24/05/2018, 15:23

Núi lửa

là núi có miệng ở đỉnh, qua đó, từng thời kỳ, các chất khoáng nóng chảy với nhiệt độ và áp suất cao bị phun ra ngoài. phun là một hiện tượng tự nhiên trên Trái Đất hoặc các hành tinh vẫn còn hoạt động địa chấn khác, với các vỏ thạch quyển di chuyển trên ...

là núi có miệng ở đỉnh, qua đó, từng thời kỳ, các chất khoáng nóng chảy với nhiệt độ và áp suất cao bị phun ra ngoài. phun là một hiện tượng tự nhiên trên Trái Đất hoặc các hành tinh vẫn còn hoạt động địa chấn khác, với các vỏ thạch quyển di chuyển trên lõi khoáng chất nóng chảy. Khi núi lửa phun, một phần năng lượng ẩn sâu trong lòng hành tinh sẽ được giải phóng.

Mặt cắt núi lửa

Trong đó :

  1. Magma chamber- Lò mácma
  2. Country rock- đất đá
  3. Conduit (pipe)- ống dẫn
  4. Base- chân núi
  5. Sill- mạch ngang
  6. Branch pipe- ống dẫn nhánh
  7. Layers of ash emitted by the volcano- lớp tro đọng lại từ trước
  8. Flank- sườn núi
  9. Layers of lava emitted by the volcano- lớp dung nham đọng lại từ trước
  10. Throat- họng núi lửa
  11. Parasitic cone- chóp "ký sinh"
  12. Lava flow- dòng dung nham
  13. Vent- lỗ thoát
  14. Crater- miệng núi lửa
  15. Ash cloud- mây bụi tro

Trên thế giới, Indonesia, Nhật Bản và Mỹ được xem là ba nước có nhiều núi lửa đang hoạt động nhất, theo thứ tự giảm dần về mức độ hoạt động.

Theo hình thức hoạt động, núi lửa được chia thành 3 loại:

  • hoạt động
  • đang ngủ
  • đã tắt

Những trận động đất thường để lại các dư chấn, có thể gây ra sóng thần.Động đất có thể làm dịch chuyển các mảng địa chất gây nên các vụ phun trào núi lửa .

Quan sát từ thực địa nhiều vùng và suy luận rằng: , động đất, đứt gẫy đều do sự hoạt động của các khối xâm nhập nông á núi lửa trẻ.Quan sát thấy núi lửa luôn nằm tại giao điểm của 4 đứt gẫy. Do đó có thể nói: sinh ra động đát và đứt gẫy. Đến lượt mình, các đứt gẫy lại tạo điều kiện cho núi lửa chui ra mặt đất tại điểm yếu nhất của vỏ quả đất: nơi giao điểm của 4 đứt gẫy.

Hai núi lửa Bromo và Semeru đang bốc khói tại đảo Java, Indonesia.

Sự phun lửa có thể tàn phá thú vật và cây cối, cũng như người xung quanh

  • Pinatubo, Philippines: lần hoạt động gần đây nhất là vào năm 1991.

Hầu hết núi lửa và động đất xảy ra dọc theo ranh giới của hàng chục mảng thạch quyển khổng lồ trôi nổi trên bề mặt Trái Đất. Một trong những vành đĩa nơi động đất và phun trào núi lửa xảy ra nhiều nhất là quanh Thái Bình Dương, thường được gọi là Vành đai núi lửa Thái Bình Dương. Nó gây ra các vụ chấn động và nung nóng trải dài từ Nhật Bản tới Alaska và Nam Mỹ.

Vào năm 2000, các nhà khoa học đã ước tính ít nhất 500 triệu người sống gần khu vực núi lửa hoạt động,[1] tương đương với dân số toàn thế giới vào đầu thế kỷ 17.[cần dẫn nguồn]

Trong 500 năm qua, có ít nhất là 300.000 người đã chết vì núi lửa. Từ năm 1980 đến 1990, núi lửa đã làm thiệt mạng ít nhất 26.000 người. [cần dẫn nguồn]

Mauna Loa tháng 5/2009, nhìn từ trên trực thăng

đang hoạt động lớn nhất thế giới hiện nay đang nằm ở châu Mỹ. Đó là núi lửa Mauna Loa, cao 4.171 mét so với mực nước biển. Mauna Loa ở quần đảo Hawaii, giữa Thái Bình Dương.[2] Mauna Loa có đường kính vĩ đại 100 km. Ngoài 4.171 mét trên mực nước biển, chân núi nằm ở sâu hơn 5.000 mét dưới lòng Thái Bình Dương. Vì vậy, chiều cao thực sự của núi lửa đang hoạt động lớn nhất thế giới là trên 9.000 mét. Với chiều cao đó nó thậm chí còn cao hơn đỉnh núi Everest.

Hiện tại (2010) Việt Nam không có núi lửa nào đang phun. Tuy nhiên trong lịch sử, cùng với vận động vỏ Trái Đất trong khu vực (Đông Dương, Đông Nam Á) đã có nhiều đợt núi lửa phun trào còn để lại vết tích trong kiến trúc địa lý .

15 tháng 2 năm 1923, cù lao Hòn thuộc Phan Thiết đã xảy ra động đất làm rung chuyển nhà cửa, kéo dài 1 tuần; thủy thủ trên tàu Vacasamaru của Nhật phát hiện một đám khói đen dựng đứng, kèm theo một cột hơi dày đặc bốc cao hơn 2.000 m cùng với những tiếng nổ mạnh phát ra từng đợt. Đến ngày 20 tháng 3 cùng năm, động đất và núi lửa phun lại xảy ra lần nữa[3].

Tvashtar trên vệ tinh Io của sao Mộc là một trong những núi lửa còn hoạt động lớn nhất hệ Mặt Trời và do đó, lớn nhất vũ trụ hiện quan sát được.

Hình 5 tổng hợp từ 5 bức hình do tàu New Horizons của NASA chụp trong vòng 8 phút từ lúc 23h50 ngày 1/3/2007 theo giờ UT

Mặt Trăng của Trái Đất hiện không quan sát thấy núi lửa nào lớn đang hoạt động.[4]

Phá hủy tại ranh giới mảng

Bản đồ núi lửa Indonesia

Vòi phun

1. ^ Volcano

2. ^ Mauna Loa núi lửa lớn nhất trên Trái Đất

3. ^ Bao giờ núi lửa sẽ phun ở Việt Nam?

4. ^ M. A. Wieczorek, B. L. Jolliff, A. Khan, M. E. Pritchard, B. P. Weiss, J. G. Williams, L. L. Hood, K. Righter, C. R. Neal, C. K. Shearer, I. S. McCallum, S. Tompkins, B. R. Hawke, C. Peterson, J, J. Gillis, B. Bussey (2006). “The Constitution and Structure of the Lunar Interior”. Reviews in Mineralogy and Geochemistry 60 (1): 221–364. doi:10.2138/rmg.2006.60.3.

0