Tư tưởng triết học của pháp Âm dương - Ngũ hành và tác phẩm "Dịch truyện"
Tư tưởng triết học của pháp Âm dương - Ngũ hành và tác phẩm "Dịch truyện" Thuyết Âm dương - Ngũ hành là thuyết thể hiện quan niệm duy vật chất phác về tự nhiên, và ở đó cũng thể hiện tư tưởng biện chứng sơ khai về tự nhiên, con người và xã hội của người Trung Quốc thời cổ đại. ...
Tư tưởng triết học của pháp Âm dương - Ngũ hành và tác phẩm "Dịch truyện"
Thuyết Âm dương - Ngũ hành là thuyết thể hiện quan niệm duy vật chất phác về tự nhiên, và ở đó cũng thể hiện tư tưởng biện chứng sơ khai về tự nhiên, con người và xã hội của người Trung Quốc thời cổ đại.
5.1. Âm dương – Ngũ hành
Thuyết Âm dương - Ngũ hành là thuyết thể hiện quan niệm duy vật chất phác về tự nhiên, và ở đó cũng thể hiện tư tưởng biện chứng sơ khai về tự nhiên, con người và xã hội của người Trung Quốc thời cổ đại. Lý luận Âm dương - Ngũ hành đã có ảnh hưởng rất sâu sắc đến các trường phái cũng như cá nhân các nhà tư tưỏng Trung Quốc, kể cả duy vật lẫn duy tâm. Chúng ta chưa có tài iiệu để xác định rõ thời gian xuất hiện thuyết này, nhưng biết chắc chắn rằng người Ân chưa có quan niệm về ngũ hành, ngũ phương. Người ta biết nhiều đến Trâu Diễn (cuối thời Chiến Quốc) và coi ông là nhân vật tiêu biểu cho phái Âm dương - Ngũ hành. Nhưng những tài liệu để chúng ta nghiên cứu về Âm dương - Ngũ hành lại chủ yếu là dựa vào tác phẩm của những người đời sau truy chép lại. Âm - dương là hai thế lực đối chọi nhau nhưng lại thống nhất với nhau trong vạn vật, là khởi nguyên của mọi sinh thành biến hóa. Âm - dương không phải là hủy thể của nhau mà là điều kiện tồn tại của nhau, động lực của mọi vận động, phát triển. Âm - dương là: mặt trời - mặt trăng; sáng - tối; cao - thấp; lẻ - chẵn; nóng - lạnh;... ; nam - nữ; quân tử - tiểu nhân ; cha - mẹ; chồng – vợ, nhanh - chậm; thông minh - ngu đần; thịnh - suy... Không có cái gì mà thuần âm hay thuần đương, mà trong mỗi sự vật bao giờ cũng có nhân tố "đối lập" (tức là trong âm có dương, trong dương có âm). Trong Thái âm (âm lớn) có Thiếu dương (dương nhỏ), trong Thái dương (dương lớn) có Thiếu âm (âm nhỏ), "dương nhỏ" trong "âm lớn" phát triển đến cùng thì có sự chuyển hóa "âm lớn" trở thành "dương lớn" và ngược lại. Quá trình diễn ra ở mặt kia (Thái dương) cũng như vậy. Và cứ như thế sự vật vận động, phát triển không ngừng. Ngũ hành là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Cũng như thuyết "Bốn yếu tố" của người Hy Lạp cổ đại hay thuyết Bốn (hay Năm) yếu tố của người Ấn Độ, đó là hình thức cổ nhất của các quan niệm về những yếu tố vật chất nguyên thủy của tự nhiên. Thuyết Ngũ hành cho rằng các yếu tố vật chất nguyên thủy ấy không phải ở trạng thái tĩnh mà là động, không phải cô lập với nhau mà là có quan hệ mật thiết, hơn nữa còn biện chứng với nhau, cái này chuyển hóa thành cái kia. Cơ chế của quá trình chuyển hóa ấy được biểu đạt là cái này "thắng" (khắc) cái kia và cái này "sinh" cái kia (gọi là "tương sinh", "tương khắc") theo chu trình lặp đi lặp lại có tính chất tuần hoàn:
Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ - và tiếp tục quá trình: Thổ sinh Kim...
Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ - và tiếp tục quá trình: Thổ khắc Thụy...
Họ dùng năng tính của 5 thứ vật chất này (còn gọi là "Năm đức") để giải thích nguồn gốc và chủng loại của các hiện tượng tự nhiên:
Ngũ hành: Thổ (Đất) - Kim (Kim loại - Thủy (Nước) - Mộc (Cây cối) – Hỏa (Lửa).
Ngũ sắc: Vàng - Trắng - Đen - Xanh - Đỏ.
Ngũ tạng: Tỳ vị - Phế - Thận – Can - Tâm.
Bốn mùa: Điều hòa 4 mùa - Thu - Đông - Xuân - Hạ.
Bốn phương: Ở giữa - Tây – Bắc - Đông Nam.
…
Họ cho rằng, quá trình "tương sinh" (bồi đắp, nuôi dưỡng) và "tương khắc" (ước chế) là quá trình sinh - diệt, và thực chất của quá trình tồn tại của vật chất là quá trình sinh - diệt không thổi đó. Như vậy thuyết Âm dương - Ngũ hành đã thừa nhận tính vật chất của thế giới, giải thích quy luật phát triển khách quan của thế giới. Tuy còn chất phác và máy móc nhưng rõ ràng nó đã có tác dụng chống lại chủ nghĩa duy tâm và mục đích luận trong quan niệm về tự nhiên.
Lý luận Âm dương - Ngũ hành được các trường phái, các nhà tư tưởng vận dụng khá phổ biến khi họ đề cập đến lịch sử xã hội và làm mất đi tính duy vật tự nhiên ban đầu của nó. Mạnh Tử đã vận dụng thuyết Ngũ hành, xuyên tạc nó để xây dựng thuyết đạo đức có tính chất thần bí. Ông cho rằng năm đức của con người ta là từ năm hành mà ra, có quan hệ chế ước (khắc), bồi đắp (sinh) theo luật của Ngũ hành. Quan niệm có tính biện chứng về luật Âm dương đắp đổi là cơ sở triết học quan trọng trong nhân sinh quan mang màu sắc tiêu cực thụ động của Đạo gia, đặc biệt là ở Lão Tử và Trang Tử (như quan niệm: Trong Họa có Phúc; trong Lợi có Hại...). Trong quá trình thống nhất quốc gia thời Tần - Hán sau này, lý luận Âm dương - Ngũ hành đã được giai cấp địa chủ phong kiến khai thác triệt để, được sử dụng làm căn cứ lý luận để chứng minh "Tính hợp lý” của sự ra đời chính quyền thống nhất, của trật tự xã hội mới.
5.2.Tư tưởng triết học trong "Dịch truyện“
"Dịch truyện" bắt đầu xuất hiện từ thời Xuân Thu, đến khoảng Tần - Hán thì hoàn chỉnh, về tác giả, có người cho Khổng Tử là tác giả của “Dịch truyện", thực ra đây là một công trình của nhiều tác giả qua nhiều thế hệ tham gia, trong đó Khổng Tử là người khởi đầu, đóng vai trò quan trọng. Ngoài những hạn chế như có tính chất thần bí, máy móc... "Dịch truyện" còn là một tác phẩm triết học trong đó có nhiều yếu tố duy vật, có tư tưởng biện chứng trong quan niệm về tự nhiên và xã hội, dù còn ở trình độ chất phác, thô sơ.
Trong "Chu dịch" có hai bộ phận là "Kinh" (Dịch Kinh) và "Truyện" (Dịch truyện). Phần "Kinh” là ghi lại những quẻ, lời giải của các quẻ (Quái từ) và lời giải của Hào (Hào từ); phần "Truyện" (gồm có: Thoán truyện, Tượng truyện, Hệ từ, Thuyết quái, Văn ngôn, Tự quái, Tạp quái trong đó Thoán truyện, Hệ từ và Tượng truyện chia làm thượng - hạ, gồm có mười thiên, cho nên còn gọi là "Thập dực") là phần giải thích cho "Kinh".
Phần "Kinh" trong Chu dịch vốn xuất phát từ tục bói, khắc vạch trên mai rùa của người Trung Quốc đời Thương - Ân. Về sau người ta dùng cỏ thi để xếp quẻ cho thuận tiện, nên gọi là "Dịch". Theo "Dịch truyện" thì Chu Công (thời Tây Chu) là người hoàn thành "Dịch Kinh". Mặc dù "Dịch Kinh' chủ yếu là được dùng vào công việc bói toán, xem điểm lành đữ nhưng trong nội dung của nó bao hàm nhiều yếu tố duy vật, có tư tưởng biện chứng, thể hiện trình độ tư duy khá cao, khả năng quan sát tinh tế của người Trung Quôc thời Ân - Chu. Tác giả "Dịch Kinh" đã đưa ra 8 quẻ (khái niệm) bao quát tất cả các hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy:
Càn: Trời, cha, tính kiên nghị, vua...
Khôn: Đất, mẹ, ghen tuông, Hoàng hậu...
Chấn: Sấm, con trưởng thành, tính phàn trắc, mạnh khỏe...
Cấn: Núi, thiếu nam, nhanh nhẹn,...
Tốn: Gió, trường nữ, không quả quyết, cao...
Đoài: Đầm, thiếu nữ, hay chê bai,...
Khảm: Nước, người hay lo, kẻ trộm...
Ly: Lửa, con gái, hoạt bát,...
Tám quẻ đơn này kết hợp với nhau tạo thành 64 quẻ kép. Mỗi quẻ kép có 6 Hào (có hào âm hào dương; hào âm là chẵn biểu thị bằng hai nét đứt -, hào dương là lẻ biểu thị bằng một nét liền -), tất cả có 384 hào. Trong mỗi quẻ (kép), các hào tương tác "sinh" "khắc" với nhau, tạo nên muôn sự biến hóa của quẻ. Họ cho rằng sự biến hóa của quẻ, sự chuyển hóa giữa các quẻ với nhau, chính là sự biểu hiện sự biến hóa của vạn vật. [Nói đúng hơn, sự vận động của giới tự nhiên, xã hội đã được họ nhận thức và phản ánh, thể hiện trong sự biến hóa của các quẻ].
Với tư cách là tác phẩm giải thích "dịch Kinh", các tác giả của "Dịch truyện" đã, một mặt, san định, sắp xếp lại "Dịch kinh" cho có hệ thống, mặt khác dưới hình thức "giải thích" họ đã trình bày lại Chu Dịch" theo một hệ thống lý luận nhất quán, biến "Chu Dịch" thành một tác phẩm hoàn chỉnh, có ý nghĩa triết học sâu sắc.
Về bản thể luận, "Dịch truyện" cho rằng khởi nguyên của thế giới là do hai khí Âm - Dương; hai khí đó giao cảm với nhau mà thành vạn vật, mà có sự hóa sinh của vạn vật. Mở đầu của “Dịch truyện" (Hạ kinh) bằng quẻ Hàm. Quẻ Hàm có quẻ Cấn (Thiếu nam, Dương) ở dưới, quẻ Đoài (Thiếu nữ, Âm) ở trên. Cấn - Đoài giao cảm với nhau mà thành vạn vật: Biểu hiện tối cao của hai khí âm - dương (dưới dạng hình thể) là Đất - Trời. Đất - Trời giao cảm là cội nguồn của mọi hiện tượng trong tự nhiên và xã hội: "Có Trời đất rồi mới có vạn vật, có vạn vật rồi mới có Nam Nữ, có Nam Nữ rồi mới có Cha - Mẹ, có Cha - Mẹ rồi mới có [quan hệ] cha con, có [quan hệ] cha con rồi mới có [quan hệ] vua tôi, có [ quan hệ ] vua tôi rồi mới có [quan hệ] trên dưới, có trên dưới rồi từ đó mới sinh ra lễ nghĩa". (Lời tựa của quẻ). Rõ ràng ở đây cácc tác giả của "Dịch truyện" đã thừa nhận tính vật chất của thế giới; họ đã cắt nghĩa một cách duy vật quá trình phát triển của xã hội loài người từ thấp đến cao, trong đó thừa nhận "tính thứ nhất" của vật chất (Lễ nghĩa ra đời trên cơ sở quan hệ giai cấp). Nếu như chỉ có Đất, Trời, thì vạn vật cũng không thể phát sinh phát triển được, do vậy còn có những yếu tố phụ trợ cho hoạt động hóa sinh của đất trời như: Sấm có tác đụng như cổ vũ, kích thích cho muôn vật sinh sôi; Gió mưa là nguồn tưới tắm cho muôn loài sinh trưởng...
Các tác giả "Dịch truyện" cũng cho rằng, "Đạo của trời đất là luôn luôn biến đổi, không lúc nào dừng" (Thoán từ của què Hằng). Chữ 56 "Đạo" trong "Dịch truyện" thường được nhắc tới, được hiểu như là biểu hiện của quy luật. Trời có "đạo" của trời (Thiên đạo), người có "đạo" của người (Nhân đạo), đất có "đạo" của đất (Địa đạo). Trong sự biến hóa bất thường, đa chúng đa dạng ấy vẫn có tính thống nhất ở quy luật, ở "Đạo". Các tác giả của "Dịch truyện" cũng cho rằng: cổ nhân đã, trên thì quan sát sự vận hành cả mặt trời mặt trăng và tinh tú, dưới thì quan sát sự vận hành của muôn loài cây cỏ chim thú và bản thân mình rồi mới đặt ra 8 quẻ, để giải thích sự thần bí của tự nhiên" ("Dĩ thông thần minh chi đức”) và nói rõ cái sự “khác nhau giữa muôn loài" (Dĩ loại vạn vật chi tình). Tất nhiên đây là một cách nói khoa trương thái quá, nhưng qua đó nó cũng thể hiện một phương pháp, một cách nhìn có yếu tố duy tâm của các nhà làm và giải thích dịch.
Kế thừa tư tưởng biện chứng trong triết học của Lão Tử, các tác giả của "Dịch truyện" đã đánh dấu một bước phát triển quan trọng trong lịch sử phát triển của phép biện chứng trong lịch sử triết học Trung Quốc cũng như của nhân loại. Không phải vô cớ mà tư tưởng biện chứng của Dịch đã có ảnh hưởng sâu sắc đến các nhà tư tưởng Trung Quốc thời xưa, kể cả duy vật lẫn duy tâm. Tất nhiên tư tưởng biện chứng của họ mới còn ở trình độ tự phát.
Các tác giả của "Dịch truyện" cho rằng, mọi vật luôn luôn ở trong trạng thái động ("vãng lai"), tương tác lẫn nhau, luôn luôn có sự mất đi của vật này và sự xuất hiện của vật kia, tất cả trong một dòng chảy bất tận, không có vật nào đứng yên: mặt trời lặn mặt trăng xuất hiện, mặt trời mặt trăng tương tác với nhau (âm dương tương thôi) mà có ánh sáng; cái rét qua đi cái nóng đến, cái nóng đến cái lạnh đi, có cái nóng cái lạnh mà làm nên năm tháng bốn mùa (Hệ từ, hạ). Họ cũng nói: cái đức (thuộc tính) lớn nhất của Trời - Đất là đức "sinh”, ("sinh" nghĩa là xuất hiện cái mới) hoặc, nghĩa của dịch là "sinh", "sinh" không ngừng (sinh sinh chi vị dịch).
Thứ hai, họ cho rằng mỗi vật trong bản thân nó bao giờ cũng có các mặt đối lập, mỗi sự vật là sự thống nhất của các mặt đối lập đó: một âm một dương gọi là "Đạo", ... tương tác với nhau mà thành ra sự vật. Trong các cặp đối lập, thí dụ như Thiên đường - Địa âm, Thiên cao - Địa thấp, Thiên cứng - Địa mềm.... mặt thứ nhất là chủ động, định hướng, mặt thứ hai là bị động, là phụ thuộc.
Thứ ba, các tác giả của "Dịch truyện" cũng đã bắt đầu đề cập đến phạm trù lượng - chất trong quá trình phát triển của sự vật. Mệnh đề được xem là quan trọng nhất khi xem dịch là "Dịch, cùng tất sẽ biến, biến sẽ thông, thông sẽ được vững bền" (Hệ từ, hạ). Tức là sự vật phát triển đến một hạn độ nhất định (cùng) thì sẽ chuyển sang mặt đối lập (vật cực tắc phản - biến), rồi lại bước vào một chu kỳ mới từ đầu (thông).
Tuy nhiên trong "Dịch truyện” cũng như toàn bộ "Chu dịch", còn có nhiều hạn chế, thể hiện trên các mặt cơ bản sau:
Thứ nhất, "Dịch” vốn là một sách để xem bói cho nên trong nó bao hàm nhiều nội dung mê tín, với nhiều câu chữ có tính chất thần bí điềm triệu, khó hiểu.
Thứ hai, tư tưởng biện chứng của "Dịch truyện" cũng rất hẹp hòi, thiển cẩn. Một mặt, do hạn chế của nền sản xuất nông nghiệp, họ quan sát sự tuần hoàn của mặt trời mặt trăng, bốn mùa năm tháng..., mặt khác, do hạn chế của quan điểm giai cấp muốn bảo tồn cái cũ, cho nên họ không có được nhận thức đúng đắn về sự phát triển. Khái niệm "sinh" (cái mới) ở đây chỉ là sự tái hiện đơn giản của cái cũ mà thôi.
Thứ ba, tuy thừa nhận có mâu thuẫn, và là phổ biến, nhưng "Dịch truyện" chủ trương điều hòa mâu thuẫn. Với Dịch phải giữ đạo "Trung" là quan trọng, nếu vượt quá giới hạn là sự "Thất trung". Đây là thái độ muốn duy trì sự vật cũ, sợ quần chúng thái quá trong đấu tranh phản kháng.
Thứ tư, ứng vào xã hội, Dịch cho rằng: giai cấp thống trị, người quân tử là Dương, giai cấp bị trị, người lao động là Âm, mỗi loại phải đứng vào đúng vị trí của mình thì mới là tốt, là hợp quy luật. Như vậy thuyết "chính vị” của “Dịch truyện' tương tự thuyết "Chính danh" của Khổng Tử, nó là cơ sở lý luận của sự thống trị, của trật tự xã hội phục vụ cho giai cấp bóc lột.
soanbailop6.com