Kết Luận - Chương III
Kết Luận - Chương III Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam bao quát những vấn đề cốt lõi, cơ bản nhất, trên cơ sở vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin. Đó là các luận điểm về bản chất, mục tiêu và động lực của chủ nghĩa xã ...
Kết Luận - Chương III
Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam bao quát những vấn đề cốt lõi, cơ bản nhất, trên cơ sở vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin. Đó là các luận điểm về bản chất, mục tiêu và động lực của chủ nghĩa xã hội; về tính tất yếu khách quan của thời kỳ quá độ; về đặc điểm, nhiệm vụ lịch sử, nội dung, các hình thức, bước đi và biện pháp tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
KẾT LUẬN
Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam bao quát những vấn đề cốt lõi, cơ bản nhất, trên cơ sở vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin. Đó là các luận điểm về bản chất, mục tiêu và động lực của chủ nghĩa xã hội; về tính tất yếu khách quan của thời kỳ quá độ; về đặc điểm, nhiệm vụ lịch sử, nội dung, các hình thức, bước đi và biện pháp tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Tư tưởng đó trở thành tài sản vô giá, cơ sở lý luận và kim chỉ nam cho việc duy trì, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng ta. Đồng thời gợi mở nhiều vấn đề về xác định hình thức, biện pháp và bước đi lên chủ nghĩa xã hội phù hợp với những đặc điểm dân tộc và xu thế vận động của thời đại ngày nay.
Công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (tháng 12-1986) là kết quả của sự tổng kết những vấn đề lý luận và thực tiễn sinh động trong phong trào cách mạng của cả nước sau năm 1975. Trong những năm đổi mới toàn diện đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân thực hiện Cương lĩnh, đường lối xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, tạo ra thế và lực mới cho con đường phát triển xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Cùng với tổng kết lý luận - thực tiễn, quan niệm của Đảng ta về chủ nghĩa xã hội, về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ngày càng sát thực, cụ thể hóa. Nhưng trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, bên cạnh những thời cơ vận hội nước ta đang phải đương đầu với hàng loạt thách thức, khó khăn cả trên binh diện quốc tế cũng như từ các điều kiện- thực tế trong nước tạo nên trong bối cảnh đó, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội, chúng ta cần tập trung thực hiện thắng lợi các nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng.
Đặc biệt là Đại hội XI và Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỷ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ("bổ sung, phát triển năm 2011). Trong đó, giải quyết những vấn đề quan trọng nhất:
Kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội:
Hồ Chí Minh là người tìm ra con đường giải phóng dân tộc Việt Nam: con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội cũng chính là mục tiêu cao cả, bất biến của toàn Đảng, toàn dân ta. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã đấu tranh giành được độc lập dân tộc, từng bước quá độ dần lên chủ nghĩa xã hội. Trong điều kiện nước ta độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội sau khi giành được độc lập dân tộc phải đi lên chủ nghĩa xã hội, vì đó là quy lụật tiến hóa trong quá trình phát triển của xã hội loài người. Chỉ có chủ nghĩa xã hội mới đáp ứng được khát vọng của toàn dân tộc: độc lập cho dân tộc, dân chủ cho nhân dân, cơm no áo ấm cho mọi người dân Việt Nam. Thực tiễn phát triển đất nước cho thấy, độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để thực hiện chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa xã hội là cơ sở bảo đảm vững chắc cho độc lập dân tộc.
Hiện nay, chúng ta đang tiến hành đổi mới toàn diện đất nước vì mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh", vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội, tiếp tục con đường cách mạng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội mà Hồ Chí Minh đã lựa chọn. Vì thế, đổi mới là quá trình vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, chứ không phải là thay đổi mục tiêu.
Tuy nhiên, khi chấp nhận kinh tế thị trường, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta phải tận dụng các mặt tích cực của nó, đồng thời phải biết cách ngăn chặn, phòng tránh các mặt tiêu cực, bảo đảm nhịp độ phát triển nhanh, bền vững trên tất cả mọi mặt đời sống xã hội: kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa; không vì phát triển, tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá mà làm phương hại các mặt khác của cuộc sống con người.
Vấn đề đặt ra là trong quá trình phát triển vẫn giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, biết cách sử dụng các thành tựu của loài người phục vụ cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhất là thành tựu khoa học - công nghệ hiện đại làm cho tăng trưởng kinh tế luôn đi liền với sự tiến bộ, công bằng xã hội, sự trong sạch, lành mạnh về đạo đức, tinh thần.
Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, khơi dậy mạnh mẽ tất cả các nguồn lực, trước hết là nội lực để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức:
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức là con đường tất yếu phải đi của đất nước ta. Chúng ta phải tranh thủ thành tựu của cách mạng khoa học và công nghệ, của điều kiện giao lưu, hội nhập quốc tế để nhanh chóng biến nước ta thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại sánh vai với các cường quốc năm châu như mong muốn của Hồ Chí Minh.
Hồ Chí Minh đã chỉ dẫn: Xây dựng chủ nghĩa xã hội là sự nghiệp của toàn dân, do Đảng lãnh đạo, phải đem tài dân, sức dân, của dân làm lợi cho dân, nghĩa là phải biết phát huy mọi nguồn lực vốn có trong dân để xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Theo tinh thần đó, ngày nay công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức phải dựa vào nguồn lực trong nước là chính, có phát huy mạnh mẽ nội lực mới có thể tranh thủ sử dụng hiệu quả các nguồn lực bên ngoài. Trong nội lực nguồn lực con người là vốn quý nhất.
Nguồn lực của nhân dân của con người Việt Nam bao gồm trí tuệ, tài năng, sức lao động, của cải thật to lớn. Để phát huy tốt sức mạnh của toàn dân tộc nhằm xây dựng và phát trên đất nước cần giải quyết tốt các vấn đề sau:
- Tin dân, dựa vào dân, xác lập quyền làm chủ của nhân dân trên thực tế, làm cho chế độ dân chủ được thực hiện trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người, nhất là ở địa phương, cơ sở, làm cho dân chủ thật sự trở thành động lực của sự phát triển xã hội.
- Chăm lo mọi mặt đời sống của nhân dân để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
- Thực hiện nhất quán chiến lược đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh, trên cơ sở lấy liên minh công - nông - trí thức làm nòng cốt, tạo nên sự đồng thuận xã hội vững chắc vì mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh". Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
Xây dựng chủ nghĩa xã hội phải biết tranh thủ các điều kiện quốc tế thuận lợi, tận dụng tối đa sức mạnh của thời đại. Ngày nay sức mạnh của thời đại tập trung cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, xu thế toàn cầu hóa. Chúng ta cần ra sức tranh thủ tối đa các cơ hội do xu thế đó tạo ra để nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế: phải có cơ chế, chính sách đúng để thu hút vốn đầu tư kinh nghiệm quản lý và công nghệ hiện đại, thực hiện kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Muốn vậy chúng ta phải có đường lối chính trị độc lập, tự chủ. Tranh thủ hợp tác phải đi đôi với thường xuyên khởi dậy chủ nghĩa yêu nước, tinh thần dân tộc chân chính của mọi người Việt Nam nhằm góp phần làm gia tăng tiềm lực quốc gia.
Hội nhập quốc tế phải gắn liền với nhiệm vụ trau dồi bản lĩnh và bản sắc văn hóa dân tộc nhất là cho thanh, thiếu niên - lực lượng trường cột của nước nhà, để không tự đánh mất mình bơi xa rời cốt cách dân tộc. Chỉ có bản lĩnh và cốt cách văn hóa dân tộc sâu sắc. mạnh mẽ đó mới có thể loại trừ các yếu tố độc hại, tiếp thu tinh hoa văn hóa loài người, làm phong phú, làm giàu nền văn hóa dân tộc.
Chăm lo xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, làm trung sạch bộ máy nhà nước, đẩy mạnh đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư để xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phát huy quyền làm chủ của nhân dân cần đến vai trò lãnh đạo của một Đảng cách mạng chân chính, một Nhà nước thật sự của dân, do dân, vì dân Muốn vậy phải:
- Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền, một Đảng "Đạo đức, văn minh". Cán bộ, đảng viên gắn bó máu thịt với nhân dân, vừa là người hướng dẫn lãnh đạo nhân dân vừa hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, gương mẫu trong mọi việc.
- Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân do nhân dân, vì nhân dân; thực hiện cải cách nền hành chính quốc gia một cách đồng bộ để phục vụ đời sống nhân dân.
- Bằng các giải pháp thiết thực, cụ thể, hình thành một đội ngũ cán bộ liêm khiết, tận trung với nước, tận hiếu với dân: kiên quyết đưa ra khỏi bộ máy chính quyền những "ông quan cách mạng", lạm dụng quyền lực của dân để mưu cầu lợi ích riêng; phát huy vai trò của nhân dân trong cuộc đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, giữ vững sự ổn định chính trị - xã hội của đất nước.
- Giáo dục mọi tầng lớp nhân dân ý thức biết cách làm giàu cho đất nước, hăng hái đẩy mạnh tăng gia sản xuất, kinh doanh gắn liền với tiết kiệm để xây dựng nước nhà. Trong điều kiện đất nước còn nghèo, tiết kiệm phải trở thành quốc sách, thành một chính sách kinh tế lớn và cũng là một chuẩn mực đạo đức một hành vi văn hóa như Hồ Chí Minh đã căn dặn: Một dân tộc biết cần biết kiệm là một dân tộc văn minh, tiến bộ: dân tộc đó chắc chắn sẽ thẳng được nghèo nàn, lạc hậu, ngày càng giàu có về vật chất, cao đẹp về tinh thần.