Khi nào thì trẻ mọc răng và dấu hiệu nhận biết trẻ mọc răng
Trẻ mọc răng từ 6-7 tháng tuổi cho đến khi 3 tuổi. Tùy vào cơ địa của từng trẻ, có trẻ mọc sớm có trẻ mọc muộn.Nhưng hầu hết các trẻ 3 răng hàm mới được hoàn thiện đầy đủ. Mọc răng là khoảng thời gian trẻ bước sang giai đoạn mới với những chuyển biến về tâm sinh lý. Trong khoảng thời gian ...
Trẻ mọc răng từ 6-7 tháng tuổi cho đến khi 3 tuổi. Tùy vào cơ địa của từng trẻ, có trẻ mọc sớm có trẻ mọc muộn.Nhưng hầu hết các trẻ 3 răng hàm mới được hoàn thiện đầy đủ. Mọc răng là khoảng thời gian trẻ bước sang giai đoạn mới với những chuyển biến về tâm sinh lý.
Trong khoảng thời gian trẻ mọc răng. Các bậc cha mẹ phải chú ý tình trạng sức khỏe của trẻ. Dưới đây là những dấu hiệu trẻ mọc răng và cách chăm sóc tốt nhất cha mẹ cần phải biết.
-
Sốt khi trẻ mọc răng
- Sốt là biểu hiện đầu tiên của việc moặc răng. Đây là dấu hiệu thường thấy ở trẻ nhỏ. Khi trẻ mọc răng các mẹ cần phải chú ý sát sao thân nhiệt để đảm bảo an toàn cho trẻ.
- Nếu trẻ sốt nhẹ ở mức bình thường. Nhiệt độ cơ thể bé < 39°C thì mẹ có thể thực hiện những phương pháp hạ sốt dân gian cho bé tại nhà. Như là mặc cho trẻ quần áo thoải mái cho bé. Nhưng tuyệt đối không được chườm lạnh cho trẻ.
- Nếu nhiệt độ cơ thể trẻ sốt trên 39°C. Thì lúc này mẹ nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt. Nhưng phải có sự hướng dẫn và kê đơn của bác sĩ.
- Tuy nhiên, nếu tình trạng sốt cao vẫn kéo dài. Cha mẹ hãy mang trẻ tới phòng khám ngay lập tức để có hướng điều trị kịp thời.
-
Trẻ mọc răng thường chảy nước dãi
- Mặc dù đến tháng thứ 6-7 trẻ mới xuất hiện những cái răng đầu tiên. Tuy nhiên ở tháng thứ 4 trẻ đã có hiện tượng chảy nước dãi quanh miệng.
- Điều này chính là sinh lý bình thường khi trẻ mọc răng. Do vậy, các mẹ đừng quá lo lắng. Có thể sử dụng vải mềm lau nước dãi cho bé. Tốt nhất nên quàng cho bé nhà bạn chiếc khăn nhỏ quanh cổ để tiện lau nước dãi.
Khi trẻ mọc răng, do mầm răng nhú lên khiến cho lợi bị kích thích, ngứa ngáy. Lúc này trẻ thường cho tay vào miệng. Hoặc sử dụng những đồ vật xung quanh để cắn. Để đảm bảo vệ sinh an toàn cho bé cũng như là tránh tình trạng bé bị hỏng nướu lợi. Lúc này mẹ nên sử dụng những đồ chơi dành riêng cho bé. Hoặc sản phẩm dành riêng cho bé gặm nướu lợi chuyên dụng.
Lưu ý: Vì ngứa lợi nên bé có thể cắn ti mẹ khi bú. Tốt nhất mẹ có thể sử dụng những sản phẩm trợ ti nếu như bị bé cắn thường xuyên khi bú.
-
Trẻ ho
- Ho là dấu hiệu thường thấy nhất. Nguyên nhân trẻ bị ho là do bé nhà bạn chảy nhiều nước dãi.
- Nếu chỉ ho thông thường và không kèm theo sốt hay khó thở thì các mẹ đừng lo lắng, hãy thực hiện với những phương pháp dân gian để khắc phục ho cho bé.
Tuy nhiên, nếu có triệu chứng lạ hoặc ho nặng. Nếu trẻ dặn để ho thì tốt nhất cha mẹ nên đưa trẻ đi khám. Vì nếu để lâu dài có thể sẽ ảnh hưởng đến hệ hô hấp bên trong của trẻ.
- Trẻ bỏ ăn
- Trẻ mọc răng luôn có cảm giác khó chịu và mệt mỏi trong người. Lúc này bé thường bỏ ăn, bỏ bú. Lúc này mẹ nên kéo dài thời gian giữa các cữ bú. Hoặc kéo dài thời gian bữa ăn dặm cho bé. Để bé có cảm giác đói và thèm ăn.
- Nhưng nếu bé nhà bạn vẫn biếng ăn và không bú. Dẫn đến tình trạng sút cân. Lúc này mẹ nên đưa đến gặp bác sĩ để có hướng khắc phục kịp thời. Tránh tình trạng suy dinh dưỡng sau này ở trẻ.
- Trẻ quấy khóc thường xuyên
- Khi mọc răng, trẻ thường có cảm giác khó chịu. Bứt rứt trong người nên trẻ thường quấy khóc. Quá trình mọc răng ở mỗi trẻ là khác nhau. Không phải trẻ nào cũng quấy khóc như các mẹ đều nghĩ.
- Khi trẻ quấy khóc thường xuyên mẹ cần phải dỗ trẻ, ru cho trẻ ngủ. Hoặc sử dụng những đồ chơi, âm thanh lạ. Kích thích sự tò mò của trẻ để trẻ quên đi cảm giác khó chịu, bứt rứt, ngứa ngáy trong lợi.
Đó là những dấu hiệu thường gặp khi trẻ mọc răng. Các mẹ đừng quá lo lắng về điều này vì điều này chỉ trong quá trình mọc răng, hết khoảng thời gian ủ răng bé lại trở về hoạt động bình thường, lại ăn ngon và vui vẻ khỏe mạnh. Hy vọng những dấu hiệu và bí quyết chăm sóc khi trẻ mọc răng sẽ có ích cho các mẹ chăm sóc bé yêu của mình ở nhà.