24/05/2018, 22:00

Khái niệm kế hoạch trong doanh nghiệp

Từ lâu trong các doanh nghiệp các nhà quản lý doanh nghiệp luôn đặt ra cho doanh nghiệp mình những mục tiêu, những hướng đi mà doanh nghiệp sẽ đi trong tương lai. Những mục tiêu, cái đích đó được cụ thể hóa trong chiến lược phát triển của doanh nghiệp. ...

Từ lâu trong các doanh nghiệp các nhà quản lý doanh nghiệp luôn đặt ra cho doanh nghiệp mình những mục tiêu, những hướng đi mà doanh nghiệp sẽ đi trong tương lai. Những mục tiêu, cái đích đó được cụ thể hóa trong chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Nhưng chiến lược là một tầm nhỡn xa trong tương lai, nó nói lớn viễn cảnh mà doanh nghiệp muốn có được vì vậy để cụ thể hóa chiến lược phát triển của doanh nghiệp thì cần có các kế hoạch cụ thể trong ngắn hạn và trung hạn để thực hiện các quyết định trong chiến lược. Tuy nhiên do kế hoạch hóa trong doanh nghiệp là một công cụ quản lý trong doanh nghiệp nên nó có vai trò tích cực và tiêu cức nhất định nếu không được sử dụng một cách linh hoạt. Nó đóng vai trò tích cực khi giúp cho các hoạt động của doanh nghiệp được vận hành trơn tru, tránh được những sai lầm nhưng đôi khi nếu quá cứng nhắc theo kế hoạch thì nó sẽ kỡm hóm sự sáng tạo, linh hoạt trong hoạt động để đối phó với những biến đổi ngoài kế hoạch.

Vậy hiểu theo cách chung nhất thì kế hoạch hóa là một phưong thức quản lý theo mục tiêu, nó là hoạt động của con người trên cở sở nhận thức và vận dụng các quy luật xã hội và tự nhiên đặc biệt là các quy luật kinh tế để tổ chức quản lý các đơn vị kinh tế kĩ thuật, các ngành, các lĩnh vực hoặc toàn bộ nền sản xuất xã hội theo những mục tiêu thống nhất.

Vì vậy kế hoạch ở đây có thể bao trùm ở những quy mô và phạm vi khác nhau. Nó có thể là kế hoạch hóa nền kinh tế nói chung trên phạm vi cả nước, bao trùm lớn tất cả các ngành kinh tế. Hoặc nó cũng có thể là kế hoạch hóa cho từng ngành kinh tế riờng lẻ, hay có thể là kế hoạch hóa vựng, địa phương trên phạm vi một vựng lãnh thổ nhất định, và ở cấp độ nhỏ nhất nó là kế hoạch hóa trong doanh nghiệp. Vậy kế hoạch hóa trong doanh nghiệp hay là kế hoạch hóa hoạt động sản xuất doanh nghiệp là phương thức quản lý của doanh nghiệp theo mục tiêu, nó bao gồm các hành vi can thiệp của chủ thể doanh nghiệp tới các hoạt động của doanh nghiệp nhằm mục đích đạt được mục tiêu đề ra cho doanh nghiệp.

Như vậy kế hoạch hóa trong doanh nghiệp thể hiện được kĩ năng dự bỏo các xu hướng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai, mục tiêu mà doanh nghiệp cần đạt được, tổ chức triển khai các hành động để đạt được mục tiêu đề ra, nó bao gồm các bước là:

  • Soạn lập kế hoạch, đây là bước đầu tiên và cũng là bước quan trọng nhất vì chỉ có nhờ lập kế hoạch chính xác dựa trên các thông tin đầy đủ về thực trạng của doanh nghiệp, trình độ chuyên môn của đội ngũ lao động mà doanh nghiệp đang nắm giữ, tiềm lực về vốn của doanh nghiệp… để từ đó có thể tìm ra điểm mạnh điểm yếu của doanh nghiệp từ đó mà có thể phát huy được hết các tiềm năng của doanh nghiệp. Bên cạnh đó cũng cần dựa trên các phân tích về điều kiện môi trường bên ngoài của doanh nghiệp như xu hướng biến động của nhu cầu thị trường, tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước, tình hình chính trị xã hội trong nước… từ đó tìm ra những cơ hội, thách thức mà thị trường đem lại. Để từ đó có những phương án tận dụng tốt nhất những cơ hội mà thị trường đem lại hay là có các phương án để đối phó với những thách thức từ thị trường để giúp cho doanh nghiệp vượt qua những thách thức đó với mục đích cuối cũng là đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra. Để những mục tiêu đề ra không mang tính chủ quan mà phải có căn cứ dựa trên các nguồn lực bên trong doanh nghiệp và điều kiện bên ngoài doanh nghiệp. Vì vậy bản kế hoạch của doanh nghiệp được hình thành thông qua việc trả lời các câu hỏi là doanh nghiệp đang đứng ở đâu? Doanh nghiệp muốn đi đến đâu? Và làm thế nào để đi đến đó?
  • Bước tiếp theo là tổ chức triển khai thực hiện, kiểm tra đánh giá, điều chỉnh kế hoạch. Sau khi đó soạn lập được một kế hoạch hoàn chỉnh, phù hợp với mục tiêu và khả năng của doanh nghiệp rồi thì việc tổ chức triển khai thực hiện nó như thế nào là rất quan trọng, nó thể hiện sự phối hợp hành động giữa các bộ phận, đơn vị chức năng trong doanh nghiệp nhằm thực hiện một mục tiêu chung của doanh nghiệp đó được đặt ra trong bản kế hoạch. Nó thể hiện cách thức huy động các nguồn lực trong và ngoài doanh nghiệp như thế nào, hơn thế nữa là việc sử dụng các nguồn lực sao cho có hiệu quả nhất. Việc tổ chức thực hiện không đơn thuần chỉ là việc triển khai các hoạt động cần thiết mà nó cũng là quá trình dự bỏo những thay đổi của thị trường hay những phát sinh bất ngờ trong quá trình thực hiện và khả năng ứng phó với những thay đổi, phát sinh đó của doanh nghiệp. Cũng quá trình kiểm tra đánh giá giúp cho doanh nghiệp thúc đẩy quá trình thực hiện, phát hiện ra những biến đổi bất ngờ trong quá trình thực hiện và tìm ra những nguyên nhân gây ra những biến đổi đó để từ đó tìm cách khắc phục những phát sinh đó. Cũng công tác đánh giá sẽ giúp cho doanh nghiệp đánh giá những mặt đạt được và những mặt hạn chế chưa đạt được để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm từ những thành công và thất bại đó. Với những bài học kinh nghiệm đó sẽ giúp cho doanh nghiệp trong công tác xây dựng kế hoạch sau này được tốt hơn.
0