Khoa Luật - ĐH Quốc gia Hà Nội tuyển sinh cao học năm 2014
Các chuyên ngành đào tạo thạc sĩ và môn thi tuyển khoa Luật - ĐH Quốc gia Hà Nội năm 2014: STT Chuyên ngành Các môn thi tuyển Môn cơ bản Môn cơ sở Ngoại ngữ 1 Lý luận và lịch ...
Các chuyên ngành đào tạo thạc sĩ và môn thi tuyển khoa Luật - ĐH Quốc gia Hà Nội năm 2014:
STT |
Chuyên ngành |
Các môn thi tuyển |
||
Môn cơ bản |
Môn cơ sở |
Ngoại ngữ |
||
1 |
Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật Mã số: 60 38 01 01 |
Triết học Mác -Lênin |
Lý luận chung về nhà nước và pháp luật |
Ngoại ngữ |
2 |
Luật dân sự và tố tụng dân sự Mã số: 60 38 10 03 |
|||
3 |
Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số: 60 38 01 04 |
|||
4 |
Luật kinh tế Mã số: 60 38 01 07 |
|||
5 |
Luật quốc tế Mã số: 60 38 01 08 |
* Môn thi Ngoại ngữ gồm 5 thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc; thi theo hình thức trắc nghiệm, một đề thi chung cho cả hai trình độ đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ. Mức điểm xét tuyển của môn Ngoại ngữ: từ 50/100 điểm trở lên đối với trình độ thạc sĩ.
* Hồ sơ chuyên môn được Tiểu ban chuyên môn đánh giá và cho điểm trên cơ sở: Kết quả học tập ở trình độ cử nhân hoặc thạc sĩ; thành tích nghiên cứu khoa học (qua bài báo và giải thưởng khoa học); kết quả trình bày bài luận về dự định nghiên cứu; năng lực ngoại ngữ (qua các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế); kinh nghiệm hoạt động chuyên môn; ý kiến nhận xét, đánh giá và mức độ ủng hộ trong hai thư giới thiệu.
Thời gian thi tuyển
- Đợt 1: thi tuyển vào các ngày 12 và 13/04/2014
- Đợt 2: thi tuyển vào các ngày 13 và 14/09/2014
Thời gian đào tạo: 2 năm
Yêu cầu về môn ngoại ngữ:
- Thí sinh có Chứng chỉ ngoại ngữ xác nhận trình độ dự tuyển đào tạo sau đại học ở ĐHQGHN có thể nộp để được xét công nhận đủ điều kiện Ngoại ngữ trong kỳ thi tuyển sinh sau đại học năm 2014.
- Thí sinh chưa có Chứng chỉ ngoại ngữ xác nhận trình độ dự tuyển đào tạo SĐH ở ĐHQGHN phải đăng kí dự thi môn ngoại ngữ trong cùng đợt tuyển sinh mức điểm từ 50/100 điểm trở lên.
Điều kiện dự tuyển đào tạo thạc sĩ
Thí sinh dự tuyển vào chương trình đào tạo thạc sĩ phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
a) Có lí lịch bản thân rõ ràng, hiện không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Có bằng tốt nghiệp đại học ngành đúng (hoặc phù hợp) với chuyên ngành đăng kí dự thi; hoặc có bằng tốt nghiệp đại học hệ chính quy ngành gần với ngành có chuyên ngành đăng kí dự thi, đã học bổ túc kiến thức tại Khoa Luật, ĐHQGHN để có trình độ tương đương với bằng tốt nghiệp đại học ngành có chuyên ngành dự thi;
c) Có ít nhất một năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực chuyên môn phù hợp với chuyên ngành đăng kí dự thi (tính từ ngày kí quyết định công nhận tốt nghiệp đại học đến ngày dự thi), trừ người có bằng tốt nghiệp đại học đạt loại khá trở lên, ngành đúng (hoặc phù hợp) với chuyên ngành đăng kí dự thi;
d) Có đủ sức khỏe để học tập;
e) Nộp đầy đủ, đúng thủ tục, đúng thời hạn các văn bằng, chứng chỉ, giấy tờ và lệ phí dự thi theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội và của Khoa Luật.
Chính sách ưu tiên:
- Người dự thi thuộc một trong những đối tượng sau được ưu tiên trong tuyển sinh đào tạo sau đại học:
- Có thời gian công tác hai năm liên tục trở lên (tính đến ngày dự thi) tại các xã thuộc vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn ở các địa phương thuộc miền núi, vùng cao, vùng sâu, hải đảo theo quy định của Chính phủ;
- Thương binh, bệnh binh, người có giấy chứng nhận được hưởng chính sách như thương binh;
- Anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động, người có công với cách mạng;
- Người dân tộc thiểu số ở những vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.
- Các đối tượng ưu tiên phải có đủ các giấy tờ minh chứng hợp lệ theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội và phải nộp đầy đủ, đúng thời hạn cùng với hồ sơ đăng kí dự thi. Các đối tượng được ưu tiên theo điểm a, Mục 6.1 phải có quyết định tiếp nhận công tác hoặc biệt phái công tác của cấp có thẩm quyền và xác nhận của chính quyền địa phương nơi công tác.
- Thí sinh dự thi thuộc đối tượng ưu tiên được cộng thêm 10 điểm (thang điểm 100) cho môn ngoại ngữ và 1 điểm (thang điểm 10) cho môn cơ bản. Người thuộc nhiều đối tượng ưu tiên chỉ được hưởng một lần ưu tiên.
* Một số điểm cần lưu ý khi nộp hồ sơ đăng ký dự thi
-
Các đối tượng sử dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp lệ trong các kì thi tuyển sinh sau đại học ở ĐHQGHN sẽ không được tham gia dự thi trong năm đó và 2 năm tiếp theo.
-
Việc xác định đối tượng ưu tiên phải được thực hiện tại thời điểm nhận hồ sơ đăng kí dự thi.
- Thí sinh nộp đầy đủ, đúng thủ tục, đúng thời hạn các văn bằng, chứng chỉ, giấy tờ và lệ phí dự thi theo qui định của ĐHQGHN và Khoa Luật.
Hồ sơ đăng kí dự thi: theo mẫu tại Khoa Luật, ĐHQGHN
Thời gian phát hành hồ sơ: từ ngày 17/02/2014
-
Đợt 1: từ ngày 17/02/2014 đến hết ngày 06/03/2014
-
Đợt 2: từ ngày 01/07/2014 đến hết ngày 05/08/2014
Thời gian nhận hồ sơ:
-
Đợt 1: từ ngày 20/02/2014 đến hết ngày 07/03/2014
-
Đợt 2: từ ngày 01/07/2014 đến hết ngày 08/08/2014
Thời gian hướng dẫn ôn tập (học ngoài giờ hành chính)
-
Đợt 1: từ ngày 01/03/2014 đến ngày 10/04/2014
-
Đợt 2: từ ngày 01/08/2014 đến ngày 31/08/2014
Lệ phí tuyển sinh:
Theo Thông tư Liên tịch số 21/2010/TTLT-BTC-BGDĐT ngày 11/02/2010 của Liên Bộ Tài chính- Bộ GD&ĐT quy định chế độ thu và sử dụng phí dự thi, dự tuyển (lệ phí tuyển sinh) đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp; Thông tư Liên tịch số 25/2013/TTLT-BTC-BGDĐT ngày 08/03/2013 của Liên Bộ Tài chính- Bộ GD&ĐT về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 21/2010/TTLT-BTC-BGDĐT ngày 11/02/2010 và hướng dẫn hiện hành của ĐHQGHN.
-
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Phòng Quản lý Đào tạo và Khoa học, Khoa Luật, ĐHQGHN.
Địa chỉ: Phòng 104, nhà E1, ĐHQGHN - 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội.
Điện thoại: 043.754.6674 hoặc truy cập Website: law.vnu.edu.vn.
Tuyensinh247 Tổng hợp
>> Đại học Công Nghệ - ĐH Quốc gia Hà Nội tuyển sinh cao học năm 2014 đợt 1