Phân tích nghệ thuật tạo hình trong bài thơ Nhớ rừng
Đề bài: Phân tích nghệ thuật tạo hình trong bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ Bài làm Người có công dựng thành nền Thơ mới ở xứ này cũng như một Chúa sơn lâm. Chính con hổ Nhớ rừng đã làm nên Thế Lữ... Thế Lữ đã tạo hình con hổ nhớ rừng bằng hội họa của thơ, của trường phái lãng mạn. Vì thế, Nhớ rừng vừa ...
Đề bài: Phân tích nghệ thuật tạo hình trong bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ Bài làm Người có công dựng thành nền Thơ mới ở xứ này cũng như một Chúa sơn lâm. Chính con hổ Nhớ rừng đã làm nên Thế Lữ... Thế Lữ đã tạo hình con hổ nhớ rừng bằng hội họa của thơ, của trường phái lãng mạn. Vì thế, Nhớ rừng vừa là một khúc trường ca dữ dội thể hiện tâm trạng vĩ đại của chúa rừng vừa là một họa phẩm hoành tráng nổi bật bằng câu chữ hình tượng chúa tể cả muôn loài. Tiếng việt trong Thơ mới đang ...
Đề bài: của Thế Lữ
Bài làm
Người có công dựng thành nền Thơ mới ở xứ này cũng như một Chúa sơn lâm. Chính con hổ Nhớ rừng đã làm nên Thế Lữ...
Thế Lữ đã tạo hình con hổ nhớ rừng bằng hội họa của thơ, của trường phái lãng mạn. Vì thế, Nhớ rừng vừa là một khúc trường ca dữ dội thể hiện tâm trạng vĩ đại của chúa rừng vừa là một họa phẩm hoành tráng nổi bật bằng câu chữ hình tượng chúa tể cả muôn loài. Tiếng việt trong Thơ mới đang hối hả, ráo riết đi tìm mình, đến Nhớ rừng, đá tìm thấy cái tiết điệu của nó. Chỉ hai câu: Nào đâu những đêm vàng... uống ánh trăng tan cũng đủ sức mạnh của một tuyên ngôn bênh vực cho thơ mới. (Vũ Đình Liên)
Thật ấu trĩ nếu cho rằng nội dung yêu nước mới là nội dung đích thực, đáng kể nhất của bài thơ. Bi kịch của con hổ không chỉ là bi kịch của con hổ, không chỉ là bi kịch của riêng Thơ mới mà là bi kịch của thời đại ấy: Bi kịch sống mòn. Thế Lữ đã kí thác vào hình tượng con hổ bị cầm tù trong vườn bách thú vẫn ôm trong lòng niềm uất hận ngàn thâu, vẫn đương theo giấc mộng ngàn to lớn — nỗi niềm của thế hệ mình, thời đại mình: mối bất hòa với thực tại. Sống giữa quê hương, sống trong hiện tại mà luôn muốn thoát li khỏi hiện tại. Tâm trạng của con hổ cũng là tâm trạng của họ. Nhớ rừng là nhớ tiếc tự do, nhớ thời oanh liệt, nhớ cái cao cả... tất cả xuất phát từ cái phản ứng dữ dội với thực tại tù túng, trói buộc, tầm thường, giả dối, vô vị...
Toàn bộ ý nghĩa cuộc đời là ở rừng. Đánh mất rừng là đánh mất mình. Hằng ngày cứ thấy mình bị tầm thường hóa đi mà đành bất lực. Khao khát rừng là khao khát của chính mình! Đó là khát vọng của cái tôi đòi giải phóng. Nhưng đằng sau những cái riêng kì vĩ, to lớn, hùng mạnh của chúa sơn lâm ta vẫn thấy cái chung của tâm trạng con người. Nhớ rừng nghiêng về nỗi sầu nhân thế. Tâm trạng của con hổ là tâm trạng của anh hùng thất thế bi tráng. Lời than đầy hùng tâm tráng khí không chỉ làm rung chuyển rừng già mà còn làm rung động muôn con tim thời đại ấy.
Ai chẳng có một thời oanh liệt của riêng mình! Đó là đoạn đời huy hoàng chói lọi, đầy ý nghĩa nhất cuộc đời. Nếu là người luôn khát sống thì rồi cũng có lúc ngấm nỗi sầu nhân thế, thất thế, để rồi cất lên tiếng than u uất của chúa rừng. Trong mỗi người đều tiềm ẩn cái tiếng than nhân bản này. Nói tâm trạng của con hổ vĩ đại chính là vì thế.
Bút pháp tạo hình lãng mạn của Thế Lữ ở đây chủ yếu là khắc họa cái phi thường bằng cách tương phản đối lập giữa cái phi thường và cái tầm thường. Đặt chúa sơn lâm ở trung tâm bức tranh và tất cả đều được nhìn qua mắt của y. Vì thế, tất cả đều trở nên tầm thường: người ngạo mạn, mắt lé, gâu dở hơi, báo ươn hèn, nô lệ... tạo vật, vũ trụ cũng tầm thường vô nghĩa. Càng như vậy, thì hình ảnh chúa sơn lâm càng trở nên kì vĩ. Mãnh thú là chúa tể của muôn loài trong xứ sở của mình nhưng đến bộ tứ bình này, nó đã trờ thành chúa tể của cả vũ trụ.
Thật ra dùng tứ bình chưa phải là điều gì thật mới, thật riêng. Điều đáng nói là bộ tứ bình tự họa của một con hổ, khái quát trọn vẹn một thời oanh liệt của chúa sơn lâm. Bốn bức tranh là bốn nỗi hoài niệm, tiếc nuối, uất hận; bốn câu hỏi mà giọng điệu ngày càng tăng tiến gay gắt, dữ dằn. Đó là nỗi than tiếc ngậm ngùi, là lời chất vấn quá khứ oai linh. Hình ảnh con hổ trong hoàng hôn đỏ máu thật oai hùng lẫm liệt như bạo chúa. Mấy tiếng lênh láng máu gợi ra cảnh chiến trường tàn bạo. Nhưng đó là màu của mặt trời. Đó là màu thời gian và kỉ niệm. Chữ chết làm khối cầu lửa trở thành một sinh thế - một con thú cuồng điên. Chữ mảnh là hình ảnh mặt trời trong con mắt ngạo mạn và kinh miệt của hổ. Sự gay gắt trong giờ phút hấp hối dường như càng làm cho chúa sơn lâm khinh bỉ. Trong vũ trụ này chỉ có một đối thủ được hổ xem là kì phùng địch thủ: vầng thái dương! trong cuộc tranh chấp, phần thắng vẫn thuộc về loài cọp. Ba tiếng mảnh mặt trời đã hoàn toàn hạ gục đối thủ, làm cho mặt trời cũng trở nên thảm hại. Bằng chiến công chói lọi này, tác giả đã nâng mảnh thú lên tầm vóc vũ trụ, kì vĩ nhất trong những cái kì vĩ của vũ trụ này.
Đến câu thơ: Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt, thì bàn chân ngạo nghễ của hố như dã giẫm đạp lên bầu trời và cái bóng của hố cơ hồ dã trùm kín cả vũ trụ. Và Để ta chiếm lấy phần bí mật, thì nó đã tỏ rõ cái oai linh của kẻ thống trị cả vũ trụ. Sự phi thường, kì vĩ đã lên tới tột bậc, vô biên!
Nhưng tất cả giọng điệu tráng ca hào hùng, bút pháp cường điệu khoa trương đặc thù của chủ nghĩa lãng mạn. Sự phù hợp tuyệt vời giữa đối tượng mô tả và nghệ thuật mô tả đã chắp cánh cho thơ Thế Lữ bay lên dõng dạc, đường hoàng như một khúc trường ca dữ dội.