24/05/2018, 16:13

Khái quát về thị trường tiêu thụ và phát triển thị trường tiêu thụ ở các công ty sản xuất kinh doanh

Khái niệm Công ty sản xuất kinh doanh: “Công ty sản xuất kinh doanh là tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân thực hiện sản xuất cung ứng trao đổi hàng hóa trên thị trường theo nguyên tắc tối đa hoá lợi ích người tiêu ...

Khái niệm Công ty sản xuất kinh doanh:

“Công ty sản xuất kinh doanh là tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân thực hiện sản xuất cung ứng trao đổi hàng hóa trên thị trường theo nguyên tắc tối đa hoá lợi ích người tiêu dùng, thông qua tối đa hoá lợi ích chủ sở hữu về tái sản xuất của Công ty đồng thời kết hợp một cách hợp lý các mục tiêu xã hội”.

Vai trò và chức năng của Công ty sản xuất kinh doanh:

Sự ra đời và tồn tại và phát triển của Công ty sản xuất kinh doanh có vai trò rất lơn đối vời kinh tế xã hội của đất nước, nó góp phần nâng cao trình độ xã hội, đổi mới tư duy tổ chức và vận hành hệ thống kinh tế xã hội, đáp ứng rất nhiều yêu cầu cấp bách của xã hội.

Chức năng chủ yếu của Công ty sản xuất là sản xuất tạo ra những sản phẩm hàng hóa cung cấp cho thị trường nhằm đáp ứng thoả mãn yêu cầu của xã hội. Đặc trưng cơ bản của Công ty sản xuất là nó sáng tạo ra giá trị và gía trị sử dụng của hàng hóa, do vậy nó làm tăng thu nhập quốc dân. Tuy nhiên trong nền kinh tế thị trường hiện nay để Công ty sản xuất tồn tại và phát triển các nhà sản xuất phải quan tâm tới các yếu tố đầu ra bời vì thời đại ngày nay đầu ra quyết định đầu vào.

Để sản xuất ra một sản phẩm Công ty cần phải sử dụng bởi các phương tiện vật chất, tài chính, nhân sự,… sử dụng các phương tiện này sẽ buộc các Công ty phải có chi phí như tiền mua máy móc, nguyên vật liệu, tiền thuê cơ sở Công ty phải trả lương cho người lao động hay thuế phải nộp cho ngân sách. Tất cả những chi phí này khiến cho Công ty phải chịu giá thành. Và mục tiêu của Công ty là kiếm lợi nhuận, bởi vậy Công ty phải thu lại số tiền lờn hơn toàn bộ chi phi sản xuất và mang sản phẩm tới tay người tiêu dùng, Công ty cần có một chiến lược Marketing phù hợp với thị trường để đạt được mục tiêu của mình.

Khái niệm và chức năng của thị trường.

Khái niệm thị trường:

Thị trường được hiểu một cách đơn giản là bao gồm các yếu tố cung, cầu và giá cả. nhưng lịch sử hình thành và phát triển của nền sản xuất hàng hóa. Tuỳ theo góc độ tiếp cận thị trường khác nhau và phương pháp thể hiện khác nhau và phương pháp thể hiện khác nhau mà người ta có các khái niệm khác nhau.

Theo quan điểm Marketing khái niệm thị trường được phân định trên hai góc độ:

- Xét ở góc độ vĩ mô: Thị trường được hiểu là một tập phức hợp và liên tục các nhân tố môi trường kinh doanh, các quan hệ trao đổi hàng hóa được hấp dẫn, được thực hiện trong một không gian mở, hữu hạn các chủ thể cung cầu và phương thức tương tác giữa chúng nhằm tạo điều kiện tồn tại và phát triển cho sản xuất và kinh doanh.

- Xét ở góc độ vi mô: Thị trường được hiểu là một tập khách hàng là người cung ứng hiện thực và tiềm năng cùng có nhu cầu về những mặt hàng mà Công ty có dự án kinh doanh và tập người bán - đối thủ cạnh tranh của nó.

Chức năng của thị trường.

Thị trường ra đời thực hiện các chức năng sau:

- Chức năng thừa nhận: thông qua chức năng này của thị trường để thấy được hiệu quả kinh doanh của Công ty, thể hiện sự chấp nhận của thị trường đối với các hàng hóa của Công ty.

- chức năng thực hiện: Mọi hoạt động mua bán trao đổi đều được thực hiện thông qua thị trường. Thị trường thực hiện mối quan hệ giữa người bán và người mua thông qua gía cả thị trường.

- Chức năng điều tiết kinh doanh: Chức năng này được bộc lộ một cách đầy đủ thông qua sự hình thành và điều tiết giá cả dưới tác động của quy luật giá cả và quy luật cung cầu trong mối quan hệ kinh tế giữa sản xuất và tiêu dùng.

  • Chức năng thông tin: cung cấp các thông tin về thị trường, cho họ thấy được các cơ hội hoặc nguy cơ có thể xảy ra đối với hoạt động của Công ty.

Tiêu thụ.

Khái niệm thị trường tiêu thụ:

Tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

Quá trình tiêu thụ sản phẩm chỉ kết thúc khi quá trình thanh toán giữa người mua và người bán diễn ra và quyền sở hữu hàng hóa đã được thực hiện nghĩa là việc thực hiện giá trị của sản phẩm đã kết thúc như vậy.

Tiêu thụ hàng hóa là quá trình thực hiện giá trị hàng hóa và chuyển giao quyền sở hữu về sản phẩm.

Để thúc đẩy tiêu thụ thì cần có các hoạt động bổ trợ như: nghiên cứu Marketing khách hàng, ấn định và kiểm soát giá, quảng cáo và xúc tiến bán. Tổ chức lựa chon kênh phân phối và lực lượng bán, lựa chọn phương pháp bán và quy trình bán.

Vai trò của tiêu thụ:

Tiêu thụ hàng hóa có vai trò vô cùng quan trọng đối với xã hội với doanh nghiệp Thương mại.

Tiêu thụ hàng hóa là khâu cuối cùng của một chu kỳ sản xuất kinh doanh nó có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp thực hiện các mục tiêu và theo đuổi chiến lược.

Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng phải đưa tiêu tiêu thụ sản phẩm lên hàng đầu bởi vì đó là cơ sở để doanh nghiệp đó có thể tái sản xuất mở rộng. Hoạt động tiêu tiêu thụ sản phẩm không phải chỉ được thực hiện ở khâu bán mà nó được thực hiện ở nhiều khâu: như nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu khách hàng, chất lượng, giá bán sản phẩm, quan hệ cung cầu trên thị trường…

Thông qua hoạt động tiêu thụ sản phẩm điều kiện có thể đánh hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua chỉ tiêu lợi nhuận, đồng thời nó còn khẳng đinh chỗ đứng của doanh nghiệp đó trên thị trường. Có tiêu thụ sản phẩm được, doanh nghiệp mới có khả năng thu hồi các chi phí có liên quan đến sản xuất và tiêu tiêu thụ sản phẩm, tạo điều kiện cho tái sản xuất mở rộng thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất và tăng nhanh vòng quay của vốn.

Tiêu thụ sản phẩm thể hiện khả năng và trình độ của doanh nghiệp trong việc thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp cũng như đáp ứng cho các nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của ch.

Làm tôt hoạt động tiêu thụ sản phẩm không những giúp doanh nghiệp có khả năng giữ vững về thị phần của mình mà còn tạo đà để mở rộng thêm các thị phần mới, doanh nghiệp sẽ kích thích và tạo ra được nhu cầu mới cho khách hàng, thu hút các bạn hàng mới.

Với vai trò quan trọng như tiêu thụ sản phẩm đã thúc đẩy quá trình sản xuất, làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, khẳng định vị trí của mối doanh nghiệp trên thương trường. Chính vì vậy tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa quyết định trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Thương mại trong nền kinh tế mà cạnh tranh là tất yếu và không ngứng.

Phân tích các yếu tố môi trường và lựa chọn cơ hội kinh doanh.

Phát triển môi trường bên ngoài.

Những thời cơ và đe doạ liên quan tới các nhân tố bên ngoài, có tác động đến triển vọng kinh doanh. Nhà tiếp thị cần sắp xếp các thời cơ và đe doạ theo thứ tự quan trọng và ảnh hưởng để có sự quan tâm thích đáng. Việc phát hiện ra đúng thời cơ và kịp thời tận dụng sẽ giúp Công ty kịp thời cơ và kịp thời tận dụng sẽ giúp Công ty phát triển được vị trí cạnh tranh. Xác định được những đe doạ trong tương lai giúp Công ty kịp thời có những biện pháp phòng ngừa và giảm bớt thiệt hại khi có biến cố xảy ra.

Môi trường bên trong.

Nhà tiếp thị cần chỉ định rõ điểm mạnh điểm yếu của Công ty. Đây là dạng phân tích bên trong là chủ yếu, về thực chất việc phân tích nhằm chỉ rõ những nguồn lực mà Công ty hiện có và còn thiếu. Những điểm mạnh này được đưa vào những chiến lược xác định giúp cho Công ty thành công và những điểm yếu với việc xác định Công ty cần bổ khuyết.

Công tác xác định nhiệm vụ và mục tiêu chiến lược phát triển thị trường tiêu thụ.

Việc xác định nhiệm vụ chiến lược, mục tiêu chiến lược phát triển thị trường tiêu thụ có ý nghĩa quyết định về sự thành công của việc soạn thảo và thực thi chiến lược trong việc thực hiện từng bước mục tiêu bao trùm của Công ty đó là sự tồn tại, và phát triển trong nền kinh tế thị trường.

Xác định nhiệm vụ chiến lược phát triển thị trường tiêu thụ .

Xác định nhiệm vụ chiến lược, chính là trả lời câu hỏi kinh doanh của Công ty là gì? Đôi khi người ta gọi nhiệm vụ kinh doanh là nguyên tác kinh doanh, mục đính kinh doanh của Công ty từ đó xác định lĩnh vực kinh doanh của Công ty. Thông thường đó là loại sản phẩm cơ bản hoặc loại hình dịch vụ chính, các nhóm đối tượng khách hàng, nhu cầu thị trường, tình hình công nghệ hoặc một loạt các yếu tố khác.

Nội dung nhiệm vụ cũng xác định vấn đề bao quát hơn về những điều mong muốn có được ngoài Công ty, tạo lập các ưu tiên, các chiến lược, các kế hoạch và phân bố công việc. Nhiệm vụ kinh doanh không nên xác định quá chi tiết có thể làm giảm hiệu quả vì môi trường kinh doanh là bíên số, mặt khác tạo nên sự cứng nhắc bên trong Công ty và gây sự cản chở cho chiến lược.

Xác định mục tiêu của chiến lược phát triển thị trường tiêu thụ.

Thuật ngữ “mục tiêu” được dùng để chỉ các tiêu chí hoặc kết quả cụ thể của Công ty cần đạt được khi thực hiện các chiến lược phát triển thị trường tiêu thụ. Các lĩnh vực thông thường trong chiến lược được đưa vào nội dung mục tiêu là: mức lợi nhuận, mức tăng trưởng doanh số bán, thị phần tính rủi ro và sự đổi mới.

Thông thường Công ty chia mục tiêu thành hai loại: mục tiêu dài hạn và mục tiêu ngắn hạn là kết quả mong muốn được đề ra cho một khoảng thời gian tương đối dài. Số năm cụ thể có thể khác nhau nhưng nhìn chung thì dài hơn một chu kỳ ra quyết định (từ khi ra quyết định đến thực hiện xong quyết định ). Mục tiêu ngắn hạn phải hết sức cụ thể và phải nêu ra được các kết quả một cách chi tiết trong các quyết định. Mục tiêu ngắn hạn thường được thực hiện trong một năm.

Mục tiêu phải được xây dựng một cách cụ thể đúng đắn vì nó có ý nghĩa quyết định trong việc đưa ra chiến lược. Thông thường mục tiêu đúng phải đáp ứng được các tiêu thức sau:

- Tính cụ thể: phải chỉ rõ mục tiêu liên quan đến những vấn đề gì, giới hạn thời gian thực hiện và kết quả cụ thể cần đạt được. Mục tiêu càng cụ thể thì càng hoạch định chiến lược thực hiện mục tiêu đó.

- Tính linh hoạt: các mục tiêu đề ra phải đủ linh hoạt để có thể điều chỉnh cho phù hợp với nguy cơ và cơ hội xảy ra trong điều kiện môi trường thay đổi.

- Tính khả thi: mục tiêu phải xác thực và thực hiện được, muốn xem các chỉ tiêu của mục tiêu có khả thi hay không, có thể phải tiến hành phân tích và dự báo một số dự kiến mồi trường.

- Tính nhất quán: các mục tiêu đề ra phải thống nhất với nhau phải phù hợp với nhau, nhất là việc hoàn thành một mục tiêu nào đó không được làm cản trở việc thực hiện mục tiêu khác.

Tóm lại: Quá trình soạn thảo chiến lược, nhà quản trị cần xác định rõ nhiệm vụ và mục tiêu kinh doanh để làm căn cứ quyết định nội dung chiến lược và tổ chức thực hiện chiến lược đó. Điều quan trọng trong phần này là giữa nhiệm vụ và mục tiêu phải ăn khớp với nhau, có mối quan hệ qua lại hữu cơ, mục tiêu phải lượng hoá nhiệm vụ và nhiệm vụ phải thực hiện mục tiêu…

Công tác thiết lập các phương án chiến lược phát triển thị trường tiêu thụ.

Những căn cứ để xây dựng chiến lược phát triển thị trường tiêu thụ.

- căc cứ vào khách hàng: mỗi Công ty cần phải chiếm được các mảng ít hay nhiều thị phần. Không có khách hàng thì Công ty không có nhu cầu thị trường để cung ứng hàng hóa dịch vụ của mình, vì vậy cũng không cần kinh doanh và chiến lược kinh doanh.

- Căn cứ vào khả năng của Công ty: Để chọn một khúc thị trường vừa với khả năng của mình mang lại hiệu quả cao trong kinh doanh, nhất là hiệu quả 3 yếu tố cơ bản trong Công ty: trí lực, tài lực, vật lực. Nếu có sự dư thừa hoặc thiếu hụt ở yếu tố nào đó, thì sẽ gây ra lãng phí.

- Căn cứ vào đối thủ cạnh tranh: So sánh với các đối thủ cạnh tranh để tìm ra lợi thế. Ngày nay nhiều nhà kinh doanh cho rằng lợi thế không định lượng như là uy tín, địa điểm, mối quan hệ, thói quen sử dụng sản phẩm. Còn lợi thế hữu hình thường định lượng được bằng các chỉ tiêu cụ thể như khối lượng và chất lượng sản phẩm. Còn lợi thế hữu hình thường định lượng được bằng các chỉ tiêu cụ thể như khối lượng và chiến lược sản phẩm, chi phí sản xuất, giá bán khả năng vốn đầu tư, tay nghề người lao động.

Các phương án chiến lược phát triển thị trường tiêu thụ.

Trên cơ sở phân tích, đánh giá môi trường kinh doanh, nhà quản trị nhận biết được các cơ hội và những nguy cơ đang tác động đến sự tồn tại và phát triển của Công ty để từ đó xác định nhiệm vụ, mục tiêu và điều quan trọng hơn là đưa ra các phương án chiến lược tối ưu và biến thành chiến lược thực thi. Chiến lược thị trường thông thường, Công ty có thể thiết lập theo hai phương án: chiến lược thâm nhập thị trường và chiến lược phát triển thị trường.

Công tác đánh giá lựa chọn thị trường chiến lược phát triển thị trường tiêu thụ.

Để đánh giá và lựa chọn chiến lược có tính khả thi cao, đòi hỏi các Công ty phải đưa ra các tiêu chuẩn, rồi căn cứ vào các tiêu chuẩn đó mà tiến hành phân tích đánh giá, lựa chọn. Điều đó có nghĩa là một chiến lược kinh doanh của một Công ty, của một thời kỳ xác định ro sự khác nhau về nội dung mục tiêu cụ thể nên cũng có các tiêu chuẩn lựa chọn khác nhau. Thậm chí khác nhau rất xa. Do vậy không thể huy vọng có được những tiêu chuẩn chung áp dụng cho mọi trường hợp.

Tuy nhiên khi so sánh các chiến lược đã soạn thảo của Công ty với thời kỳ xác định thì nhất thiết đưa ra tiêu chuẩn chung. Mặt khác, các tiêu chuẩn này bao gồm 2 nhóm định lượng và định tính:

Tiêu chuẩn về mặt định lượng: Đây là tiêu chuẩn thường dễ xác định các xác định các Công ty thường sử dụng các tiêu chuẩn về khả năng bán (số lượng sản phẩm dịch vụ, doanh thu…. ) khả năng sinh lời chắc chắn (tỷ lệ sinh lời hoặc tổng mức lợi nhuận) và khả năng đáp ứng (vốn đầu tư, lao động, nguyên liệu…..)

- Các tiêu chuẩn định tính: các tiêu chuẩn định tinh được nhiều doanh nghiệp coi trọng và lựa chọn là thế lực kinh doanh của Công ty trên thị trường, độ an toàn trong kinh doanh của Công ty trên thị trường, độ an toàn trong kinh doanh và sự thích ứng của chiến lược với thị trường.

Dựa trên nguyên tắc và tiêu chuẩn đề ra, Công ty tiến hành so sánh các chiến lược đã dự kiến với mục đính là tìm ra một chiến lược để thực hiện. Chiến lược được quyết định để đưa vào thực hiện phải là chiến lược tối ưu hoặc ít ra cũng phải là khá nhất trong các chiến lược đã xác định. Muốn lựa chọn một chiến lược kinh doanh tốt nhất trong các chiến lược đã xây dựng. Muốn lựa chọn một chiến lược kinh doanh tốt nhất người ta thường sử dụng hai phương pháp: cho điểm theo tiêu chuẩn và nhanh mục vốn đầu tư.

0