25/04/2018, 09:34

Kể lại một chuyện về cuộc sống và con người nơi rừng xa, vùng xa mà em biết (qua sách báo, qua lời kể của thầy cô giáo), Đến chợ phiên...

Kể chuyện thuật chuyện – Kể lại một chuyện về cuộc sống và con người nơi rừng xa, vùng xa mà em biết (qua sách báo, qua lời kể của thầy cô giáo). Đến chợ phiên Lũng Phin, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang giữa hàng nghìn người quần áo sặc sỡ, phần lớn là người Hmông Đến chợ phiên Lũng Phin, ...

Kể chuyện thuật chuyện – Kể lại một chuyện về cuộc sống và con người nơi rừng xa, vùng xa mà em biết (qua sách báo, qua lời kể của thầy cô giáo). Đến chợ phiên Lũng Phin, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang giữa hàng nghìn người quần áo sặc sỡ, phần lớn là người Hmông

Đến chợ phiên Lũng Phin, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang giữa hàng nghìn người quần áo sặc sỡ, phần lớn là người Hmông, ta bắt gặp một cụ già gầy gò, lưng hơi còng, da nhăn nheo, đầu đội cái mũ nồi bằng dạ đã cũ và sờn đang ngồi chồm chổm trước mấy chiếc lưỡi cày, hoặc đang say rượu nằm ngủ trên tấm bạt… Người đó là Chứ Chúng Lầu, một tay đúc lưỡi cày nổi tiếng ở cổng trời, người duy nhất ở Mèo Vạc đã đúc được lưỡi cày để cày trên đá.

Chứ Chúng Lầu học được nghề đúc lưỡi cày bí truyền từ ông nội của mình là Chứ Chúng Lử. Ngày xưa, đúc một lưỡi cày thì phải nộp cho thổ ti một đồng bạc trắng hoa xòe. ức lắm nhưng không thể làm khác được. Nay thì tha hồ đúc. Chứ Chúng Lầu nhấp nháy đôi mắt như còn ngái ngủ nói:

–   Cổng trời là quê ta. Lò, bễ, khuôn đúc là của ta. Cứ đúc, đúc nhiều vào để bà con cày nương, không phải vác cái cuốc lên nương, vừa cuốc vừa tránh đá, cực lắm. Ta đúc lưỡi cày mới có tiền ãn thắng cố, mới có rượu ngô uống say quắc cần câu chứ !

Nhìn ông lão cười móm mém thật dỗ ưa.

Từ Lũng Phin phải leo dốc độ hai mươi cây số, càng đi lên chỉ thấy đá và đá, mây và trời, càng thấy con đường đèo cheo leo, hiểm trở. Từ dưới nhìn lên cổng trời chỉ thấy mây bay. Vượt qua con đường quanh co dốc ngược rải đá dăm nhọn hoắt tướng như đi trên chông, ta leo tới cổng trời. Từ đây, nhìn xuống Sủng Cáng, một thung lũng bao quanh là núi đá, người dẫn đường giơ tay chỉ, miệng nói và thở ra đầy khói: “Nhà lão Chứ Chúng Lầu ở dưới kia kìa’ Hôm nay lão ta say rượu ngủ hay đi đâu mà không thấy lò rèn nổi lửa…”.

Thấy khách lạ ở xa đến, Chứ Chúng Lầu rất vui. Chứ khề khà bằng giọng Kinh không sõi: “Say quá ! Say quá ! Để tao kêu thằng con kéo bễ, tao đúc cho mà coi”.

Cũng như nhà của những người Hmông khác, nhà Chứ đúng là một hang đá, đá chất ngất trước nhà, sau nhà, đá lổm ngổm khắp nơi. Xưởng đúc chứa đầy những khuôn đúc lưỡi cày các loại và cả khung cửi dệt vải. Chứ lọm khọm khuân ra một cái khuôn đúc nặng lặc lè đen sì với những đường cong rất lạ.

Chứ có nhiều vợ. Thằng Chứ Dung Chính, con vợ cả thì lo chuyện luyện đất sét với than để phết lên mặt khuôn gỗ. Chứ nói: “Than luyện với đất sét để chống cháy khuôn gỗ, và có cái chất ấy mới đúc được cái lưỡi cày tốt mà cày nương”. Thằng Chứ Mi Pó, 18 tuổi, con trai bà vợ hai thì chuyên kéo bễ. Nó bé loắt choắt, đã có vợ rồi đấy, hay đi chợ Lũng Phin chơi.

Than đã vùi đầy lò. Thằng Pó phùng miệng kéo bễ. Lửa đỏ phừng phừng bốc cao mặt người. Chứ lấy những lưỡi cày đã gãy, đã mẻ, đập nhỏ ném vào lò. Gang rực lên, nhão ra, chảy xuống cái chảo chuyên dụng. Chứ nhìn và nghe, hoạt bát hẳn lên, rót nước gang luyện vào khuôn. Một lưỡi cày, hai lưỡi cày đỏ rực hình thành. Chờ chừng mười phút, Chứ cho con đỡ hai “mủ” cày, rút “lõi”. Thằng Pó lấy dao chặt bớt ba-via rồi mang vào ủ trong bếp lửa. Chiếc lưỡi cày nặng gần 2kg, trông sắc gọn, gõ vào nghe coong coong. Lò lại nổi lửa, ba bố con lại đúc làm luôn tay luôn chân, cho đến trưa, đến chiều. Nhìn hơn chục lưỡi cày mới đúc, Chứ nói: “tối ngày kia, tao và thằng Chính lại xuống chợ Lũng Phin… ăn thắng cố, uống rượu ngô sướng lắm “.

Lần thứ hai gặp Chứ Chúng Lầu đang ngồi bán lưỡi cày tại chợ Lũng Phin. Có mấy người già Hmông vây quanh. Người thì soi lên ngắm nghía. Người thì lấy hòn đá gõ lên kêu “coong coong”. Lão Giàng Sáy Chí chọn mua một lưỡi cày 100.000 đồng, nói: “Lưỡi cày của Chứ tốt lắm! Cày nương cứ sáng lên. Gặp đá, nó không khựng lại, không gãy khục mà cừ trườn đi như con trăn rừng”. Nó tốt hơn loại cày 51, 58, “lưỡi cày chính phủ” cứ gặp đá là gãy.

Trong ngày hội trình diễn kĩ thuật rèn, đúc, khoan… truyền thống diễn ra tại Bảo tàng Dân tộc học mới đây tại Hà Nội, nhiều nghệ nhân làng nghề từ các tính Hà Giang, Cao Bằng, Hà Tây, Nghệ An được mời về trổ tài. Đại diện đến từ cổng trời là Chứ Chúng Lầu. Trước mặt quan khách và nhiều bà con nông dân, Chứ với bước đi vững chãi, rắn rỏi, với bàn tay khéo léo đã biểu diễn nghệ thuật đúc lưỡi cày để cày nương đá trên cao nguyên. Nhìn chiếc lưỡi cày mới đúc ra, ai cũng tấm tắc ngợi khen. Có người nói: “Phải có thứ lưỡi cày này thì lúa rầy, ngô nương mới lên xanh được nơi cổng trời Mèo Vạc!…”.

Chứ Chúng Lầu được ô tô đưa đón, được nghỉ trong khách sạn “ba sao”, sướng hơn thổ ti ngày xưa nhiều. Tiền thưởng Chứ mang về có thể mua được hai con bò, một con ngựa và đủ tiền uống rượu ngô suốt cả năm.

Lão khoe gói bạc mới, to và nói: “Ta sẽ đúc nhiều, nhiều lưỡi cày nữa. Ngựa sẽ giúp tao đi chợ Lũng Phin. Uống rượu say, ngựa lại đưa tao về Sùng Cáng…”.

nguyễn phương

0 chủ đề

23913 bài viết

Có thể bạn quan tâm
0