25/05/2017, 09:43

Kể một việc em đã làm khiến bố mẹ rất vui lòng – Văn mẫu lớp 8

Đánh giá bài viết Kể một việc em đã làm khiến bố mẹ rất vui lòng – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Nam Định Ba mẹ là người đã cho tôi sự sống, cho tôi tình yêu cao cả, dạy cho tôi những điều tốt đẹp nhất để tôi làm hành trang bước vào đời. Trong mắt tôi, không ai có thể sánh bằng ...

Đánh giá bài viết Kể một việc em đã làm khiến bố mẹ rất vui lòng – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Nam Định Ba mẹ là người đã cho tôi sự sống, cho tôi tình yêu cao cả, dạy cho tôi những điều tốt đẹp nhất để tôi làm hành trang bước vào đời. Trong mắt tôi, không ai có thể sánh bằng ba mẹ. Tình yêu của tôi dành cho ba mẹ như ngọn lửa không bao giờ tắt. Tôi luôn mong muốn làm cho ba ...

Kể một việc em đã làm khiến bố mẹ rất vui lòng – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Nam Định

Ba mẹ là người đã cho tôi sự sống, cho tôi tình yêu cao cả, dạy cho tôi những điều tốt đẹp nhất để tôi làm hành trang bước vào đời. Trong mắt tôi, không ai có thể sánh bằng ba mẹ. Tình yêu của tôi dành cho ba mẹ như ngọn lửa không bao giờ tắt. Tôi luôn mong muốn làm cho ba mẹ hài lòng về mình. Chủ nhật vừa qua là một ngày hạnh phúc đối với tôi vì tôi đã làm được một việc khiến ba mẹ rất vui lòng.

Từ bé đến giờ tôi vẫn luôn tự hào về gia đình tôi. Ba mẹ lúc nào cũng yêu thương, quan tâm, chăm sóc tôi. Một ngày đẹp trời nọ, ba mẹ trìu mến thông tin với tôi một tin rất quan trọng: tôi sắp có em. Niềm vui ấy làm cả nhà chúng tôi hân hoan hơn, hạnh phúc hơn khi chào đón thành viên mới của gia đình. Rồi đến ngày em trai tôi cất tiếng khóc chào đời, tôi thấy ba mẹ vất vả lo cho em, tôi càng thêm yêu ba mẹ. Tôi cũng rất yêu thương nó. Đó là cậu bé có nước da trắng hồng, hai mắt tròn xoe, long lanh. Cái miệng nó cười trông rất dễ thương. Hai tay nó huơ huơ mỗi lần có người lại trò chuyện, âu yếm, nựng nịu nó. Có lẽ chính vì thế mà tôi thấy ba mẹ chăm sóc em quá mức mà quên khuấy tôi đi. Mỗi lần như vậy, tôi thường có cảm giác ba mẹ đã không còn thương mình, chỉ thương em thôi. Vì thế, có đôi lúc tôi hay đứng xa ra mỗi khi thấy ba mẹ chơi với em. Cũng từ lúc có em, tôi thường bị sai vặt: “Lan à, lấy dùm mẹ cái này. Lan à, lấy cho em cái kia…” Tôi cứ chạy ra chạy vào, chạy tới chạy lui để “phục vụ” cho em. Ý nghĩ ba mẹ không thương mình cứ luẩn quẩn trong đầu tôi làm tôi không thể nào cười nói gì được. Tôi thực hiện mệnh lệnh mà thấy khó chịu vô cùng. Tôi cứ hay lảng tránh ba mẹ. Tôi hay ngồi vào cái bàn học để ngồi vẽ những bức tranh mà tôi đang nghĩ. Tôi vẽ hình ảnh ba mẹ nắm tay Ton Ton em tôi đi chơi. Còn tôi thì đứng ở xa nhìn theo. Không có ai nắm tay tôi hết! Tôi vẽ hai giọt nước mắt rất to trên mắt tôi. Tôi thấy bức tranh này chính là tôi. Tôi hay nhìn bức tranh đó và nói một mình: “Ba mẹ không thương mình nữa rôi, chỉ thương Ton Ton thôi”.

Một hôm, chắc mẹ phát hiện ra có điều gì không ổn đối với tôi nên mẹ gọi tôi đến cạnh bên, vuốt đầu tôi, mẹ hỏi :

– Lan à, có việc gì mà mẹ thấy con không được vui vậy?

Tôi chỉ im lặng mà nước mắt sắp tràn ra. Mẹ hoảng hốt ôm tôi vào lòng và hỏi thêm:

– Việc học hành có gặp gì khó khăn không con?

Tôi lắc đầu mà nước mắt chảy.

– Sao vậy con ? Có chuyện gì con nói với mẹ nghe đi!

Tôi gạt tay mẹ ra và bỏ chạy tới cái bàn, cầm lấy bức tranh và đưa cho mẹ xem rồi lại ù bỏ chạy.

Suốt buổi chiều hôm đó tôi trốn vào một góc nhà. Mẹ tìm thấy tôi và dỗ dành:

– Mẹ biết rồi, con nghĩ ba mẹ không thương con phải không?

Tôi nói một cách thổn thức:

– Ba mẹ chỉ thương em, không thương con như hồi đó nữa. Huhu…

Mẹ tôi âu yếm vuốt nước mắt trên má tôi rồi ôn tồn giải thích:

– Con nghĩ như vậy là sai rồi. Em còn quá nhỏ, ba mẹ phải dành nhiều thời gian lo cho em. Còn con, con lớn hơn nên ba mẹ tin tưởng, an tâm về con. Ba mẹ rất thương con. Hơn nữa, con lại còn biết phụ giúp ba mẹ. Từ khi có em, mẹ thấy con rất người lớn, mẹ rất vui. Con có thương em không?

Tôi nói lí nhí: Dạ có.

– Vậy con có muốn làm cho ba mẹ vui lòng không?

– Dạ có – Tôi khẳng định.

Con hãy phụ mẹ chăm sóc em, con sẽ thấy em rất cần sự chăm sóc đặc biệt. Nếu con nghĩ ba mẹ không thương con. Ba mẹ sẽ rất buồn.

Tôi nghe trong giọng nói của mẹ có sự nghẹn ngào. Tôi thấy mẹ ôm tôi chặt hơn. Tự dưng những ý nghĩ trước đó bỗng nhiên biến đâu mất. Tôi chỉ còn thấy mẹ thương tôi biết chừng nào. Tôi sung sướng được ở trong vòng tay của mẹ… Ba không biết có mặt từ lúc nào, cũng cười và nói:

– Cả nhà ta cùng thương yêu nhau. Ba mẹ đều thương cả hai con!

Tôi chạy đến ôm lấy ba. Ba ơi, con thương ba mẹ. Con biết ba mẹ rất thương con… Lúc đó tôi chợt nhớ ba đã lấy lới bài hát “cả nhà thương nhau” để khẳng định tình cảm của ba mẹ. “Ba này, lúc nào cũng thật vui.”. Tôi thầm nghĩ mà thấy lòng vô cùng sung sướng.

Chiều chủ nhật hôm ấy cả nhà chuẩn bị sang nhà ngoại chơi, có ẵm em đi nữa. Mẹ gọi tôi phụ sắp xếp quần áo, tả, khăn, sữa, nước cho em. Tôi thấy vui vô cùng. Thì ra em Ton Ton cần được mọi người chăm sóc đến như vậy. Tôi chơi với em và cảm nhận được tình yêu thương chạy khắp người. Ton Ton dễ thương của chị, chị rất yêu thương em.

Thấy tôi vừa chơi với em, vừa hôn vào bàn tay bé bỏng của nó, mẹ cũng cười bảo:

– Thôi, chúng ta chuẩn bị lên đường nào, con gái cưng ơi!

Tôi “Dạ” nhanh gọn và dứt khoát lắm. Ba mẹ nhìn tôi cười:

– Thôi ta đi. Con gái của ba mẹ giỏi quá…

Ba mẹ cười mãi. Hình ảnh ba mẹ vui sướng hiện lên khuôn mặt, lên nụ cười, ánh mắt của ba mẹ dành cho tôi khiến tôi vô cùng hạnh phúc. Tôi vui quá…

Mỗi lần nhìn ba mẹ cười, tôi lại nhớ đến kỉ niệm đáng nhớ ấy. Tôi phải làm nhiều việc tốt hơn nữa, cố gắng học tốt và yêu thương em để ba mẹ yên tâm về tôi, để tôi tự hào với chính mình là một người con ngoan, một người chị tốt.

Tôi lại nhớ đến lời một bài hát có hình ảnh gia đình thật đẹp:

Ba là cây nến vàng

Mẹ là cây nến xanh

Con là cây nến hồng…

Còn em con là cây nến gì??? Mình phải tìm nhạc sĩ để khiếu nại, thiếu hình ảnh ngọn nến lung linh của em rồi…

Kể một việc em đã làm khiến bố mẹ rất vui lòng – Bài làm 2

Trong cuộc đời tôi, tôi cũng rất nhiều lần làm bố mẹ phải buồn, nhưng đôi lúc, tôi cũng là nguồn khởi đầu niềm vui cho bố mẹ tôi. Và cái lần tôi làm bố mẹ tôi vui khiến tôi phải ghi nhớ mãi là tôi đã cố gắng trong học tập. 

Hồi ấy, khi tôi học lớp 2 , tôi là một trong những bạn học yếu nhất lớp, nhưng lúc đó tôi còn non nớt lắm, chẳng hiểu gì cả, tôi cũng chẳng bận tâm đến chuyện học, lúc nào cũng mải chơi, bỏ bê việc học. Lúc nào lên lớp cũng chưa làm xong bài tập và kết cục cho việc lời học ấy là bị cô phê bình và phê vào cuốn sổ liên lạc quỷ quái ấy những dòng chữ dài có chữ ký của cô chủ nhiệm và thầy hiệu trưởng. Tôi biết vậy nhưng cũng chẳng làm cho tôi thay đổi, bởi tôi từ bé được sống trong tình yêu thương bao la của bố mẹ, luôn được bố mẹ cưng chiều. Tôi thản nhiên đưa cuốn sổ liên lạc cho mẹ ký. Nhưng biết đâu được, khuôn mặt mẹ như nhăn lại, mẹ cau mày khi đọc những dòng chữ cô giáo viết. Rồi mẹ nhìn tôi, tôi giật sững người khi nhìn mẹ, mẹ không nhìn tôi bằng ánh mắt yêu thương chiều chuộng nữa mà lúc này mẹ  nhìn tôi như thất vọng và tức giận. Lúc này tôi cũng cảm thấy hơi sợ, nhưng mẹ tôi lại không la mắng tôi một lời. Mẹ lý vào cuốn sổ và xoa đầu tôi nói:

-Cố gắng lên con.

Tôi chẳng hiểu gì cả, nhưng đôi mắt mẹ tôi dường như đỏ lại muốn khóc, lúc đó tôi còn non nớt lắm mà đến tận bây giờ tôi nghĩ lại ” chắc lúc ấy mẹ tôi buồn lắm”

Rồi từ hôm ấy, bố mẹ tôi luôn quan tâm đến việc học của tôi, tôi bắt đầu cảm thấy sợ hãi vì bố mẹ không chiều chuộng tôi nữa, giờ đây bố mẹ luôn nghiêm khắc với tôi. Bắt đầu từ đó, tôi cảm thấy không yêu thương bố mẹ như trước nữa, rồi tôi học tập chăm chỉ để không phải nghe những lời mắng nhiếc của bố mẹ tôi nữa, tôi học như một cái máy, trên lớp cô dạy bao nhiêu nhớ bấy nhiêu, bài tập có bao nhiêu câu làm chừng ấy câu, không hơn không ít. Ở nhà, mẹ tôi dạy gì thì nghe lấy miễn sao mẹ không la là được, mỗi lần nhìn thấy tôi ngáp ngắn ngáp dài trước quyển sách mẹ lại thở dài nói:

– Người ta ham hiểu biết thì học một biết 10, còn đây thì không ham học thì một nhớ gần bằng một cũng được.

Và cứ thế, tôi cảm thấy mình chẳng học tiến bộ nên chút nào. Có lẽ tôi mãi chỉ là một học sinh yếu nếu không có một ngày.

Hôm ấy, tôi đi học về không thấy ai ở nhà, rồi từ trong phòng mẹ tiếng khóc cất lên nghe rất rõ, tôi liếc qua phòng của mẹ, đó là mẹ, mẹ tôi đang khóc. Tôi chạy ùa đến ôm mẹ và hỏi mẹ. Một cái tin mà tôi cứ nghĩ như trong mơ ” Bố con bị tai nạn, đang nằm trong bệnh viện. Bố con…” mẹ tôi không nói được nữa, nước mắt mẹ cứ trào ra, tôi cảm thấy thương mẹ quá và tôi cũng rất hối hận, trách ông trời tại sao lại đối xử với bố tôi như vậy. Và từ hôm ấy, tôi tự học, tự đi bộ đến trường, tự nấu nướng và học bài không có bố mẹ ở bên cạnh kèm cặp. Và tôi cảm thấy chưa bao giờ mình say mê học đến vậy, cô giảng đến đâu tôi hiểu đến đó, cuối cùng tôi đã được cô giáo khen và được điểm 9 môn toán. Trời mưa như trút nước tôi cũng quyết tâm đến trường học. Bố tôi cuối cùng cũng khỏe lại, tôi khoe điểm cho bố mẹ, bố mẹ cười và chúc mừng tôi. Tôi chưa bao giờ thấy hạnh phúc như vậy.

Cứ như vậy, cuối năm tôi được giấy khen tiên tiến, bố mẹ tôi khen tôi giỏi và mua nhiều thứ tặng tôi, tôi ghi nhớ mãi nụ cười duyên dáng của mẹ, hiện rõ núm đồng tiền bên trái của mẹ.

Mặc dù chuyện đó đã qua lâu lắm rồi nhưng tôi không bao giờ quên, có lẽ đó chính là kỉ niệm tuổi thơ đẹp của tôi, tôi tự hứa sẽ chăm chỉ học tập, ngoan ngoãn nghe lời bố mẹ để luôn được nhìn thấy nụ cười rạng rỡ của bố mẹ, không phụ công ơn nuôi dưỡng của bố mẹ.

Kể một việc em đã làm khiến bố mẹ rất vui lòng – Bài làm 3

Lúc đó, tôi mới tám tuổi, cái tuổi còn rất nhỏ và hay mơ mộng. Niềm vui to lớn mà tôi đã dành cho bố mẹ tôi vào cái tuổi mới lớn ấy là lần đạt giải ở cuộc thi đàn toàn miền Bắc.

Lúc ấy, tôi đã đi học đàn được khoản hai đến ba năm, đã đánh được những bài khá dài và rất khó. Thầy giáo dạy nhạc của tôi lúc đó – thầy Kim Bình – có vẻ rất quan tâm với tôi. Thầy nói với tôi rằng học đàn không khó lắm đâu, chỉ cần chăm chỉ, tự tin và một chút năng khiếu âm nhạc nữa là được. Tôi học đàn chĩ vì muốn hiểu thêm về một môn nghệ thuật, yêu đời hơn, để giải trí mỗi khi căng thẳng và cũng vì tôi rất yêu đàn từ nhỏ. Tôi yêu những bản nhạc pi-a-nô thánh thót, cô đọng và đầy cảm xúc. Hôm ấy, sau khi tôi đánh thuần thục bản “Hát dưới trời Hà Nội”, thầy nói với tôi: “Thầy sẽ cho con đi thi đàn. Cuộc thi sẽ qua kì sơ khảo và chung khảo. Qua cuộc thi, thầy muốn con tự tin đế biểu diễn trước đám đông. Con thấy thế nào?”. Tôi ngạc nhiên vô cùng. Chưa bao giờ tôi nghĩ đến việc mình sẽ được đi thi, nhất là ở một giải lớn như vậy. Điều đó chỉ là ước mơ đối với tôi. Nhưng đó là trước kia, còn vào nhừng lúc ấy, tôi chỉ biết hết mình lao vào tập đàn với mơ ước sẽ đạt giải. Tôi tập một ngày từ hai đến ba tiếng đồng hồ cho thuộc lòng các nốt nhạc. Cũng may lúc đó đang vào hè nên tôi có nhiều thời gian rảnh rỗi. Ngày nào, thầy cũng đến tập cùng và kiểm tra bài cho tôi. Ông bà, bố mẹ luôn động viên tôi cố gắng. Mẹ còn bồi dưỡng cho tôi nhiều thức ăn ngon – mẹ cứ làm như tôi là người ốm – nên tôi càng quyết tâm hơn. Có nhừng lúc tưởng chừng như tôi đã thuần thục, nhưng đánh lại vẫn bị vấp và tôi lại tập lại. Thầy chọn cho tôi bản nhạc bài “Xe chỉ luồn kim” và bài “Con đường dưới chân anh” — nhạc của bộ phim nổi tiếng “Tây du kí”. Đôi khi tôi mỏi nhừ cả tay, nhưng nghĩ đến niềm vui của bố mẹ, sự tin tưởng của thầy, tôi lại cố gắng. Cứ như vậy rồi ngày thi cũng đến. Tôi mặc chiếc váy sa-tanh hồng, đầu cài chiếc nơ trắng. Trông tôi thật xinh. Vòng thi này chỉ là vòng thi của các thí sinh thuộc thành phố Hà Nội. Nếu qua được, vòng thi sau sẽ là vòng thi toàn miền Bắc. Tôi ngỡ ngàng bước vào hội trường. Tấm rèm xanh được dán hàng chữ trắng nổi bật dưới ánh đèn đủ màu sắc. Cuộc thi đã bắt đầu. Tôi ngồi dưới, chờ đến lượt mình, hồi hộp, lo lắng tới mức mồ hôi cứ túa ra. Cô dẫn chương trình đã giới thiệu “Tiếp theo là em Hoàng Mai Chi – học sinh thầy giáo Kim Bình của Cung thiếu nhi. Em sẽ trình bày bản “Xe chỉ luồn kim” và “Con đường dưới chân anh”. Giật mình, tôi bước lên sân khấu cúi chào, rồi bước đến bên chiếc đàn của mình. Ánh đèn làm tôi hơi lóa mắt. Tôi đánh một cách tự tin bài thi của mình. Hoàn thành bài đầu, bước xuống trống ngực tôi vẫn đập thình thịch. Tôi chờ tới cuối buổi thi. Trong đầu, tôi đã chuẩn bị sẵn tinh thần nếu mình bị loại. Đã tới giờ phút gay cấn nhất. Cô dẫn chương trình thông báo tên những thí sinh lọt vào vòng trong. Ôi! Có cả tên tôi!

Chao ôi! Tôi thật sung sướng. Thật bất ngờ! Ông, bà, bố, mẹ có biết cho con chăng? Niềm vui ấy còn kéo dài đến mấy ngày sau đó nhưng tôi đã phải lao vào tập đàn ngay, ở vòng hai này, các thí sinh còn giỏi hơn vòng trước rất nhiều, vì vậy tôi phải cô gắng. Thầy hướng dẫn tôi cách hòa âm, phối tiếng, tạo nên cho bản nhạc tâm hồn mới. Hai bản nhạc này tôi thấy đều hay. Bản “Xe chỉ luồn kim” thì nhẹ nhàng, êm dịu, mượt mà, mang âm hưởng đồng quê Việt Nam, còn bản nhạc kia thì dồn dập, lúc trầm lúc bống, diễn tả sự vật và hoạt động của bốn thầy trò trên đường đi lấy kinh. Tôi thực sự thấy vui và hứng thú khi đánh hai bản này. Cuối cùng ngày quan trọng ấy cũng đã đến. Tôi ngồi xem mọi người biểu diễn mà lo lắng vô cùng không biết mình có đánh hay được như thế không. Ông, bà, bố, mẹ tôi cũng động viên tôi, lần thi này cứ coi như là một lần thử sức mình. Tôi hồi hộp lên sân khấu. Khi tôi trình bày xong, không chỉ có những người thân trong gia đinh tôi mà còn có cả nhừng khán giả nhí, nhừng người lớn tuổi lên tặng hoa tôi nữa. Buối chiều, công bố kết quả thi. Song vì quá mệt nên tôi đã ớ nhà. Thầy giáo tội đã gọi điện thông báo tôi đã có giải. Thầy vừa cười vừa nói với tôi: “Ban Giám kháo gọi mãi không thấy thí sinh đâu, thầy đành nhận phần thướng về hộ”. Hôm đó, là một ngày tuyệt vời đối với tôi.

Bây giờ, mỗi khi nghĩ lại tôi vẫn không thế nào quên được kỉ niệm sung sướng ấy, với những anh mắt tự hào cua bố mẹ, sau sự hồi hộp, lo âu… và những bó hoa tươi thắm mà mọi người dành cho mình.

Kể một việc em đã làm khiến bố mẹ rất vui lòng – Bài làm 4

Tôi chạy một mạch từ trường về nhà trong niềm vui khôn xiết: tôi muôn thông báo ngay cho bà tin quan trọng, đó là việc tôi đạt giải nhất kì thi học sinh giỏi của huyện môn Văn. Cất tiếng gọi bà từ ngoài cổng tôi chẳng thấy bà đâu. Đáp lại tiếng gọi háo hức của tôi chỉ là sự im lìm lạ lẫm.

Cảm giác hụt hẫng xen lẫn phần lo sợ, tôi đẩy nhanh cửa bước vào nhà, căn phòng khách trống trơn, phòng bếp rồi căn phòng của bà cũng chẳng thấy bà đâu. Tôi cất tiếng gọi vang, giọng run run:

Bà ơi, bà! Bà ở đâu thế?

Tôi lập cập đẩy cửa phòng vệ sinh tầng, căn phòng duy nhất chưa kiểm tra. Trời ơi! Bà tôi đang nằm lả trên nền đá hoa, tay vẫn đang cầm chiếc áo của tôi, bên cạnh là chậu quần áo bà đang lấy từ máy giặt ra, cặp mắt nhắm nghiền, hơi thở hổn hển, nước da tái nhợt. Tôi vội xốc bà lên, nhưng không nổi. Tôi vừa mếu máo khóc vừa chạy ra cửa gọi to bác Nội bên hàng xóm sang giúp. May quá, bác ấy có nhà. Hai bác cháu vực đưa bà ra nằm ở ghế sa lông phòng khách. Bác xoa ngực, xoa đầu, chân tay cho bà và giục tôi gọi điện cho bố mẹ. Tôi cuống quít quay máy, vì sợ hãi lo âu khiến tôi bấm cứ nhầm số lung tung cả. Đến khi quay được số máy của cơ quan bố thì chú bảo vệ lại thông báo bố vừa đi vắng. Quay số máy cơ quan mẹ. May quá mẹ vừa họp xong, nghe tôi thông báo tin về bà, mẹ vội vã dập máy. 15 phút sau mẹ đã có mặt ở nhà.

Có bác Nội sơ cứu, bà tôi đã tỉnh hơn nhưng vẫn chưa thể ngồi dậy, chỉ có thở đều hơn, mắt vẫn chưa mở được, tay bà run rẩy chỉ vào ngực trái, tôi hiểu rằng chắc bà đau tim.

Mẹ tôi về gọi theo xe cấp cứu, bác Nội giúp mẹ tôi đưa bà vào bệnh viện rồi dặn vội tôi trông nhà, dọn dẹp nhà cửa giúp mẹ. Còn lại một mình tôi vừa làm việc vừa suy nghĩ miên man. Tôi nghĩ về bà nhiều lắm. Bà ra ở với gia đình tôi từ khi tôi đi học, thấm thoắt đã 8 năm rồi, với tôi ngoài bố mẹ, bà là người thương yêu gần gũi nhất. Bà chăm tôi lắm, bà không nói thành lời cưng chiều nhưng trong mỗi việc làm của bà tôi cảm nhận được tình yêu thương đặc biệt bà dành cho tôi. Mỗi buổi tối học về tay bà đón cháu cất cặp, pha nước mát cho tôi; mỗi tối học bài, bà qua lại căn phòng hôm quả táo, miếng lê; hôm cam sành, bánh tẻ… ánh mắt hiền từ nhìn tôi đầy khích lệ… Bà chăm tôi thế nên giờ vắng bóng bà làm sao tôi không trông trải cho được?

Nói là làm giúp mẹ nhưng suốt từ lúc mẹ và bà đi tôi đâu có biết làm gì vì tôi quen có bà rồi mà. Cảm giác trống vắng khiến tôi tìm cớ để quên đi, tôi chỉ biết quét nhà rồi đi loanh quanh lục lọi những thứ đồ nho nhỏ trong nhà ra xem. Tôi tìm được cuốn album gia đình. Những tấm ảnh chụp toàn cảnh gia đình khiến hình ảnh bà lại dội về trong tâm trí với bao kỷ niệm: đây là ảnh bà đưa tôi đi công viên, ngày tôi học lớp hai, tôi chụp với bà trên thuyền con vịt, kia là hình ảnh bà ngồi bên tôi với nụ cười tươi trong ngày sinh nhật tôi lên 10…

Biết làm gì để giúp bà mau khỏi ốm nhỉ? Có tiếng chuông cửa. A, bố về rồi, tôi sung sướng thoát khỏi cảnh cô đơn một mình. Thôi thông báo cho bố tình hình sức khoẻ của bà bằng giọng lo lắng, bố bảo bố biết rồi vì mẹ đã gọi điện, tôi hỏi xin bố cho tôi vào viện thăm bà.

Để bố nấu cháo cho bà đã rồi bố con mình vào một thể. Bố nói vậy rồi đi xuống bếp.

Trời ạ! Nấu cháo! Thế mà từ nãy giờ tôi chẳng nghĩ ra là làm gì đó chọ bà.

Bố để con nấu cho. Tôi xăng xái theo gót chân bố.

Rồi tôi tra gạo vào nồi, vừa làm vừa hỏi bố cách bắc bếp, số lượng gạo, nước như thế nào cho vừa.

Tôi hỏi bố về sức khoẻ của bà, bố nói, bà bị bệnh tim, huyết áp cao, nên phải nghỉ khá lâu ở viện. Tôi hì hụi nấu cháo dưới sự hướng dẫn của bố.

Bố con tôi ăn cơm xong rồi hối hả vào viện. Bệnh viện Bạch Mai cách nhà tôi 3km, quãng đường không xa nhưng tôi cảm thấy dài ghê. Bố gửi xe xong, ba bố con lên phòng bà. Tôi xách cặp lồng cháo cho bà, bố tôi xách cặp lồng cơm cho mẹ.

Nhìn bà nằm trên giường bệnh, lòng tôi bỗng nhói đau. Bộ quần áo bệnh nhân, mái tóc trắng như cước của bà xoã trên gối. Da mặt đã hồng hơn nhưng dáng điệu mệt mỏi của những cơn đau vật vã vẫn còn. Bà đang thiu thiu ngủ, nghe tiếng tôi bà bừng tỉnh, mỉm cười đưa tay đỡ lấy tay tôi.

Con mang cháo vào để bà xơi đây ạ! Cháo con tự nấu đấy bà ạ.

Bà gật đầu khen tôi:

Cháu tôi giỏi quá!

Mẹ và bố đỡ bà ngồi dậy. Mẹ bón cháo cho bà từng thìa cẩn trọng. Bà chỉ ăn khoảng nửa bát rồi lắc đầu. Cả nhà tôi cố động viên nhưng bà nói không ăn thêm được.

Cứ thế một tuần liền, tôi trở thành người nội trợ thay bà. Bố mẹ thay nhau nghỉ để chăm sóc bà ở viện. Bà đỡ dần, bác sĩ bảo cuối tuần khoẻ có thể đưa bà ra viện về điều trị ngoại trú…

Thứ bẩy, nhà tôi đón bà từ viện về. Đúng 8 giờ, chiếc taxi đỗ ngay cửa nhà. Bà bước xuống xe, cái vẻ đẹp của bà tiên trong ký ức tôi lại hiện hữu. Dáng người dong dỏng, mái tóc trắng, nụ cười hiền hậu… Bà bước vào nhà, căn phòng trở lại ấm cúng. Các bác hàng xóm sang chơi hỏi thăm bà. Khách khứa ra về, tôi mới sà vào bên bà thủ thỉ:

Bà ơi, bà khoẻ nhanh nhé! Từ nay con sẽ nấu cơm, dọn nhà thay bà!

Xoa đầu tôi, bà cười:

Cô Tấm của bà giỏi rồi. Một tuần làm cô Tấm chăm bà thế là được. Bây giờ phải lo việc học của cháu chứ. Bà khoẻ rồi mà, có thể lại dọn dẹp, nấu cớm và chăm sóc các con được rồi. Con làm được những việc vừa rồi bà cảm động lắm.

Mẹ và bố không nói gì, chỉ nhìn tôi âu yếm. Tôi hiểu rằng cha mẹ tôi cũng rất vui lòng trước những gì tôi đã làm. Không phải con biết tự ý thức đâu mẹ ạ, đấy là tình thương bà dành cho con đã giúp con biết suy nghĩ và hành động theo trái tim mách bảo mà thôi.

Bài viết liên quan

0