24/05/2018, 16:42

Các tiêu chuẩn an toàn điện trong nước

Phụ lục này giới thiệu các tiêu chuẩn an toàn trong và ngoài nước nhằm mục đích giúp sinh viên biết các tiêu chuẩn hiện hành liên quan đến an toàn điện trong và ngoài nước. Trong khuôn khổ của phụ lục, các tiêu chuẩn được giới thiệu về mục ...

Phụ lục này giới thiệu các tiêu chuẩn an toàn trong và ngoài nước nhằm mục đích giúp sinh viên biết các tiêu chuẩn hiện hành liên quan đến an toàn điện trong và ngoài nước. Trong khuôn khổ của phụ lục, các tiêu chuẩn được giới thiệu về mục đích của tiêu chuẩn, sau đó là các đề mục chính.

Đối với các tiêu chuẩn an toàn điện của Việt Nam, sinh viên có thể tìm đọc phần trình bày nội dung chi tiết trong tài liệu “ Tập hợp các tiêu chuẩn kỹ thuật AN TOÀN VỀ ĐIỆN” do Bộ Lao Động – Thương Binh và Xã Hội, Nhà Xuất Bản Lao Động ấn hành năm 1998 tại Hà Nội, qua đó nắm kỹ và cụ thể hơn các qui định về an toàn. Trên cơ sở này, vận dụng tốt vào thực tế và nâng cao hiệu quả an toàn điện trong công tác tổ chức an toàn trong xí nghiệp, đơn vị công tác sau này.

1. TCVN 5556 –1991: Thiết bị điện hạ áp - Yêu cầu chung về bảo vệ chống điện giật Tiêu chuẩn này áp dụng cho tất cả các loại thiết bị điện, máy điện xoay chiều có điện áp đến 1.000V, tần số danh định đến 10kHz và thiết bị điện một chiều có điện áp đến 1.500V. Tiêu chuẩn này qui định các yêu cầu chung về bảo vệ người tránh tiếp xúc với các bộ phận mang điện đang vận hành và tiếp xúc với các bộ phận bình thường không mang điện lúc xuất hiện trên các bộ phận này điện áp nguy hiểm.

Nội dung bao gồm các đề mục sau:

* Yêu cầu đối với bảo vệ tránh tiếp xúc với các bộ phận mang điện đang vận hành

- Yêu cầu chung

- Yêu cầu đối với vỏ bảo vệ

- Yêu cầu đối với che chắn bảo vệ

- Yêu cầu đối với bố trí bảo vệ

- Yêu cầu đối với chỗ cách điện chỗ làm việc

- Yêu cầu khi sử dụng điện áp an toàn

* Yêu cầu đối với bảo vệ khi tiếp xúc với các bộ phận không mang điện lúc có điện áp nguy hiểm

- Yêu cầu chung

- Yêu cầu đối với nối không

- Yêu cầu đối với nối đất bảo vệ

- Yêu cầu đối với cắt bảo vệ dòng rò

- Yêu cầu đối với cách điện bảo vệ

- Yêu cầu khi sử dụng điện áp an toàn

- Yêu cầu đối với cách ly bảo vệ

* Phụ lục 1: Thuật ngữ và định nghĩa

*Phụ lục 2: Trị số điện áp chạm phụ thuộc thời gian tác động

  1. TCVN5556-1991: Thiết bị hạ áp – Yêu cầu chung về bảo vệ chống điện giật
  2. TCVN 4756-89: Quy phạm nối đất và nối “không” các thiết bị điện
  3. TCVN 4086 – 85 : An toàn điện trong xây dựng
  4. TCVN 3146 – 86 : Công việc hàn điện - Yêu cầu chung về an toàn
  5. TCVN 4726 – 89: Kỹ thuật an toàn máy cắt kim loại – Yêu cầu đối với trang thiết bị
  6. TCVN 4163 – 85 : Máy điện cầm tay - Yêu cầu an toàn
  7. TCVN 5180 – 90 : Pa lăng điện - Yêu cầu chung về an toàn
  8. TCVN 3718 – 82 : Trường điện từ tần số Radio – Yêu cầu chung về an toàn
  9. TCVN 2572 – 78 : Biển báo an toàn về điện
  10. TCVN 3259 – 1992 (soát xét lần 1) : Máy biến áp và cuộn kháng điện lực – Yêu cầu an toàn
  11. TCVN 3145 – 79 : Khí cụ đóng cắt mạch điện, điện áp đến 1.000 V – Yêu cầu an toàn
  12. TCVN 2295 – 78 : Tủ điện của thiết bị phân phối trọn bộ và của trạm biến áp trọn bộ – Yêu cầu an toàn
  13. TCVN 4115 – 85 : Thiết bị ngắt điện bảo vệ người dùng ở các máy và dụng cụ điện di động có điện áp đến 1.000V – Yêu cầu kỹ thuật chung
  14. TCVN 3623 – 81 : Khí cụ điện chuyển mạch điện áp đến 1.000V – Yêu cầu kỹ thuật chung
  15. TCVN 5334 – 1991: Thiết bị điện kho dầu và sản phẩm dầu – Quy phạm kỹ thuật an toàn trong thiết kế và lắp đặt.
  16. TCVN 3620 – 1992 ( soát xét lần 1) : Máy điện quay – Yêu cầu an toàn
  17. TCVN 5587 – 1991: Sào cách điện
  18. TCVN 5588 – 1991: Ủng cách điện
  19. TCVN 5589 – 1991: Thảm cách điện
  20. TCVN 5586 – 1991: Găng cách điện

Xem chi tiết tại đây

0