh Dân chủ. Ít ra là màu tím! Anh tưởng tượng nổi không, Hạ viện Tiểu bang này đã bỏ phiếu chống Obamacare. Không một dân cư nào trên đất nước này cần gấp đến Bảo hiểm sức khoẻ bằng người dân Tiểu bang Mississipi. 

Sao họ không bỏ phiếu cho một chính phủ tranh đấu cho nhu cầu của họ 

Bởi phần đông dân số đui điếc đối với chính trị. Ở đây hệ thống giáo dục tệ hại nhất, thu nhập thấp nhất, không nắm hiểu được giáo dục và học vấn quan trọng đến thế nào. Niềm tin duy nhất của tôi là thế hệ trẻ sẽ nắm hiểu điều này và thay đổi. 

Hồi nãy ông tuyên bố đấu tranh chính trị không phải là con đường ông chọn. Giờ đây phát biểu của ông đậm màu chính trị. 

Tôi chỉ muốn nơi tôi sinh sống phải là nơi mà tôi thích thú sống 

Sao ông không chịu ở lại New York, thành phố đã đem danh vọng đến cho ông? 

Sau 27 năm tôi ớn New York, những bê tông, những lồng sắt, mà ta phải sống trong đó. Tôi từ giã thành phố NY vào thập niên 80, khi mà làn sóng chỉnh trang đô thị bắt đầu. Tôi được sống giữa một cộng đồng lối xóm tuyệt diệu ngay khu ‘upper-side’ (dãy đất nằm bên phải Central Park – ND), kia là ông Tàu giặt ủi, nọ là chú thợ giầy người Puerto Rico, đây là lão hàng thịt Do thái. Mọi sắc dân sống yên bình với nhau. Bỗng nhiên tất cả tan rã. Người người dọn đi nơi khác, rất nhiều trở thành dân không nhà. Tôi cũng phải đi thôi. 

Khi trở về mảnh đất thời niên thiếu, có lẽ ông không còn nhận thấy những ngăn chận những chà đạp nữa? 

Anh có biết tại sao không? Bởi tôi trở về trong giàu có. Đó là sự khác biệt, nhất là đối với dân da đen. Giàu có cho ta sự linh động. Tôi sống giữa một cộng đồng nhỏ, có nguyên cả một sân golf riêng. Tôi mê golf, nhưng không một ai một lần nào mở miệng mời tôi đến chơi. Thế thì tôi đến cách đấy vài khu dân cư, gia nhập vào một Hội golf khác, nơi tôi được vui vẻ đón tiếp. 

Chính trường lớn có lôi cuốn ông? 

Xin Chúa tha tôi! Anh không trông thấy Obama già nhanh như thế sao? 

Đâu phải Nguyên thủ quốc gia nào cũng vậy. Ông hãy nhìn vào nữ Thủ tướng của chúng tôi đi. 

Angela Merkel đâu phải băn khoăn để cứu vững toàn cầu. Anh hãy nhìn Bill Clinton đi, tay ông bắt đầu run rẩy. Ông ta vừa tuyên bố mới đây: điều đeo đuổi ông mãi là ông đã không ngăn cản được trận diệt chủng ở Ruanda năm 1994. Giờ đây chúng ta có một lịch sử lập lại ở Syria và Iraq. Đây đúng là một kì thị chủng tộc thật sự, bởi nó đang tiến đến tận diệt. So với vấn đề này thì những gì chúng ta trông thấy ở Mĩ chỉ là một hình thái nhẹ của sự ích kỉ, thiếu dung tha, thiếu độ lượng.

 
Nguồn bài đăng
 
0