Kết cấu dân số
là một khái niệm dùng để chỉ tập hợp những bộ phận hợp thành dân số của một lãnh thổ (nhóm nước, từng nước hoặc từng vùng) được phân chia dựa trên những tiêu chuẩn nhất định. Việc nghiên cứu kết cấu dân số có vai trò rất quan trọng. ...
là một khái niệm dùng để chỉ tập hợp những bộ phận hợp thành dân số của một lãnh thổ (nhóm nước, từng nước hoặc từng vùng) được phân chia dựa trên những tiêu chuẩn nhất định.
Việc nghiên cứu kết cấu dân số có vai trò rất quan trọng. Giúp chúng ta nắm được thực trạng, có thể dự báo các quá trình và động lực dân số của một lãnh thổ nào đó. Nhìn chung, kết cấu dân số gồm kết cấu sinh học (kết cấu theo độ tuổi, giới tính), kết cấu dân tộc (kết cấu theo thành phần dân tộc, kết cấu theo quốc tịch) và kết cấu xã hội của dân cư (kết cấu giai cấp, kết cấu theo lao động, kết cấu theo trình độ văn hóa).
Phản ánh thành phần, thể trạng về mặt sinh học của dân cư ở một lãnh thổ nào đó. Kết cấu sinh học bao gồm kết cấu dân số theo độ tuổi và kết cấu dân số theo giới tính.
theo độ tuổi
theo độ tuổi là tập hợp các nhóm người được sắp xếp theo những lứa tuổi nhất định nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu các quá trình dân số và các quá trình kinh tế-xã hội.
theo độ tuổi được chú ý nhiều, bởi vì nó thể hiện tổng hợp tình hình sinh, tử, khả năng phát triển dân số và nguồn lao động của một lãnh thổ. Do những khác biệt về chức năng xã hội và chức năng dân số giữa nam và nữ, kết cấu dân số theo độ tuổi thường được nghiên cứu cùng với kết cấu dân số theo giới tính gọi là kết cấu dân số theo độ tuổi-giới tính.
Có 2 cách phân chia độ tuổi với việc sử dụng các thang bậc khác nhau:
- Độ tuổi có khoảng cách đều nhau. Sự chênh lệch về tuổi giữa 2 độ tuổi kế tiếp nhau có thể là 1 năm, 5 năm hay 10 năm (người ta thường sử dụng khoảng cách 5 năm). Cách này được dùng để phân tích, dự đoán các quá trình dân số.
- Độ tuổi có khoảng cách không đều nhau. Thông thường người ta chia thành 3 nhóm tuổi:
- Dưới độ tuổi lao động (0-14 tuổi);
- Trong độ tuổi lao động (15-59 tuổi); và
- Trên độ tuổi lao động (từ 60 tuổi trở lên).
Cách này nhằm đánh giá những chuyển biến chung về kết cấu dân số. Những nước được coi là có dân số "trẻ" nếu tỉ lệ người trong độ tuổi 15 vượt quá 35%, số người trong độ tuổi trên 60 ở mức 10%, là dân số "già" khi độ tuổi 0-14 dao động trong khoảng 30-35%, độ tuổi 60 vượt quá 10% dân số.
Bảng 3. theo độ tuổi (%) năm 1995
Châu lục | Dưới 15 tuổi | Từ 15 đến 64 tuổi | Từ 65 tuổi trở lên |
Toàn thế giới | 33 | 61 | 6 |
Âu | 20 | 66 | 14 |
Á | 35 | 60 | 5 |
Phi | 45 | 52 | 3 |
Bắc Mỹ | 21 | 67 | 12 |
Mỹ Latinh | 36 | 59 | 5 |
Úc và Đại Dương | 26 | 65 | 9 |
Các nước đang phát triển có kết cấu dân số trẻ vì lứa tuổi dưới 15 chiếm khoảng 40% tổng số dân. Với lực lượng trẻ tiềm tàng như vậy, dù có giảm tỉ suất sinh tới mức chỉ đủ để tái sản xuất dân cư giản đơn (2 con/gia đình), số dân vẫn cứ tiếp tục tăng trong một khoảng thời gian dài trước khi đạt tới sự ổn định.
Các nước kinh tế phát triển thường có loại hình kết cấu dân số già. Nguyên nhân chủ yếu là do mức gia tăng tự nhiên thấp và số người cao tuổi ngày càng nhiều hơn.
theo giới tính
Trên một lãnh thổ, bao giờ cũng có nam giới, nữ giới. Tương quan giữa giới này so với giới kia hoặc so với tổng số dân được gọi là kết cấu theo giới (hay kết cấu nam nữ). Kết cấu này khác nhau tùy theo lứa tuổi.
Kết cấu nam nữ được tính dựa trên số lượng nam trên 100 nữ; hoặc số lượng nữ trên 100 nam; hoặc số lượng nam (hoặc nữ) so với tổng số dân (tính bằng %).
Tháp tuổi (tháp dân số)
theo độ tuổi và giới tính thường được thể hiện trực tiếp bằng tháp tuổi. Tháp tuổi là công cụ đắc lực để nghiên cứu kết cấu dân số theo độ tuổi của một lãnh thổ nào đó.
Tháp tuổi phản ánh tất cả các sự kiện của dân số trong một thời điểm nhất định. Nhìn tháp tuổi, có thể thấy rõ số dân theo từng độ tuổi, từng giới tính. Từ đó dễ dàng suy ra tình hình sinh, tử và phán đoán các nguyên nhân làm tăng hoặc giảm số dân của từng thế hệ.
Hiện nay, người ta phân biệt 3 dạng tháp tuổi cơ bản là dạng phát triển (dân số trẻ), dạng ổn định (dân số tăng chậm) và dạng suy thoái (dân số già).
![](/pictures/picfullsizes/2018/05/24/qmj1527153435.jpg)
![](/pictures/picfullsizes/2018/05/24/qqb1527153435.jpg)
Tháp dân số Mexico năm 1980 và 2050
Năm 1980, tỉ suất sinh ở Mexico khá cao, trẻ em đông, số người thọ ít, tuổi thọ trung bình cao.
![](/pictures/picfullsizes/2018/05/24/cuv1527153435.jpg)
![](/pictures/picfullsizes/2018/05/24/llz1527153435.jpg)
Năm 1989, tỉ suất sinh ở Sweden thấp, số người sống thọ nhiều, tuổi thọ trung bình cao.
![](/pictures/picfullsizes/2018/05/24/uel1527153435.jpg)
![](/pictures/picfullsizes/2018/05/24/rqy1527153435.jpg)
Tháp tuổi Việt Nam qua các năm
Kết cấu dân tộc là tập hợp những bộ phận hợp thành dân số của một nước được phân chia theo thành phần dân tộc. Về cơ bản, kết cấu dân tộc bao gồm kết cấu theo thành phần dân tộc và kết cấu theo quốc tịch.
Trong một nước, một quốc gia thường có nhiều dân tộc, chủng tộc, với một số đặc điểm khác nhau về ngôn ngữ, phong tục tập quán.
Dân tộc là khối cộng đồng người hình thành trong quá trình lịch sử, cùng sống chung trong một lãnh thổ, có cùng ngôn ngữ đại diện, có quan hệ chặt chẽ với nhau trong đời sống tinh thần, chính trị, kinh tế, xã hội.
Khái niệm dân tộc còn để chỉ những tộc người, có cùng đặc điểm chủng tộc – sinh học như người Việt (Kinh), Tày, Nùng, Dao, H’mông, Êđê, Bana, K’ho, Chăm, Hoa, Khmer ...Đó là những tộc người cùng có chung một quốc gia Việt Nam, một dân tộc Việt Nam, lấy tiếng Việt (Kinh) làm ngôn ngữ chung, nhưng vẫn giữ được bản sắc riêng của tộc người mình về ngôn ngữ, tập quán ...Đa số các nước là quốc gia nhiều dân tộc. Ít có những quốc gia chỉ có một tộc người như Nhật, Triều Tiên, Bangladet ... hoặc nhiều tộc người lại sinh sống trên nhiều lãnh thổ, quốc gia như người Cuốc.
Kết cấu này phản ánh những khía cạnh xã hội của dân cư ở một lãnh thổ, có ý nghĩa quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc đến mọi hoạt động xã hội. Một số dạng của kết cấu này như kết cấu dân số theo thành phần lao động, kết cấu dân số theo nghề nghiệp, kết cấu dân số theo trình độ văn hóa.
theo thành phần lao động
Kết cấu này có liên quan tới các thể loại lao động và dân số hoạt động trong các loại nghề nghiệp. Dân số lao động là khái niệm chỉ những người có lao động với một nghề nghiệp nhất định. Dân số phụ thuộc (ăn theo) là những người không có lao động, sống dựa vào lao động của người khác.
Theo Liên hiệp quốc, dân số hoạt động không chỉ bao gồm người có việc làm, mà cả những người không có việc làm (thất nghiệp). Khái niệm dân số hoạt động kinh tế còn đồng nghĩa với khái niệm nguồn lao động.
Tỉ lệ dân số hoạt động kinh tế phụ thuộc vào tỉ lệ dân số ở tuổi lao động và số có việc làm ở lớp người này. Dân số hoạt động kinh tế là những người có khả năng lao động trong độ tuổi lao động trừ những học sinh, sinh viên, quân đội và người nội trợ. Ngoài ra, còn kể thêm người ngoài độ tuổi lao động nhưng có tham gia vào hoạt động sản xuất và người làm kinh tế gia đình.
Dân số lao động là số người ở lứa tuổi 18-64 (có thay đổi ít nhiều tùy điều kiện cụ thể của từng nước). Như vậy dân số lao động và kết cấu dân số theo độ tuổi có liên quan mật thiết với nhau. Phần lớn các nước có dân số trẻ (châu Á, Phi, Mỹ Latinh) là các nước có tỉ lệ thấp về dân số lao động, trái lại ở các nước kinh tế phát triển, số lớp trẻ tương đối ít, tỉ lệ dân số lao động thường cao.
theo nghề nghiệp
Việc phân chia khu vực lao động chủ yếu dựa vào tính chất và nội dung hoạt động sản xuất, dựa vào tính chất của quan hệ sản xuất, bao gồm khu vực Nhà nước (quốc doanh) và khu vực ngoài quốc doanh, khu vực kinh tế gia đình.
Nếu dựa vào tính chất sản xuất, sẽ có khu vực 1 gồm nông, lâm ngư nghiệp; khu vực 2 gồm công nghiệp và xây dựng, khu vực 3 là các hoạt động khác. Ngoài ra khu vực lao động trí óc còn được xem như là khu vực 4.
theo trình độ văn hóa
Kết cấu này phản ánh trình độ học vấn của dân cư trong một nước, qua đó có thể giúp cho việc nghiên cứu về tình hình và khả năng phát triển kinh tế. Liên Hiệp Quốc thường dùng các chỉ số trong kết cấu dân số theo trình độ văn hóa, một trong các yếu tố để đánh giá sự phát triển của con người.