Khái niệm và các thành phần của Marketing Mix
KHÁI NIỆM VÀ CÁC THÀNH PHẦN CỦA MARKETING MIX
1. Khái niệm: _ Marketing Mix (hỗn hợp hay phối thức Marketing) là một trong những khái niệm chủ yếu của Marketing hiện đại. _ Marketing Mix là tập hợp những công cụ
Marketing mà công ty sử dụng để đạt được các mục tiêu trong ...
KHÁI NIỆM VÀ CÁC THÀNH PHẦN CỦA MARKETING MIX
1. Khái niệm:
_ Marketing Mix (hỗn hợp hay phối thức Marketing) là một trong những khái niệm chủ yếu của Marketing hiện đại.
_ Marketing Mix là tập hợp những công cụ
Marketing mà công ty sử dụng để đạt được các mục tiêu trong một thị trường đã chọn. Các công cụ Marketing được pha trộn và kết hợp với nhau thành một thể thống nhất để ứng phó với những khác biệt và thay đổi trên thị
trường. Có thể nói Marketing Mix là một giải pháp có tính tình thế của một tổ chức.
_ Marketing Mix có thể được chọn từ rất nhiều khả năng, được thể hiện như một hàm có bốn biến số là: P1-Product, P2- Price, P3- Place, P4- Promotion. Một biến số thay đổi sẽ dẫn đến sự kết hợp mới trong Marketing Mix. Không phải tất cả những yếu tố thay đổi trong Marketing mix có thể điều chỉnh trong ngắn hạn. Công ty có thể điều chỉnh giá bán, lực lượng bán, chi phí quảng cáo trong ngắn hạn nhưng chỉ có thể phát triển sản phẩm mới và thay đổi kênh phân phối trong dài hạn.
2. Các thành phần:
2.1: Sản phẩm (Product):
_ Là thành phần cơ bản nhất trong Marketing Mix. Đó có thể là sản phẩm hữu hình của công ty đưa ra thị trường, bao gồm chất lượng sản phẩm, hình dáng thiết kế, đặc tính, bao bì và nhãn hiệu. Sản phẩm cũng bao gồm khía cạnh vô hình như các hình thức dịch vụ giao hàng, sửa chữa, huấn luyện,...
2.2: Giá ( Price):
_ Là thành phần không kém phần quan trọng trong Marketing Mix bao gồm giá bán sỉ, giá bán lẻ, chiết khấu, giảm giá, tín dụng. Giá phải tương xứng với giá trị nhận được của khách hàng và có khả năng cạnh tranh.
2.3: Phân phối ( Place):
_ Cũng là một thành phần chủ yếu trong Marketing Mix. Đó là những hoạt động làm cho sản phẩm có thể tiếp cận với khách hàng mục tiêu. Công ty phải hiểu rõ, tuyển chọn và liên kết những nhà trung gian để cung cấp sản phẩm đến thị trường mục tiêu một cách có hiệu quả.
2.4: Xúc tiến ( Promotion):
_ Thành phần này gồm nhiều hoạt động dùng để thông đạt và thúc đẩy sản phẩm đến thị trường mục tiêu. Công ty phải thiết lập những chương trình như quảng cáo, khuyến mãi, quan hệ công chúng, Marketing trực tiếp. Công ty cũng phải tuyển dụng, huấn luyện và động viên đội ngũ bán hàng.
2.5: Các yếu tố ảnh hưởng đến Marketing Mix:
_ Thực hiện Marketing Mix không theo khuôn mẫu chung nào mà thay đổi theo các yếu tố ảnh hưởng như:
+ Vị trí uy tín của doanh nghiệp trên thị trường: Nếu doanh nghiệp đã chiếm lĩnh được thị phần cao thì lúc đó không cần tốn nhiều chi phí cho các hoạt động xúc tiến nhưng vẫn bán được hàng.
+ Yếu tố sản phẩm: Sản phẩm khác nhau phải có cách bán hàng, xúc tiến khác nhau. Do đó, doanh nghiệp phải thiết kế hệ thống phân phối và sử dụng các công cụ xúc tiến khác nhau.
+ Thị trường: Tùy thuộc vào khả năng mua hàng của từng thị trường mà doanh nghiệp phải có Marketing Mix khác nhau. Ví dụ sức mua của thị trường thành thị cao hơn sức mua của thị trường vùng sâu, vùng xa. Vì vậy, Marketing Mix cho sản phẩm ở các thị trường đó phải khác nhau.