Khái niệm và mục đích, các hình thức, vai trò của xuất khẩu
Quốc gia cũng như cá nhân không thể sống một cách riêng rẽ mà có được đầy đủ mọi thứ hàng hoá. Việc bán hàng hoá của một quốc gia này sang một quốc gia khác đã cho phép một nước tiêu dùng tất cả các mặt hàng với số lượng nhiều hơn mức có thể ...
Quốc gia cũng như cá nhân không thể sống một cách riêng rẽ mà có được đầy đủ mọi thứ hàng hoá. Việc bán hàng hoá của một quốc gia này sang một quốc gia khác đã cho phép một nước tiêu dùng tất cả các mặt hàng với số lượng nhiều hơn mức có thể tiêu dùng. Vậy xuất khẩu là việc bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ cho một quốc gia khác trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán.
Mục đích của hoạt động xuất khẩu là khai thác được lợi thế của từng quốc gia trong phân công lao động quốc tế. Dựa trên cơ sở là sự phát triển hoạt động mua bán hàng hoá trong nước, hơn bao giờ hết xuất khẩu đang diễn ra mạnh mẽ cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, trong tất cả các ngành các lĩnh vực, dưới mọi hình thức đa dạng phong phú và không chỉ với hàng hoá hữu hình mà còn cả hàng hoá vô hình. Nhưng cho dù thế nào thì mục tiêu của xuất khẩu vẫn nhằm đem lại lợíich cho tất cả các bên tham gia.
Xuất khẩu trực tiếp
Là việc nhà sản xuất trực tiếp tiến hành các giao dịch với khách hàng nước ngoài thông qua các tổ chức của mình. Hình thức này được áp dụng khi nhà sản xuất đã đủ mạnh để tiến tới thành lập tổ chức bán hàng riêng của mình và kiểm soát trực tiếp thị trường. Tuỳ rủi ro kinh doanh có tăng lên song nhà sản xuất có cơ hội thu lợi nhuện nhiều hơn nhờ giảm bớt các chi phí trung gian và nắm bắt kịp thời những thông tin về biến động thị trường để có biện pháp đối phó.
Xuất khẩu gián tiếp.
Là việc nhà sản xuất thông qua dịch vụ của các tổ chức độc lập đặt ngay tại nước xuất khẩu để tiến hành xuất khẩu các sản phẩm của mình ra nước ngoài. Hình thức này thường được các doanh nghiệp mới tham gia vào thị trường quốc tế áp dụng. Ưu điểm của nó là doanh nghiệp không phải đầu tư nhiều cũng như không phải triển khai lực lượng bán hàng, các hoạt động xúc tiến, khuyếch trương ở nước ngoài. Hơn nữa rủi ro cũng hạn chế vì trách nhiệm bán hàng thuộc về các tổ chức trung gian. Tuy nhiên phương thức này làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp do phải chia sẻ với các tổ chức tiêu thụ, không liên hệ trực tiếp viứu nước ngoài, vì thế nên việc nắm bắt thông tin về thị trường cũng bị hạn chế, dẫn đến chậm thích ứng các biến động của thị trường.
Xuất khẩu theo nghị định thư (XK trả nợ)
Đây là hình thức xuất khẩu mà doanh nghiệp tiến hành xuất khẩu theo chỉ tiêu nhà nước giao cho về một hoặc một số hàng hoá nhất định theo chính phủ nước ngoài trên cơ sở nghị định thư đã ký kết giữa hai chính phủ. Hình thức này cho phép doanh nghiệp tiết kiệm được các khoản chi phí cho nghiên cứu thị trường, tìm kiếm bạn hàng, tránh sự rủi ro trong thanh toán.
Xuất khẩu tại chỗ
Là hình thức kinh doanh xuất khẩu đang có xu hướng phát triển và phổ biến rộng rãi bởi những ưu điểm của nó mang lại. Đặc điểm của loại hình này là hàng hoá không phải vượt qua biên giới quốc gia mà khách hàng vẫn có thể mua được. Do vậy xuất khẩu không cần đích thân ra nước ngoài đàn phán với người mua mà người mua tự tìm đến với họ. Mặt khác doanh nghiệp sẽ tránh được những rắc rối hải quan, khồng phải thuê phương tiện vận chuyển mua bảo hiểm hàng hoá …Nên giảm được lượng chi phí khá lớn. Đồng thời hình thức này cho phép doanh nghiệp thu hồi vốn nhanh, lợi nhuận cao.
Gia công quốc tế
Là một hình thức kinh doanh, theo đó một bên nhập nguyên vật liệu, hoặc bán thành phẩm (bên nhận gia công) của ꗬÁGЉ_႔¿__က__Ѐ_ꗿ_
橢橢
công ) để chế biến thành phẩm rồi giao lại cho bên đặt gia công và nhận thù lao (tiền gia công). Đây cũng là hình thức đang phát triển mạnh mẽ, đặc biệt ở các nước có nguồn lao động dồi dào, tài nguyên phong phú. Bởi vì thông qua gia công, các quốc gia này sẽ có điều kiện đổi mới, cải tiến máy móc thiết bị và kĩ thật công nghệ, tạo công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao năng lực sản xuất.
Tái xuất khẩu
Là việc xuất khẩu những hàng hoá mà trước đây đã nhập khẩu về nhưng vẫn chưa tiến hành các hoạt động chế biến. Hình thức này cho phép thu lợi nhuận cao mà không phải không phải tổ chức sản xuất, đầu tư vào nhà xưởng máy móc thiết bị… Chủ thể tham gia hoạt động xuất khẩu này nhất thiết phải có sự góp mặt của 3 quốc gia: nước xuất khẩu – nước NK – nước tái xuất khẩu.
sự cần thiết của hoạt động xuất khẩu
-Xuất khẩu tạo nguồn vốn cho nhập khẩu.
Công nghiệp hoá đất nước theo những bước đi thích hợp là con đường ngắn nhất để khắc phục nghèo nàn lạc hậu. Tuy nhiên muốn có được điều này phải cần một số vốn lớn để nhập khẩu hàng hoá, thiết bị, kỹ thuật công nghệ tiên tiến, hiện đại, nguồn vốn này có thể lấy từ nhiều nguồn như : đầu tư nước ngoài vay nợ, viện trợ … Nhưng nguồn vốn quan trọng nhất để nhập khẩu là thu từ xuất khẩu. Có thể khảng định rằng xuất khẩu quyết định quy mô tốc độ tăng trưởng của nhập khẩu
-Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển.
Cơ cấu xuất khẩu và sản xuất thế giới đã và đang thay đổi mạnh mẽ. Đó là thành quả của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình CNH-HĐH phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thế giới là một tất yếu đối với nước ta. Có thể nhìn nhận theo hai hướng khác nhau về tác động của xuất khẩu đối với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và sản xuất.
Một là: Xuất khẩu chỉ là việc tiêu thụ những sản phẩm thừa do sản xuất vượt quá nhu cầu nội địa .
Trong khi nước ta còn chậm phát triển, sản xuất nói chung còn chưa đủ cho tiêu dùng. Nếu chỉ thụ động dựa vào sự thừa ra của sản xuất thì xuất khẩu mãi mãi nhỏ bé, tăng trưởng thấp. Từ đó, sản xuất và chuyển dịch cơ cấu sẽ diễn ra rất chậm chạp .
Hai là: Coi thị trường mà đặc biệt là thị trường thế giới là hướng quan trọng là để tổ chức sản xuất. Điều này tác động đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế mà nó thể hiện ở chỗ :
- Xuất khẩu tạo điều kiện cho các nghành khác có cơ hội phát triển .
- xuất khẩu tạo khả năng để mở rộng thị trường tiêu thụ .
- xuất khẩu tạo ra những tiền đề kinh tế, kỹ thuật nhằm cải tạo và nâng cao năng lực sản xuất trong nước. Điều này có nghĩa là xuất khẩu là phương tiện quan trọng để đưa vốn, kỹ thuật công nghệ tiên tiến vào Việt Nam để công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước .
- Thông qua xuất khẩu, hàng hoá Việt Nam sẽ tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về mặt giá cả cũng như chất lượng. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn luôn thay đổi để thích ứng với thị trường .
- xuất khẩu có tác động tích cực đến giải quyết công ăn việc làm và cải tiến đời sống nhân dân.
-xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại .
Vai trò của xuất khẩu hàng may mặc đối với nền kinh tế Việt Nam
Như chúng ta đã biết, ngành dệt may có vị trí quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân bởi vì nó vừa đảm bảo nhu cầu tiêu dùng nội địa lại vừa là nguồn thu ngoại tệ chủ yếu của quốc gia nhờ việc xuất khẩu những sản phẩm của ngành .
Hiện nay, hàng dệt may Việt Nam được xuất khẩu sang hơn 40 thị trường trên thế giới và tính đến năm 1999 tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành đạt 1700 tr USD đứng thứ 3 sau dầu thô và nông sản . Cho đến nay ngành dệt may đã có quan hệ buôn bán với 200.000 công ty thuộc hơn 40 nước trên thế giới và khu vực và giờ đây hàng dệt may Việt Nam lại có thêm thị trường Mỹ rộng lớn, sức mua cao.
Trong tương lai gần ngành may sẽ còn phát triển không ngừng và sẽ đóng góp một phần không nhỏ cho nền kinh tế quốc dân.
Biểu 1: Mục tiêu xuất khẩu của ngành dệt may đến năm 2010
Đơn vị : triệu USD
Chỉ tiêu | Thực hiện 1995 | Kế hoạch 2000 | Kế hoạch 2005 | Kế hoạch 2010 |
Kim ngạch XK | 750 | 2000 | 3000 | 4000 |
Trong đó :hàng may mặc | 500 | 1630 | 2200 | 3000 |
Tỷ lệ | 66,67% | 81,5% | 73,3% | 75% |
(Nguồn: quy hoạch tổng thể phát triển ngành công ty dệt may đến năm 2010 _ Bộ Việt Nam).