Kể lại một truyện đã biết (truyền thuyết, cổ tích) bằng lời văn của em – Bài tập làm văn số 1 lớp 6
Kể lại một truyện đã biết (truyền thuyết, cổ tích) bằng lời văn của em – Bài tập làm văn số 1 lớp 6 4.84 (96.75%) 80 đánh giá Xem nhanh nội dung1 Kể lại một truyện đã biết (truyền thuyết, cổ tích) bằng lời văn của em – Truyện Con Rồng, cháu Tiên 2 Kể lại một truyện đã biết (truyền ...
Kể lại một truyện đã biết (truyền thuyết, cổ tích) bằng lời văn của em – Bài tập làm văn số 1 lớp 6 4.84 (96.75%) 80 đánh giá Xem nhanh nội dung1 Kể lại một truyện đã biết (truyền thuyết, cổ tích) bằng lời văn của em – Truyện Con Rồng, cháu Tiên 2 Kể lại một truyện đã biết (truyền thuyết, cổ tích) bằng lời văn của em – Truyện cây khế 3 Kể lại một truyện đã biết (truyền thuyết, cổ tích) bằng lời văn của em – Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh Kể lại một truyện đã biết (truyền thuyết, cổ tích) bằng lời văn của em – Truyện Con Rồng, cháu Tiên Các bạn Có biết vì sao nhân dân ta tự xưng là con Rồng cháu Tiên hay không? Điều đó có liên quan đến câu chuyện sau đây: “Ngày xưa, ngày xửa từ lâu lắm rồi, ở vùng đất Lạc Việt, nay là Bắc Bộ nước ta có một vị thần. Thần là con của Thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng sức khỏe vô địch, thường sống ở dưới nước. Thần giúp dân giệt trừ yêu quái như Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh… Thần còn dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và dạy dân cách ăn ở sao cho đúng nghĩa.. Khi làm xong thần trở về Thủy cung sống với mẹ lúc có việc cần mới hiện lên. Bấy giờ, ở vùng núi cao phương Bắc, có vị tiên xinh đẹp tuyệt trần là con gái Thần Nông tên là Âu Cơ. Nàng nghe nói ở vùng Lạc Việt có nhiều hoa thơm cỏ lạ bèn tìm đến thăm. Lạc Long Quân và Âu Cơ gặp nhau đem lòng yêu nhau rồi trở thành vợ chồng chung sống ở Long Trang. Chung sống với nhau được chừng một năm, Âu Cơ mang thai. Đến kì sinh nở, Âu Cơ sinh ra một cái bọc trăm trứng, trăm trứng nở ra một trăm đứa con da dẻ hồng hào. Không cần bú mớm mà vẫn lớn nhanh như thổi mặt mũi khôi ngô tuấn tú, đẹp đẽ như thần. Cuộc sống hai vợ chồng đã hạnh phúc lại càng hạnh phúc hơn. Một hôm, Lạc Long Quân chợt nghĩ mình là dòng giống nòi rồng sống ở vùng nước thẳm không thể sống trên cạn mãi được. Chàng bèn từ giã vợ và và con về vùng nước thẳm. Âu Cơ ở lại chờ mong Lạc Long Quân trở về, tháng ngày chờ đợi mỏi mòn, buồn bã. Nàng bèn tìm ra bờ biển, cất tiếng gọi: – Chàng ơi hãy trở về với thiếp. Lập tức, Lạc Long Quân hiện ra. Âu cơ than thở: – Sao chàng bỏ thiếp mà đi, không ở lại cùng thiếp nuôi dạy các con nên người? Lạc Long Quân bèn giải thích: – Ta vốn dĩ rất yêu nàng và các con nhưng ta là giống nòi Rồng, đứng đầu các loài dưới nước còn nàng là giống tiên ở chốn non cao. Tuy âm dương khí tụ mà sinh con nhưng không sao đoàn tụ được vì hai giống tương khắc như nước với lửa. Nay đành phải chia lìa. Ta đem năm mươi người con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Khi có việc cần phải giúp đỡ lẫn nhau, đừng bao giờ quên lời hẹn này. Rồi Lạc Long Quân đưa năm mươi người con xuống nước còn Âu Cơ đưa năm mươi người con lên núi. Người con trai trưởng đi theo Âu Cơ sau này được tôn lên làm vua và đặt tên nước là Văn Lang, niên hiệu là Hùng Vương. Mỗi khi vua chết truyền ngôi cho con trai trưởng. Cứ cha truyền cho con tới mười mấy đời đều lấy niên hiệu là Hùng Vương.” Do vậy, cứ mỗi lần nhắc đến nguồn gốc của mình Người Việt chúng ta thường tự xưng là con Rồng cháu Tiên và thân mật gọi nhau là đồng bào vì ai cũng nghĩ mình là cùng một bọc sinh ra cho nên người trong một nước phải thương yêu nhau như vậy. Câu chuyện còn suy tôn nguồn gốc cao quý thiêng liêng của cộng đồng người Việt và tự hào về nguồn gốc của dân tộc mình. Kể lại một truyện đã biết (truyền thuyết, cổ tích) bằng lời văn của em – Truyện cây khế Ngày xửa, ngày xưa, có hai anh em nhà kia cha mẹ mất sớm. Người anh tham lam, khi chia gia tài liền chiếm hết nhà cửa, ruộng vườn cha mẹ để lại, chỉ cho người em một túp lều nhỏ và mảnh vườn, trong đó có cây khế ngọt. Người em không chút phàn nàn, ngày ngày chăm bón cho mảnh vườn và cây khế. Năm ấy, cây khế trong vường nhà người em ra quả rất sai. Từng chùng quả chín vàng như năng lúc lỉu trên cành. Người em nhìn cây khể mà vui mừng, tính đem bán để lấu tiền mua gạo. Một hôm, có con chim lạ từ đâu bay đến ăn khế. Thấy cây khế bị chim ăn xơ xác người em ôm mặt khóc. Chim bỗng cất lời: "Ăn một quả trả một cục vàng May túi ba gang, mang đi mà đựng" Người em nghe chim nói tiếng người lấy làm kinh ngạc, bèn vể kể cho vợ nghe. Hai vợ chồng may một chiếc túi vừa đúng ba gang, chờ chim đến. Hôm sau, chim bay đến, bảo người em ngồi lên lòng mình. Chim bay rất xa, dên một hòn đảo đầy vàng bạc giữa biển khơi bao la. Người em lấy vàng bỏ đầy túi ba gang rồi lại theo chim trở về nhà. Từ đó, người em trở nên giàu có. Người anh nghe thấy em giàu liền sang chơi và lân la hỏi chuyện. Em không giấu giếm kể lại cho anh tường tận mọi điều. Người anh nằng nặc đòi đổi nhà cửa ruộng vườn của mình lấy mảnh vườn và cây khế, người em dù không muốn nhưng thấy anh cương quyết quá cũng đành đởi cho anh. Mùa năm sau, cây khế lại sai trĩu những quả vàng chín mọng, người anh khấp khởi mừng thầm, ngày ngày ngóng chờ con chim lạ tới. Thế rồi một hôm, chim tới ăn khế, người anh giả vờ khóc lóc, chim cũng nói: "Ăn một quả trả một cục vàng May túi ba gang, mang đi mà đựng" Người anh nghe vậy, mừng như mở cờ trong bụng, vội vã cùng vợ may một chiếc túi to thật là to. Hôm sau chim tới đưa người anh đi lấy vàng ở hòn đảo xa lạ nọ. Nhìn thấy vàng bạc châu bái trên đảo, người anh vội vàng nhết đầy túi to, lại còn giắt khắp người. Khi người anh leo lên lưng chim, chim phải vổ cánh mấy lần mới bay lên được. Vì quá nặng nên chim bay chậm, mãi vẫn ở trên biển. Chim bảo người anh vứt bớt vàng bạc đi nhưng anh ta không chịu. Chim nặng quá, nghiêng cánh, thế là người anh tham lam cùng túi vàng rơi xuống biển sâu, không bao giờ trở về được nữa. Kể lại một truyện đã biết (truyền thuyết, cổ tích) bằng lời văn của em – Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh Chúng ta ít nhất được một lần được cha mẹ, ông bà hoặc cô giáo kể cho nghe câu chuyện “ Sơn Tinh, Thủy Tinh”. Và hôm nay tôi sẽ kể lại câu truyện này bằng lời văn của mình. Thời xưa, Hùng vương thứ 18 có một người con gái xinh đẹp tuyệt trần, tính nết hiền dịu nhà vua thương nàng lắm nên muốn kén cho chàng một chàng rể thật xứng đáng. Một hôm, có hai chàng trai dến xin cưới nàng. Một người ở vùng núi tản viên có tài lạ : Vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía tây phía tây mọc lên những dẫy núi đồi. Người ta gọi chàng là Sơn tinh. Còn người thứ hai tài lạ cũng không kém. Chàng hô mưa, mưa về, gọi gió gió đến. Người ta gọi chàng là Thủy Tinh thấy vậy Vua Hùng không biết chọn ai. Nên bèn cho gọi các quần thần vào họp và quyết định nói rằng “ Ngày mai ai mang sính lễ đến trước thì ta sẽ gả con gái cho. Sơn tinh và thủy Tinh bèn tâu “ Thưa nhà Vua sính lễ cần những gì” Nhà vua nói sính lễ cần: Một trăm ván cơm nếp, hai trăm nệp bánh trưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao” Mỗi thứ một đôi. Đọc đến đây em mới thấy có điều thật vô lý: Trong vòng một ngày phải có được một trăm ván vơm nếp và hai trăm nệp bánh trưng thì không thể có được và trên đời làm gì có voi chín ngà, gà chín cựa và ngựa chín hồng mao mà mỗi thứ phải có một đôi nữa! Nhưng tờ mờ sáng hôm sau Sơn Tinh đã mang sính lễ đến trước và rước Mị Nương về núi. Thủy tinh đến sau không lấy được Mị Nương nổi giận đùng đùng đuổi theo đánh Sơn Tinh. Thần hô mưa, gọi gió làm bão, nước ngập ruộng động nhà cửa, nước dâng lên lương đồi thành phong châu như bị nổi lềnh đềnh trên mặt nước. Sơn Tinh không hề nao núng chàng bốc từng dẫy núi đồi be dòng nước lũ. Hai bên đánh nhau dòng đã mấy tháng trời . Thủy Tinh kiệt sức đành phải rút quân về còn sơn tinh sức chưa nản đã giành được phần thắng. Từ đó oán nặng thù sâu, cứ mỗi năm Thủy tinh làm mưa gió, bão đánh sơn tinh, Nhưng không bao giờ có thể chiến thắng đành lại phải rút lui. Từ khóa tìm kiếm:Luyen ke chuyen truyen thuyetke ve mot cau chuyen truyen thuyeton thi mon van ki mot ke theo bang loi van cua emkể lại một câu chuyện cổ tích bằng lời văn của em lop 5hay ke lai mot cau chuyen co tich bang loi van cua emvan ke truyen co tich theo loi van cua em Bài viết liên quanKể về một người thân của em – Bài tập làm văn số 1 lớp 6Em hãy kể tóm tắt truyện Sự tích Hồ Gươm – Bài tập làm văn số 1 lớp 6Đề luyện thi đại học môn Vật lý số 13Bài tập trắc nghiệm GDCD lớp 12 Bài 8: Pháp luật với sự phát triển của công dân (phần 3)Bài tập trắc nghiệm GDCD lớp 10 Bài 5: Cách thức vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng (phần 2)Bài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 10 Ôn tập học kì IBài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 12 Bài 28: Luyện tập: Tính chất của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ và hợp chất của chúngBài tập trắc nghiệm Vật lý lớp 12 Giao thoa sóng (phần 1)
Xem nhanh nội dung
Kể lại một truyện đã biết (truyền thuyết, cổ tích) bằng lời văn của em – Truyện Con Rồng, cháu Tiên
Các bạn Có biết vì sao nhân dân ta tự xưng là con Rồng cháu Tiên hay không? Điều đó có liên quan đến câu chuyện sau đây:
“Ngày xưa, ngày xửa từ lâu lắm rồi, ở vùng đất Lạc Việt, nay là Bắc Bộ nước ta có một vị thần. Thần là con của Thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng sức khỏe vô địch, thường sống ở dưới nước. Thần giúp dân giệt trừ yêu quái như Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh… Thần còn dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và dạy dân cách ăn ở sao cho đúng nghĩa.. Khi làm xong thần trở về Thủy cung sống với mẹ lúc có việc cần mới hiện lên.
Bấy giờ, ở vùng núi cao phương Bắc, có vị tiên xinh đẹp tuyệt trần là con gái Thần Nông tên là Âu Cơ. Nàng nghe nói ở vùng Lạc Việt có nhiều hoa thơm cỏ lạ bèn tìm đến thăm. Lạc Long Quân và Âu Cơ gặp nhau đem lòng yêu nhau rồi trở thành vợ chồng chung sống ở Long Trang. Chung sống với nhau được chừng một năm, Âu Cơ mang thai. Đến kì sinh nở, Âu Cơ sinh ra một cái bọc trăm trứng, trăm trứng nở ra một trăm đứa con da dẻ hồng hào. Không cần bú mớm mà vẫn lớn nhanh như thổi mặt mũi khôi ngô tuấn tú, đẹp đẽ như thần. Cuộc sống hai vợ chồng đã hạnh phúc lại càng hạnh phúc hơn.
Một hôm, Lạc Long Quân chợt nghĩ mình là dòng giống nòi rồng sống ở vùng nước thẳm không thể sống trên cạn mãi được. Chàng bèn từ giã vợ và và con về vùng nước thẳm. Âu Cơ ở lại chờ mong Lạc Long Quân trở về, tháng ngày chờ đợi mỏi mòn, buồn bã. Nàng bèn tìm ra bờ biển, cất tiếng gọi:
– Chàng ơi hãy trở về với thiếp.
Lập tức, Lạc Long Quân hiện ra. Âu cơ than thở:
– Sao chàng bỏ thiếp mà đi, không ở lại cùng thiếp nuôi dạy các con nên người?
Lạc Long Quân bèn giải thích:
– Ta vốn dĩ rất yêu nàng và các con nhưng ta là giống nòi Rồng, đứng đầu các loài dưới nước còn nàng là giống tiên ở chốn non cao. Tuy âm dương khí tụ mà sinh con nhưng không sao đoàn tụ được vì hai giống tương khắc như nước với lửa. Nay đành phải chia lìa. Ta đem năm mươi người con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Khi có việc cần phải giúp đỡ lẫn nhau, đừng bao giờ quên lời hẹn này.
Rồi Lạc Long Quân đưa năm mươi người con xuống nước còn Âu Cơ đưa năm mươi người con lên núi.
Người con trai trưởng đi theo Âu Cơ sau này được tôn lên làm vua và đặt tên nước là Văn Lang, niên hiệu là Hùng Vương. Mỗi khi vua chết truyền ngôi cho con trai trưởng. Cứ cha truyền cho con tới mười mấy đời đều lấy niên hiệu là Hùng Vương.”
Do vậy, cứ mỗi lần nhắc đến nguồn gốc của mình Người Việt chúng ta thường tự xưng là con Rồng cháu Tiên và thân mật gọi nhau là đồng bào vì ai cũng nghĩ mình là cùng một bọc sinh ra cho nên người trong một nước phải thương yêu nhau như vậy. Câu chuyện còn suy tôn nguồn gốc cao quý thiêng liêng của cộng đồng người Việt và tự hào về nguồn gốc của dân tộc mình.
Kể lại một truyện đã biết (truyền thuyết, cổ tích) bằng lời văn của em – Truyện cây khế
Ngày xửa, ngày xưa, có hai anh em nhà kia cha mẹ mất sớm. Người anh tham lam, khi chia gia tài liền chiếm hết nhà cửa, ruộng vườn cha mẹ để lại, chỉ cho người em một túp lều nhỏ và mảnh vườn, trong đó có cây khế ngọt. Người em không chút phàn nàn, ngày ngày chăm bón cho mảnh vườn và cây khế.
Năm ấy, cây khế trong vường nhà người em ra quả rất sai. Từng chùng quả chín vàng như năng lúc lỉu trên cành. Người em nhìn cây khể mà vui mừng, tính đem bán để lấu tiền mua gạo.
Một hôm, có con chim lạ từ đâu bay đến ăn khế. Thấy cây khế bị chim ăn xơ xác người em ôm mặt khóc. Chim bỗng cất lời:
"Ăn một quả trả một cục vàng
May túi ba gang, mang đi mà đựng"
Người em nghe chim nói tiếng người lấy làm kinh ngạc, bèn vể kể cho vợ nghe. Hai vợ chồng may một chiếc túi vừa đúng ba gang, chờ chim đến. Hôm sau, chim bay đến, bảo người em ngồi lên lòng mình. Chim bay rất xa, dên một hòn đảo đầy vàng bạc giữa biển khơi bao la. Người em lấy vàng bỏ đầy túi ba gang rồi lại theo chim trở về nhà. Từ đó, người em trở nên giàu có.
Người anh nghe thấy em giàu liền sang chơi và lân la hỏi chuyện. Em không giấu giếm kể lại cho anh tường tận mọi điều. Người anh nằng nặc đòi đổi nhà cửa ruộng vườn của mình lấy mảnh vườn và cây khế, người em dù không muốn nhưng thấy anh cương quyết quá cũng đành đởi cho anh.
Mùa năm sau, cây khế lại sai trĩu những quả vàng chín mọng, người anh khấp khởi mừng thầm, ngày ngày ngóng chờ con chim lạ tới. Thế rồi một hôm, chim tới ăn khế, người anh giả vờ khóc lóc, chim cũng nói:
"Ăn một quả trả một cục vàng
May túi ba gang, mang đi mà đựng"
Người anh nghe vậy, mừng như mở cờ trong bụng, vội vã cùng vợ may một chiếc túi to thật là to. Hôm sau chim tới đưa người anh đi lấy vàng ở hòn đảo xa lạ nọ. Nhìn thấy vàng bạc châu bái trên đảo, người anh vội vàng nhết đầy túi to, lại còn giắt khắp người. Khi người anh leo lên lưng chim, chim phải vổ cánh mấy lần mới bay lên được. Vì quá nặng nên chim bay chậm, mãi vẫn ở trên biển. Chim bảo người anh vứt bớt vàng bạc đi nhưng anh ta không chịu. Chim nặng quá, nghiêng cánh, thế là người anh tham lam cùng túi vàng rơi xuống biển sâu, không bao giờ trở về được nữa.
Kể lại một truyện đã biết (truyền thuyết, cổ tích) bằng lời văn của em – Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh
Chúng ta ít nhất được một lần được cha mẹ, ông bà hoặc cô giáo kể cho nghe câu chuyện “ Sơn Tinh, Thủy Tinh”. Và hôm nay tôi sẽ kể lại câu truyện này bằng lời văn của mình.
Thời xưa, Hùng vương thứ 18 có một người con gái xinh đẹp tuyệt trần, tính nết hiền dịu nhà vua thương nàng lắm nên muốn kén cho chàng một chàng rể thật xứng đáng. Một hôm, có hai chàng trai dến xin cưới nàng. Một người ở vùng núi tản viên có tài lạ : Vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía tây phía tây mọc lên những dẫy núi đồi. Người ta gọi chàng là Sơn tinh. Còn người thứ hai tài lạ cũng không kém. Chàng hô mưa, mưa về, gọi gió gió đến. Người ta gọi chàng là Thủy Tinh thấy vậy Vua Hùng không biết chọn ai. Nên bèn cho gọi các quần thần vào họp và quyết định nói rằng “ Ngày mai ai mang sính lễ đến trước thì ta sẽ gả con gái cho. Sơn tinh và thủy Tinh bèn tâu “ Thưa nhà Vua sính lễ cần những gì” Nhà vua nói sính lễ cần: Một trăm ván cơm nếp, hai trăm nệp bánh trưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao” Mỗi thứ một đôi.
Đọc đến đây em mới thấy có điều thật vô lý: Trong vòng một ngày phải có được một trăm ván vơm nếp và hai trăm nệp bánh trưng thì không thể có được và trên đời làm gì có voi chín ngà, gà chín cựa và ngựa chín hồng mao mà mỗi thứ phải có một đôi nữa! Nhưng tờ mờ sáng hôm sau Sơn Tinh đã mang sính lễ đến trước và rước Mị Nương về núi. Thủy tinh đến sau không lấy được Mị Nương nổi giận đùng đùng đuổi theo đánh Sơn Tinh. Thần hô mưa, gọi gió làm bão, nước ngập ruộng động nhà cửa, nước dâng lên lương đồi thành phong châu như bị nổi lềnh đềnh trên mặt nước. Sơn Tinh không hề nao núng chàng bốc từng dẫy núi đồi be dòng nước lũ. Hai bên đánh nhau dòng đã mấy tháng trời . Thủy Tinh kiệt sức đành phải rút quân về còn sơn tinh sức chưa nản đã giành được phần thắng.
Từ đó oán nặng thù sâu, cứ mỗi năm Thủy tinh làm mưa gió, bão đánh sơn tinh, Nhưng không bao giờ có thể chiến thắng đành lại phải rút lui.