Kế toán tổng hợp vật liệu, công cụ dụng cụ theo phương pháp kê khai thường xuyên
Phương pháp kế toán thường xuyên là phương pháp ghi chép, phản ánh thường xuyên liên tục tình hình nhập xuất tồn kho các loại vật liệu, công cụ dụng cụ trên các tài khoản và sổ kế toán tổng hợp kho có các chứng từ nhập xuất vật liệu. Phương ...
Phương pháp kế toán thường xuyên là phương pháp ghi chép, phản ánh thường xuyên liên tục tình hình nhập xuất tồn kho các loại vật liệu, công cụ dụng cụ trên các tài khoản và sổ kế toán tổng hợp kho có các chứng từ nhập xuất vật liệu. Phương pháp này được áp dụng trong phần lớn các doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp thương mại kinh doanh những mặt hàng có giá trị lớn như; ô tô, máy móc.
Tài khoản sử dụng:
- TK 152 – “ Nguyên vật liệu”: Tài khoản này phản ánh giá trị hiện có và tình hình tăng giảm nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Kết cấu:
Bên nợ:
-Trị giá thực tế của nguyên liệu vật liệu nhập kho do mua ngoài tự chế thuê ngoài gia công, nhận góp vốn liên doanh.
- Giá trị nguyên liệu, vật liệu phát hiện thừa trong kiểm kê.
- Giá trị phế liệu thu hồi.
- Kết chuyển giá trị nguyên liệu, vật liệu tồn kho cuối kỳ theo phương pháp kiểm kê định kỳ.
Bên có:
- Trị giá thực tế của nguyên vật liệu xuất kho để sản xuất, để bán, thuê ngoài gia công chế biến hoặc góp vốn liên doanh.
- Chiết khấu mua hàng được hưởng.
- Giá trị nguyên liệu, vật liệu trả lại giảm giá.
- Giá trị nguyên liệu, vật liệu thiếu hụt khi kiểm kê.
- Kết chuển giá trị nguyên liệu, vật liệu tồn kho đầu kỳ theo phương pháp kiểm kê định kỳ.
Dư nợ:
- Giá thực tế nguyên vật liệu tồn kho:
Chi tiết KT 152:
- 1521: Nguyên vật liệu chính.
- 1522: Nguyên vật liệu phụ.
- 1523: Nhiên liệu
- 1524: Phụ tùng thay thế
- 1255: Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản
- 1528: Vật liệu khác.
* TK 151: Hàng mua đang đi trên đường: Tài khoản này phản ánh giá trị các loại vật tư hàng hoá mà doanh nghiệp đã mua đã chấp nhận thanh toán với người bán nhưng chưa về nhập kho doanh nghiệp còn đang đi trên đường và tình hình đang đi đường về nhập kho của doanh nghiệp.
- Kết cấu:
Bên nợ:
- Giá trị hàng đi đường.
- Kết chuyển giá thực tế hàng đi đường cuối kỳ theo phương pháp kiểm kê định kỳ.
Bên có:
- Giá trị hàng đang đi đường đã về nhập kho hoặc chuyển giao cho đối tượng sử dụng hay khách hàng .
- Kết chuyển giá trị tên hàng đang đi đường đầu kỳ (theo phương pháp kiểm kê định kỳ).
Dư nợ: Giá trị hàng đi đường chưa về nhập kho.
* TK 331 – Phải trả người bán: TK này dùng để phản ánh quan hệ thanh toán giữa doanh nghiệp với người bán và nhận thầu về các loại vật tư, hàng hoá, lao vụ, theo kợp đồng kinh tế đã ký kết.
- TK 133 – Thuế VAT được khấu trừ: TK này cho các doanh nghiệp thuế VAT theo phương pháp khấu trừ thuế.
- TK 153 – Công cụ dụng cụ: TK này có tính chất và kết cấu cũng giống như TK152. TK 153 có 3 TK cấp 2:
TK 1531 Công cụ dụng cụ
TK 1532 Bao bì luân chuyển
TK 1533 Đồ dùng cho thuê
* TK 159 – Dự phòng giảm giá hàng tồn kho: TK này được dùng để phản ánh bộ phận giá trị dự tính giảm sút so với giá gốc của hàng tồn kho nhằm ghi nhận các khoản lỗ hay phí tổn có thể phát sinh nhưng chưa chắc chắn và phản ánh giá trị thực tế thuần tuý của hàng tồn kho trên các báo cáo tài chính. TK này là TK điều chỉnh cho các TK tồn kho trong đó có TK 152.
Ngoài cácTK trên kế toán còn so các TK liên quan:
- TK 111 – Tiền mặt.
- TK112 – Tiền gửi ngân hàng.
- TK 621 – CP NVL trực tiếp
- TK 627 – CP sản xuất chung
- TK 641 – CP Bán hàng
- TK 623 – CP Sử dụng máy thi công.
- TK 642: CP quản lý doanh nghiệp
- TK 141: Tạm ứng
- TK 128: Đầu tư ngắn hạn khác
- TK 222: Góp vốn liên doanh.
- Phương pháp kế toán các nghiệp vụ chủ yếu:
* Kế toán tổng hợp tăng NVL, CCDC:
+ Tăng vật liệu, CCDC do mua ngoài:
+Trường hợp hàng và hoá đơn cùng về: Căn cứ vào hoá đơn và phiếu nhập ghi:
Nợ TK 152,153
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ.
Có TK 111 – TM
Có TK 112 – TGNH
Có TK 141 – Tạm ứng
Có TK 331 – Phải trả khách hàng
Có TK 311 – Vay ngắn hạn ngân hàng.
+ Trường hợp hàng thu mua trong tháng chưa về nhưng chưa nhận được hoá đơn của người bán, kế toán không ghi số ngay mà lưu phiếu nhập vào hồ sơ.
TS doanh nghiệp trong đó vật liệu có thể đánh giá lại trong một số trường hợp cần thiết như:
Cuối tháng hoá đơn về ngay thì tiến hành ghi sổ theo định kỳ, nhưng nếu hoá đơn vẫn chưa về thì kế toán sẽ ghi giá trị nhập kho theo giá tạm tính để ghi số.
Nợ TK 152, 153: NVL, CCDC
Có TK 331: phải trả người bán.
Ghi nhận được hoá đơn sẽ tiến hành theo giá tạm tính. Nếu giá hoá đơn lớn hơn giá tạm tính, kế toán ghi:
Nợ TK 152, 153: NVL, CCDC
Nợ TK 133 (1): Thuế NVL được khấu trừ.
Có TK 331: Phải trả cho người bán.
Nếu giá hoá đơn nhỏ hơn giá tạm tính, kế toán ghi:
Nợ TK 152: Ghi có chênh lệch giảm
Nợ TK 133 (1): Thuế NVL được khấu trừ.
Có TK 331: Phải trả cho người bán.
+ Trường hợp hàng đang đi trên đường: Nếu trong tháng nhận được hoá đơn mà cuối tháng hàng vẫn chưa về nhập kho thì kế toán chưa ghi số ngay mà phải phản ánh giá trị hàng đang đi đường vào TK 151:
Nợ TK 151: Hàng đang đi trên đường.
Nợ TK 1331: Thuế NVL được khấu trừ
Có TK 111: TM.
Có TK 112: TGNH.
- Sang tháng khi “Hàng đang đi đường” về nhập kho hoặc chuển giao các bộ phận sản xuất hay khách hàng, tuỳ từng trường hợp kế toán ghi:
Nợ TK 152, 153 NVL,CCDC
Nợ TK 621: CP, NVL trực tiếp.
Nợ TK 642: CP, quản lý doanh nghiệp .
Nợ TK 627, 641, 157….
Có TK 151: Hàng mua đang đi đường .
- Các chi phí liên quan đến thu mua NVL phù thuộc vào các chứng từ liên quan để ghi sổ kế toán.
Nợ TK 152, 153 NVL, CCDC
Nợ TK 133: Thuế NVL được khấu trừ.
Có TK 133: Phải trả cho người bán
Có TK 111,112, 141.
- Ghi thanh toán cho người bán, số chiết khấu được hưởng, kế toán ghi:
Nợ TK 331: Phải trả cho người bán
Có TK 152, 153: NVL,CCDC
Có TK 111, 112: TM, TGNH.
- Vật liệu, công cụ dụng cụ nhập từ nguồn thu ngoài gia công hoặc tự chế.
Nợ TK 152, 153: NVL, CCDC.
Có TK 154: Chi tiết tự chế, thuê chế biến.
- Vật liệu, công cụ dụng cụ do các đơn vị khác góp vốn liên doanh.
Nợ TK 152, 153: NVL., CCDC
Có TK 411: Chi tiết góp vốn liên doanh .
- Vật liệu, công cụ dụng cụ phát hiện thừa trong kiểm kê.
Nợ TK 152,153: NVL, CCDC
Có TK 3381: Phải trả, phải nộp.
Sau khi làm rõ nguyên nhân kế toán ghi sổ.
Nợ TK 3381: Phải trả , phải nộp.
Có TK liên quan.
(Có thể do được tặng được biếu nhưng chưa ghi sổ, kế toán ghi có TK 411, có thể chưa ghi nợ người bán kế toán ghi Có TK 331).
Nếu xác định vật liệu thừa không phải của doanh nghiệp kế toán phản ánh vào TK 002 “ vật tư hàng hoá gửi hộ hoặc giá công”.
Tăng vật liệu, CCDC do thu hồi vốn góp liên doanh:
Nợ TK 152, 153:NVL, CCDC
Có TK 128, 222: Đầu tư ngắn hạn khác góp vốn liên doanh được đánh giá lại theo quy định chung nếu giá hạch toán lại lớn hơn giá cũ của vật liệu thì phần chênh lệch đó được ghi sổ như sau:
Nợ TK 152, 153: NVL, CCDC
Có TK 421: Chênh lệch đánh giá lại TS.
* Kế toán tổng hợp các trường hợp giảm NVL, CCDC
- Xuất kho vật liệu,công cụ dụng cụ dùng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh. Căn cứ vào chứng từ xuất kho vật liệu kế toán ghi:
Nợ TK 621: ( dùng cho sản xuất sản phẩm )
Nợ TK 627: (dùng cho sản xuất và quản lý sản xuất )
Nợ TK 641: (dùng cho bộ phận bán hàng)
Nợ TK 642: (dùng cho bộ phận quản lý doanh nghiệp )
Nợ TK 241: (dùng cho bộ phận xây dựng cơ bản và sửa chữa TSCĐ)
Nợ TK 142: (chi phí trả trước, vật liệu,CCDC phân bổ dần )
Có TK 152, 153: NVL,CCDC (theo giá thực tế xuất kho).
Có 2 cách phân bổ dần vật liệu, công cụ dụng cụ :
Phân bổ hai lần 50% một lần
Phân bổ theo kỳ hạn sử dụng (biết chắc chắn kì hạn của chúng)
Nợ TK 621, 627, 641, 642
Có TK 142 (phân bổ nhiều lần)
Đến khi báo hỏng
Nợ TK 152 (phế liệu thu hồi nếu có)
Nợ TK 621, 627, 641, 642
Có TK 142 (giá trị còn lại)
- Xuất kho vật liệu, công cụ dụng cụ để tự chế hoặc thuê chế biến.
Nợ TK 154: CP sản xuất doanh nghiệp dở dang
Có TK 152,153: NVL,CCDC.
- Xuất vật liệu góp vốn liên doanh với đơn vị khác. Căn cứ vào giá trị vốn góp liên doanh và giá thực tế vật liệu góp để xa chênh lệch.
Nếu: Giá trị vốn góp > Giá thực tế.
Nợ TK 128: Đầu tư ngắn hạn khác.
Nợ TK 222: (Giá trị vốn góp)
Có TK 421: (Phần chênh lệch tăng)
Có TK 152, 153: (Giá thực tế vật liệu, công cụ dụng cụ).
Giá trị vốn góp (Giá thực tế.)
Nợ TK 128: Đầu tư ngắn hạn khác.
Nợ TK 222: (Giá trị vốn góp)
Nợ TK 421: (Phần chênh lệch giảm)
Có TK 152,153: Giá thực tế vật liệu,công cụ dụng cụ .
- Xuất vật liệu, công cụ dụng cụ bán hoặc cho vay.
Nợ TK 632: Xuất bán
Nợ TK 1388: Cho vay không lấy lãi.
Có Tk 152,153: Giá thực tế vật liệu, công cụ dụng cụ xuất.
Phản ánh doanh thu bán vật liệu, công cụ dụng cụ.
Nợ TK 131,111,112
Có TK 511 Theo giá bán
Có TK3331 Thuế GTGT
- Trường hợp giảm VL do thiếu hụt
+ Nếu thiếu hụt trong định mức thì được tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp .
Nợ TK 642: CP, quản lý doanh nghiệp .
Có TK 152, 153: Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.
+ Nếu thiếu hụt ngoài định mức không xác định được nguyên nhân thì phải chờ xử lý, KT ghi:
Nợ TK 1381: (TS thiếu chờ xử lý)
Có TK 152, 153: Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.
+ Nếu thiếu hụt ngoài định mức người chịu trách nhiệm gây nên.
Nợ TK 111: Số bồi thường vật chất đã thu.
Nợ TK 334: Trừ vào tiền công.
Nợ TK 1388: Số bồi thường phải thu.
Có TK 152, 153: Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.
+ Giảm vật liệu do đánh giá lại.
Nợ TK 412: Chênh lệch đánh giá lại TS
Có TK 152,153: Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.
Sơ đồ: kế toán tổng hợp nguyên liệu vật liệu
(Phương pháp kê khai thường xuyên)