24/05/2018, 22:02

Khái niệm và vai trò của cán bộ quản lý kinh tế

ở mỗi quốc gia khác nhau thì việc xây dựng đội ngũ cán bộ công chức là hoàn toàn khác nhau. ở nước ta, theo pháp lệnh cán bộ công chức được ban hành ngày 9/3/1998 thì cán bộ công chức là những người có Quốc tịch Việt Nam, trong biên chế, làm ...

ở mỗi quốc gia khác nhau thì việc xây dựng đội ngũ cán bộ công chức là hoàn toàn khác nhau. ở nước ta, theo pháp lệnh cán bộ công chức được ban hành ngày 9/3/1998 thì cán bộ công chức là những người có Quốc tịch Việt Nam, trong biên chế, làm việc theo chế độ ngạch bậc, được hưởng lương từ ngân sách Nhà nước theo luật định. Các tiêu chí để xác định cán bộ công chức ở Việt Nam hiện nay

(4-tr128)
:

  • Là công dân Việt Nam.
  • Được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc bầu cử vào làm việc trong biên chế chính thức của bộ máy Nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội.
  • Được xếp vào một ngạch trong hệ thống ngạch bậc của công chức do Nhà nước qui định.
  • Được hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế là một bộ phận của cán bộ, công chức. Từ sau đại hội Đảng toàn quốc làn thứ VI(1986), nước ta đang chuyển dần từ nền kinh tế kế hoạch hoá sang nền kinh tế thị trường. Trong nền kinh tế thị trường vai trò của bộ phận này ngày càng quan trọng, nó đòi hỏi chúng ta phải xây dựng được đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế thích hợp với nó. Theo cách hiểu ngày nay, cán bộ quản lý kinh tế là một bộ phận đặc biệt quan trọng trong đội ngũ cán bộ, công chức nói chung. Họ là những người làm việc trong lĩnh vực quản lý kinh tế, trong các cơ quan quản lý Nhà nước về kinh tế, tham gia hoạch định chính sách kinh tế và thực hiện việc quản lý của Nhà nước đối với các hoạt động kinh tế trên phạm vi toàn quốc hoặc trong từng vùng hay lĩnh vực cụ thể.

Cán bộ, công chức nói chung và cán bộ quản lý kinh tế nó riêng cần phải được đào tạo và bồi dưỡng một cách thường xuyên, liên tục. Đối với mỗi loại cán bộ, công chức lại có một nội dung đào tạo khác nhau, theo đó sẽ có nội dung về chất lượng đào tạo khác nhau. Đối với cán bộ quản lý kinh tế thì chất lượng đào tạo dao gồm hai nội dung chính, đó là trình độ, năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức chính trị.

Trình độ và năng lực chuyên môn của người cán bộ quản lý kinh tế sẽ giúp cho họ có kiến thức để giải quyết công việc, phối hợp hoạt động của các nhân viên cấp dưới; đó là sự hiểu biết chung về xu hướng phát triển của xã hội và thời đại. Trình độ hiểu biết sẽ mở mang tầm nhận thức hướng về hiện đại hoá, hướng ra thế giới, hướng tới tương lai cho các cán bộ quản lý kinh tế. Đó còn là năg lực phân tiách vấn đề; khái quát các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội để có những giải pháp cho mọi vấn đề của đất nước được đặt ra. Người cán bộ quản lý kinh tế cũng cần phải thành thạo nghiệp vụ, chuyên môn, kỹ thuật và có kinh nghiệm công tác vững vàng. Một người cán bộ quản lý kinh tế giỏi còn phải có năg lực quản lý bao gồm năng lực thực tế về phân tích tình huống, năng lực quyết sách và giải quyết các vấn đề, năng lực tổ chức và chỉ huy, năng lực kí kết và phối hợp hoạt động.Trình độ và năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý kinh tế được đánh giá chủ yếu qua các chỉ tiêu về bậc học, học vị của họ, ngạch, bậc công chức và họ được đào tạo dưới hình thức nào...Ngoài ra còn có thể được đánh giá thông qua các chỉ tiêu khác như thâm niên công tác, vị trí công tác mà người đó đã từng nắm giữ, khả năng thành thạo công việc, cách giao việc và sử dụng nhân viên trong quá trình thực hiện quản lý.

Phẩm chất đạo đức chính trị nói lên khả năng làm việc với con người và uy tín của người cán bộ quản lý kinh tế trong tổ chức, nó giúp người cán bộ quản lý kinh tế dễ dàng hơn trong việc hướng tới mục tiêu của tổ chức. Đó là ý thức chính trị, trình độ chính trị, ý thức tuân thủ luật pháp và các quy tắc điều lệ trong tổ chức của người cán bộ quản lý kinh tế. Cùng với những tư tưởng, quan điểm chính trị trên là đạo đức của bản thân những người cán bộ quản lý kinh tế: trung thực, cần mẫn, nhân hậu, có tinh thần trách nhiệm cao...Tất cả những điều đó sẽ tạo ra uy tín cho người cán bộ quản lý kinh tế.

Mọi cán bộ, công chức trong bộ máy nhà nước ù ở vị trí nào đi chăng nữa thì cũng đều có những vai trò nhất định đối với sự thành công hay thất bại của công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế đất nước vì đây là nguồn lực giúp khai thông và sử dụng các nguồn lực khác nhau của đất nước. Trong đó nổi lên vai trò của các cán bộ quản lý kinh tế, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế đã trở thành mộtlực lượng quan trọng trong hệ thống các cơ quan quản lý Nhà nước về kinh tế cũng như trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Vai trò của họ là:

  • Thứ nhất, các cán bộ quản lý kinh tế đặc biệt là các cán bộ cấp cao và các chuyên gia là những người tham gia vào quá trình hoạch định đường lối, chiến lược, định hướng, chính sách phát triển kinh tế; xây dựng nên cơ chế và thể chế quản lý kinh tế của đất nước. Các cán bộ quản lý kinh tế cùng với Nhà nước thiết lập những khuôn khổ chung cho thị trường hoạt động như hệ thống pháp luật, các chính sách kinh tế...để góp phần khắc phục các khuyết tật của thị trường và giúp cho thị trường hoạt động có hiệu quả hơn. Họ còn giúp Nhà nước xây đúng đắn dựng đường lối, chiến lược phát triển kinh tế trong từng giai đoạn, từng ngành, từng lĩnh vực và từng địa phương, do đó đảm bảo công bằng xã hội và phát triển toàn diện nền kinh tế. Hơn thế nữa, họ còn là những người quyết định tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về kinh tế và lựa chọn cán bộ để thực hiện có hiệu quả những nhiệm vụ quản lý và tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi trong thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
  • Thứ hai, các cán bộ quản lý kinh tế là những người biến chủ trương, đường lối, chiến lược, chính sách, kế hoạch và các dự án phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước thành hiện thực. Họ sử dụng quyền lực Nhà nước để thực hiện nhiệm vụ quản lý và điều hành các hoạt động của nền kinh tế theo nguyên tắc tập trung dân chủ trong quá trình phát triển kinh tế đất nước và quản lý kinh tế ở phạm vi cả nước hay từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương cụ thể. Dựa trên cơ sở các chủ trương, đường lôi, chiến lược...phát triển kinh tế mà Nhà nước đưa ra, các cán bộ quản lý kinh tế thực hiện việc phối hợp các quá trình quản lý kinh tế để điều chỉnh kịp thời những mất cân đối, nhãng mâu thuẫn phát sinh giúp cho toàn bộ nền kinh tế vận hành đúng hướng và đạt được những mục tiêu đặt ra.
  • Thứ ba, các cán bộ quản lý kinh tế là người có thể thu thập được nhưngc nguyện vọng chính đáng và hợp lý của nhân dân, là cầu nối giũa Nhà nước với nhân dân và các tổ chức kinh tế. Công việc của họ gắn liền với cuộc sống của nhân dân, đôi khi họ phải làm việc trực tiếp với nhân dân để tìm hiểu mức sống của nhân dân và cả nguyện vọng của họ đối với Nhà nước. Trên cơ sở đó Nhà nước cùng các cán bộ quản lý kinh tế tìm ra các giải pháp, chính sách thích hợp để phát triển kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân.
  • Thứ tư, các cán bộ quản lý kinh tế giúp Nhà nước có thể sử dụng và khai thác có hiệu quả nhất các nguồn lực và cơ hội quốc gia. Trong quá trình vạch ra chủ trương, đường lối phát triển kinh tế trong cả ngắn hạn và dài hạn, họ có khả năng đưa ra các phương án tối ưu nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực xã hội như tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động...Trong quá trình thực hiện công việc quản lý Nhà nước đối với nền kinh tế, các cán bộ quản lý kinh tế chính là những người phát hiện ra những cơ hội và thách thức của đất nước trong tình hình mới. Trên cơ sở đó, họ cùng Nhà nước tìm ra những việclà cụ thể nhằm hạn chế những nguy cơ thách thức và nắm bắt những cơ hội để phát triển đất nước.
0