24/05/2018, 16:42

Kế toán Việt Nam so với kế toán Pháp về lập dự phòng phải thu khó đòi, giảm giá hàng tồn kho

Có thể nói kế toán dự phòng phải thu khó đòi, giảm giá hàn tồn kho ở Việt Nam đi theo xu hướng giống với kế toán Pháp . - Những điểm giống nhau này thể hiện nhiều trên dự phòng giảm giá hàng tồn khó có thể là về điều kiện trích lập, cách xử lý dự ...

Có thể nói kế toán dự phòng phải thu khó đòi, giảm giá hàn tồn kho ở Việt Nam đi theo xu hướng giống với kế toán Pháp .

- Những điểm giống nhau này thể hiện nhiều trên dự phòng giảm giá hàng tồn khó có thể là về điều kiện trích lập, cách xử lý dự phòng, trích lập thêm hay được hoàn nhập .

- Chi phí dự phòng phải thu khó đòi và dự phòng giảm giá hàng tồn kho cùng được hạch toán vào chi phí hoạt động sản xuúat kinh doanh . Tuy nhiên, việc hoàn nhập dự phòng của Pháp được ghi tăng thu nhập trong khi ta lại ghi giảm chi phí .

- Thêm vào đó, việc hạch toán của Pháp rất chi tiêt ( thể hiện trên hệ thống tài khoản ) đặc biệt là dự phòng phải thu khó đòi . Pháp có riêng tài khoản 416 – ( khách hàng khó đòi nghi ngờ đang tranh chấp ) và tài khoản 654- ( lỗ do không đòi được nợ ) để xử lý các tổn thất thực tế phát sinh do công nợ phải thu thực sự không đòi được . Điều này cũng tạo nên sự khác nhau trong cách xử lý các khoản phải thu không có khả năng thu hồi giữa kế toán Pháp và kế toán Việt Nam .

Kế toán Pháp hạch toán như sau :

+ Nợ TK 654: ( lỗ do không đòi được nợ )

+ Nợ TK 4455: ( thuế GTGT phải nộp nhà nước )

+ Có TK 416 : ( khách hàng khó đòi nghi ngờ đang tranh chấp )

+ Có TK 411: ( trường hợp chưa kịp lập dự phòng giảm giá tài khoản khách hàng)

Đồng thời phải hoàn nhập số dự phòng ( nếu trước đây đã lập ) của khách hàng xử lý xoá sổ :

+ Nợ TK 491 : ( dự phòng giảm giá các tài khoản khách hàng )

+ Có TK 781 : ( hoàn nhập khấu hao và dự phòng thuộc thu nhập kinh doanh)

- Việc phân loại khách hàng và khách hàng và hạch toán khách hàng khó đòi nghi ngờ đang tranh chấp vào riêng một khoản sẽ tiện lợi hơn cho việc theo dõi và xử lý các khoản nợ nghi ngờ bị mất .

- Một điểm khác nhau cơ bản nữa là về cơ sở tính số dự phòng phải thu khó đòi cần lập. Ở Việt Nam tính trên số nợ nghi ngờ có cả thuế GTGT, còn ở Pháp tính số dự phòng trên số nợ ngoài thuế GTGT :

Sở dĩ Pháp tính mức dự phòng giảm giá tài khoản khách hàng trên số nợ nghi ngờ ngoài thuế vì Pháp cho rằng số thuế khách hàng đang nợ chúng ta là số thuế thu hộ nhà nước nên nếu mất thì nhà nước phải chịu . Thuế không thuộc doanh thu của doanh nghiệp do đó phải lập dự phòng ngoài thuế, tính trên thu nhập của doanh nghiệp . Điều nay cho thấy sự chặt chẽ trong hệ thống kế toán Pháp .

0