13/01/2018, 10:48

Kể lại nội dung Bài ca nhà tranh bị gió thu phá – Văn hay lớp 7

Kể lại nội dung Bài ca nhà tranh bị gió thu phá – Văn hay lớp 7 Kể lại nội dung Bài ca nhà tranh bị gió thu phá – Bài làm số 1 của một bạn học sinh giỏi văn tỉnh Tây Ninh Gần như suốt cả cuộc đời mình, Đỗ Phủ sống trong cảnh khổ đau, bệnh tật. Không được nhà vua tín nhiệm, rồi đến ...

Kể lại nội dung Bài ca nhà tranh bị gió thu phá – Văn hay lớp 7

Kể lại nội dung Bài ca nhà tranh bị gió thu phá – Bài làm số 1 của một bạn học sinh giỏi văn tỉnh Tây Ninh

Gần như suốt cả cuộc đời mình, Đỗ Phủ sống trong cảnh khổ đau, bệnh tật. Không được nhà vua tín nhiệm, rồi đến họa An Lộc Sơn; Ông phải từ quan ở tuổi 47 – cái tuổi mà sức lực vẫn còn dồi dào để phục vụ xã tắc. Một năm sau đó dưới sự giúp đỡ của bạn bè và người thân, gia đình Đỗ Phủ đã có được một căn nhà tranh bên cạnh khe Cán Hoa ở phía Tây thành đô. Nhưng tưởng tạm yên ổn trong cái thời hoạn lạc ấy, vậy mà…

Vào độ giữa thu – tháng tám – trời bắt đầu chuyển lạnh. Chiều hôm đó một cơn gió mạnh ập tới bất ngờ, gào thét dữ dội, giật tung mái của căn nhà tranh mới dựng. Quái ác hơn, nó cuốn đi mỗi nơi một mảnh. Sức gió mạnh đến nỗi, những tấm tranh bị hất qua sông sang tận bờ bên kia. Tứ phía đều là tranh cả. Có mảnh ở mãi tít ngọn cây cao nơi rừng xa, có mảnh sa xuống dưới mương. Nhà thì tốc mái, tranh thì bay khắp nơi. Thật là thảm cảnh cho ông già đau ốm bệnh tật Đỗ Phủ! Để có cái lợp lại mái nhà, ông đành lê thân già, chống gậy thu gom tranh. Ai dè, lũ trẻ con bên thôn nam vô tình, coi thường Đỗ Phủ già yếu chẳng còn sức lực xông đến cướp tranh ngay trước mặt ông. Trước tình thế bất ngờ ấy, Đỗ Phủ chỉ biết gào đến nỗi khô miệng cháy trong vô vọng. Tiếng kêu yếu ớt ấy chẳng những bị gió thét lấn át mà còn bị đói nghèo khó khăn nhấn chìm. Thói đời đen bạc, khổ đau khôn cùng khiến cho tình người mai một. Cảnh tượng ông lão tiều tụy phải đi nhặt tranh làm cảm động lòng biết bao người đọc nhưng chẳng mảy may tác động tới đám trẻ kia. Mặc dù phải ấm ức quay về tay không nhưng có lẽ Đỗ Phủ chẳng hề giận chúng. Ông xót xa, đau đớn cho thân mình và cho cà lũ trẻ đói rét.

Khi gịó thôi thét gào thì cũng là lúc màn đêm ập tới. Mây đen kéo tới ầm ầm, trời mù mịt nặng nề chuẩn bị ập xuống trận mưa. Và một trận mưa nặng hạt trút xuống mãi không dứt. Căn nhà tranh của gia đình Đỗ Phú bị tốc mái từ hồi chiều giờ trống trải khác nào ngoài trời rét mướt lại thêm trận mưa khiến nhà dột tứ tung chẳng biết tránh vào chỗ nào. Chiếc chăn vải mỏng manh, cũ sờn vì năm tháng lạnh chẳng khác gì đắp sắt. Đã vậy, đứa con ngủ không yên giấc lại đạp nát thêm. Cảnh ngộ mới thê thảm làm sao! Đỗ Phủ chẳng thể nào ngủ được. Đã từng làm quan ở triều đình, vậy mà ở địa vị một người chồng, một người cha, Đỗ Phủ không làm cho vợ con sung túc thì thôi, lại không lo nổi cho họ nơi ăn chốn ở tử tế. Ông nhìn đứa con chập chờn trong giấc ngủ, có cha mà cũng như không khác nào căn nhà không có nóc hiện thời một cách bất lực. Nhưng nỗi đau đớn xót xa ấy trở nên dằn vặt, day dứt muôn phần khi ông nghĩ tới vận mệnh đất nước. Từ ngày xảy ra sự biến An Lộc Sơn, Đỗ Phủ thường xuyên mất ngủ. Vận dân, vận nước lâm nguy mà triều đình thì mục nát tàn tệ. Lũ quan tham vô lại vẫn sống xa hoa sung sướng trên mồ hôi và xương máu của nhân dân. Trời lại càng không thương người. Nạn vỡ đê xảy ra liên tiếp gây nạn đói khủng khiếp kéo dài. Chứng kiến những cảnh thương tâm bất công như vậy, hỏi sao một người có tâm huyết như Đỗ Phủ không đau đớn ngậm ngùi cho được. Ông nằm đó mà chỉ mong cho trời mau sáng.

Bao nhiêu bất hạnh dồn cả vào một ngày tưởng như có thể quật con người không đứng dậy được. Thế mà Đỗ Phủ vẫn mơ ước: giá có được căn nhà rộng muôn ngàn gian có thể bất chấp mưa bão chứa kẻ sĩ khắp thiên ha. Dù cho đời này nát, thân này chết vì rét, ông chỉ cần căn nhà ấy hiện ra trước mặt. Bởi, tấm lòng ông trải cả chốn nhân gian. Măc dù ước mơ viển vông, mặc dù nhiệt huyết là lực bất tòng tâm nhưng điều đó làm sáng lên lòng vị tha cao cả vì nghĩa của Đỗ Phủ. Ước mơ ấy chẳng bao giờ có thể trở thành hiện thực. Song giây phút huy hoàng mà căn nhà chung của kẻ sĩ thiên hạ hiện ra trong tường tượng của Đỗ Phủ đã làm cho tâm hồn quằn quại vì khổ đau và bệnh tật của ông ấm lên đôi chút. Ngoài kia, mưa vẫn rơi…

Kể lại nội dung Bài ca nhà tranh bị gió thu phá – Bài làm số 2

Tháng tám giữa thu, trời bắt đầu chuyên lạnh. Suốt mấy ngày, mây xám giăng giăng trên dãy núi trập trùng. Khung cảnh miền sơn cước mới ảm đạm, hiu quạnh làm sao! Căn nhà tranh ba giản vừa được dựng bên khe Cán Hoa của nhà thơ Đỗ Phủ trông giống như một chiếc tổ chim bám cheo leo trên vách đá. Từ ngày thôi làm quan, Đỗ Phủ đưa gia đình về đây ở ẩn, lánh xa chôn triều đình nhiễu nhương, thối nát, lành ít, dữ nhiều.

Suốt mấy năm trời, thi sĩ mắc bệnh mất ngủ không chỉ vì bệnh tật của bản thân và sự nghèo đói của gia đình mà còn vì lo lắng tới vận dân, vận nước. Lũ quan lại sâu mọt thi nhau đục khoét công quỹ để làm giàu, sống xa hoa phung phí trên mồ hôi nước mắt của dân lành. Thượng bất chính, hạ tắc loạn. Kỉ cương phép nước đã tới hồi suy tàn. Thêm vào đó là cảnh vỡ đê xảy ra liên miên dẫn đến nạn đói khủng khiếp kéo dài, loạn lạc nổi lên khắp chốn. Những người có nhiệt tình, có tâm huyết như Đỗ Phủ trước tình trạng đau lòng ấy, sao tránh khỏi buồn đau, khắc khoải đến bạc đầu?!

Sống trong cảnh đói không cơm, đau không thuốc, sức khỏe của nhà thơ yếu đi nhiều lắm. Nhìn vợ con nheo nhóc, ông tủi cho phận làm chồng, làm cha chưa trọn, nhưng tình thế xã hội rối ren đến mức này, biết phải làm sao?! Lực bất tòng tâm, ông đành ôm mối sầu hận trong lòng. Cũng may mà được bạn bè thương tình giúp đỡ, dựng cho mái tranh sơ sài để che sương che nắng qua ngày. Những tưởng được sống bình yên những năm cuối đời, vậy mà trời già tai ác vẫn muốn thử thách sức chịu đựng của con người khốn khổ đó.

Vào một buổi chiều, bỗng dưng mây xám ùn ùn kéo tới, giông gió nổi lên cuồn cuộn, réo ù ù như xay lúa. Cây cối vật vã, ngả nghiêng, gãy cành, rụng lá. Cơn lốc xoáy dữ dội bứt tung mái tranh, ném đi muôn ngả. Nhiều tấm tranh bay tít sang tận bên kia sông, nằm bừa bãi khắp nơi. Có tấm treo tận ngọn cây cao trong rừng xa, có tấm rơi xuống mương sâu.

Bất chấp sự ngăn cản, lũ trẻ trong thôn hùa nhau cướp giật những tấm tranh ngay trước mắt nhà thơ. Chúng cắp tranh chạy tuốt vào luỹ tre đầu làng. Muốn nhặt tranh về nhưng hơi sức chẳng còn, không thể kêu gào, nhà thơ đành ấm ức chống gậy quay về, đứng run rẩy, ngậm ngùi trước căn nhà bị gió thu phá tan hoang.

Lát sau gió lặng. Màn đêm ập xuống, căn nhà tối đen như mực Cả gia đình Đỗ Phủ nằm co quắp trong đống chăn đệm cũ rách, lạnh ngắt như đồng. Lũ trẻ đói bụng ngủ không yên giấc, lại đạp nát thêm. Buổi chiều, gió xoáy làm tốc mái tranh. Đến đêm, trời lại đổ mưa. Mưa rơi xối xả xuống ngôi nhà không mái như trút nước. Nhà dột khắp nơi, chẳng biết tránh vào đâu. Tình cảnh thật thương tâm!

Nhà thơ Đỗ Phủ thao thức, trằn trọc suốt năm canh, chỉ mong trời mau sáng. Từ độ loạn lạc tới giờ, ông ít ngủ. Đêm nay, bao nhiêu nỗi khổ dồn dập ập đến: mái nhà bị gió thu phá nát, trống toang; mưa to khiến nền nhà sũng nước; chiếu chăn cũ rách không đủ ấm, trong đầu bao nỗi lo lắng, dày vò… Đúng là cảnh cơ hàn, khốn khó. Vậy mà Đỗ Phủ lo cho mình một phần, lo cho thiên hạ muôn phần. Ông hiểu rằng mình đã khổ, người khác còn khổ hơn. Đỗ Phủ cảm thấy đời mình thật bất hạnh nhưng cũng thấu hiểu nỗi khổ của người khác. Họ cũng giống như mình, đều đói rách tả tơi.

Trong cảnh bị mưa vùi gió dập một cách tàn nhẫn, trái tim nhà thơ đau thắt không phải chỉ vì chuyện căn nhà bị gió thu tốc mái mà còn vì cảnh không nhà của bao kẻ sĩ nghèo trong thiên hạ. Từ hiện thực đau khổ tột cùng ấy đã vút lên ước mơ cao cả, chan chứa lòng vị tha. Ông thầm ước có được ngôi nhà rộng muôn ngàn gian, vững như bàn thạch trước gió mưa để có thể che chở cho tất cả những kẻ sĩ cùng những người nghèo khổ như ông: Than ôi, Bao giờ nhà ấy sừng sững dựng trước mắt, riêng lều ta nát, chịu chết rét cũng được! Lòng vị tha của Đỗ Phủ đã đạt đến mức xả thân, sẵn sàng hi sinh tất cả vì hạnh phúc chung. Ông chấp nhận nỗi khổ về mình, miễn sao mọi người thoắt khỏi cảnh lầm than và được hạnh phúc. Ước mơ ấy tuy mang màu sắc ảo tưởng song rất cảm động vì nó bắt nguồn từ trái tim nhân ái của nhà thơ.

Tưởng tượng ra căn nhà rộng muôn ngàn gian, trong lòng Đỗ Phủ thoáng một chút vui. Ngoài kia, trời vẫn mưa không dứt và gió thu lạnh lẽo vẫn rít ù ù dọc khe núi vắng.

Kể lại nội dung Bài ca nhà tranh bị gió thu phá – Bài làm số 3

Đỗ Phủ là một nhà thơ hiện thực của Trung Quốc giai đoạn đời Đường, một giai đoạn mà thơ ca nghệ thuật phát triển vô cùng mạnh mẽ và thu được những thành tựu vô cùng to lớn. Đỉnh cao về thơ ca thời đó có thể kể đến hai nhà thơ Lí Đạch và Đỗ Phủ, Đỗ Phủ được mệnh danh là thi thánh còn Lí Bạch là thi tiên. Thơ Lí Bạch thường bay bổng lãng mạn, ca ngợi cảnh đẹp của thiên nhiên đất nước, còn thơ Đỗ Phủ thường nói về hiện thực đầy đau khổ, bất hạnh mà qua đó ta thấy được phần nào cuộc sống của chính nhà thơ. Một trong những bài thơ tái hiện lại quãng đời bất hạnh của ông là bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá. Bài thơ như một câu chuyện kể lại chân thực về cuộc sống vất vả, tủi nhục khi căn nhà tranh của ông bị gió thu thổi tốc mái.

Vào một đêm tháng 8, bão lốc ập đến, trời bỗng đổ mưa, kèm với nó là những âm thanh ghê rợn như tiếng thét gào của sấm và chớp, tiếng rít của gió. Mái nhà tranh nằm nép mình ven rừng dường như không còn chịu đựng được sức mạnh của trận cuồng phong, chỉ trong chốc lát mái tranh tung lên trời để lại căn nhà trống huếch, chống hoác. Mái tranh bay lả tả khấp nơi, mảnh thì bay sang sông, rải khắp bờ, mảnh thì bay cao treo tót lên ngọn cây trong rừng xa. Mảnh thì bay ra ngoài mương. Để có được căn nhà đó, ông phải nhờ đến sự giúp đỡ cùa bạn bè, ngờ đâu ông được sống yên ổn khi tuổi đã già sức đà yếu, vậy mà chỉ sau vài tháng, trận bão lốc đã cướp đi sự bình yên hiếm hoi ấy. Hoàn cảnh của nhà thơ thật đáng thương. Trong tình cảnh đó ông rất cần sự động viên an ủi của bạn bè, láng giềng. Ấy vậy mà lũ trẻ trong thôn thấy Đỗ Phủ sức yếu đã tranh nhau chạy đến cướp những mảnh còn lại rồi bỏ chạy thật nhanh và khuất sau lũy tre. Sức kiệt, mệt mỏi, chán nản ông chỉ biết đứng kêu gào nhìn theo lũ trẻ. Đọc những câu thơ này, ta có thể mường tượng ra hình ảnh một ông già quần áo xộc xệch, tay chống gậy, bất lực nhìn cảnh lũ trẻ cướp giật và bỏ chạy. Hình ảnh đó gợi cho ta thấy được sự ngang trái, hỗn loạn trong xã hội thời bấy giờ. Đồng thời ta cũng thấy tấm lòng cảm thông của tác giả đối với những kẻ vừa làm điều xấu bởi ông hiểu chúng cũng nghèo khổ, chúng cũng chỉ là nạn nhân của xã hội bất công thối nát khi đó.

Nếu 8 câu thơ đầu nhà thơ nói đến cái rủi, cái đau về sự bạc bẽo vô tâm của bọn trẻ trước nỗi khổ, bất hạnh của ông thì ở khổ thơ thứ ba nhà thơ đưa ta trở về Với căn nhà sau trận cuồng phong của ông. Trời đã yên lặng sau những giờ phút điên cuồng, bầu trời tối đen như mực và mưa lại rền rĩ suốt canh khuya:

Mền vải lâu năm lạnh tựa sắt
Con nằm xấu nết đạp lót nát
Đầu giường nhà dột chẳng chừa đâu
Dày hạt mưa, mưa chẳng dứt.

Một khung cảnh ảm đạm bày ra trước mắt nhà thơ. Khắp nơi đều đã ướt hết tất cả, chiếc giường của các con ông vẫn nằm bây giờ cũng ướt sũng những nước, đầu giường cũng đã ướt mền chẳng còn chỗ để nằm. Cả nhà phải đắp chiếc chăn cũ lạnh cóng như sắt. Nhà thơ ngồi trong căn nhà rách nát trong lòng đau đớn xót xa, thương vợ con nheo nhóc, thương thân mình đến tận cuối đời vẫn vất vả đói nghèo.

Thế nhưng đến khổ thơ cuối cùng thì tính nhân đạo của ông thực sự đã hiện lên rất rõ. Trong ngôi nhà dột nát, đói nghèo ấy lẽ ra ông có quyền được mơ ước đến một cuộc sống no đủ hạnh phúc cho riêng mình, thế nhưng trong hoàn cảnh đó ông lại mơ đến một ngôi nhà rộng “muôn ngàn gian” không phải cho riêng ông mà là để “Che khắp thiên hạ kẻ sĩ nghèo đều hân hoan”. Chúng ta thật bất ngờ trước ước mơ của ông. Đó là một ước mơ vì nhân loại. Ông không chỉ nói về cái khổ của cá nhân ông, mà thông qua đó, ông nói lên cái khổ của tất cả kẻ sĩ nghèo trong thiên hạ.

Than ôi Ị Bao giờ nhà ấy sừng sững đứng trước mắt 
Riêng lều ta nát, chịu chết rét cũng được

Ta thấy ở đây một tiếng thở dài, một sự xót xa đau đớn. Điều đó có nghĩa là không chỉ riêng lều ông nát mà khắp kẻ sĩ trong thiên hạ đều phải sống trong những túp lều nát, một tình cảnh chung của xã hội. Bao giờ mọi người nghèo trong thiên hạ mới được sống trong một ngôi nhà ấm cúng muôn ngàn gian? Ở đây ta còn thấy một tấm lòng lo cho dân đến tột cùng, ông sẵn sàng chấp nhận hi sinh mất mát để cho người khác được hạnh phúc, yêu thương người khác song mới lo đến bản thân mình.

Bài thơ đã thể hiện rất rõ bản chất nhân đạo của nhà thơ Đỗ Phủ. Ông luôn nghĩ đến hạnh phúc của mọi người. Thông qua bài thơ, ta còn cảm nhộn được lý tưởng cao cả của ông, đó là khao khát thay đổi chế độ, cải thiện xã hội, xóa bỏ hiện thực đen tối này. Những suy nghĩ của nhà thơ khiến chúng ta xúc động và bất ngờ.

Hồng Loan tổng hợp

Bài viết liên quan

  • Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư) – Văn hay lớp 7
  • Phân tích tác phẩm Vào phủ Chúa Trịnh (Trích Thượng kinh kí sự) – Văn hay lớp 11
  • Phân tích tác phẩm Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000 – Văn hay lớp 8
  • Phân tích tác phẩm Tình yêu và thù hận (Uy-li-am Sếch-xpia) – Văn hay lớp 11
  • Kể lại chuyến đi thăm di tích lịch sử – Văn hay lớp 6
  • Bình luận câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”- Văn hay lớp 9
  • Tả cây khế nơi vườn quê – Văn hay lớp 2
  • Giải thích nội dung câu nói “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt …” – Văn hay lớp 7
0