16/01/2018, 13:23

Kể lại một câu chuyện về cho và nhận trong cuộc sống – Văn mẫu lớp 12

Kể lại một câu chuyện về cho và nhận trong cuộc sống – Văn mẫu lớp 12 Kể lại một câu chuyện về cho và nhận trong cuộc sống – Bài số 1 Đây là câu chuyện có thật Dr. Howard Kelly là một nhà vật lý lỗi lạc, đã sáng lập ra Khoa Ung thư tại trường Đại học John Hopkins năm 1895. ...

Kể lại một câu chuyện về cho và nhận trong cuộc sống – Văn mẫu lớp 12

Kể lại một câu chuyện về cho và nhận trong cuộc sống – Bài số 1

Đây là câu chuyện có thật Dr. Howard Kelly là một nhà vật lý lỗi lạc, đã sáng lập ra Khoa Ung thư tại trường Đại học John Hopkins năm 1895.

Một cậu bé nghèo làm nghề bán hàng rong để kiếm tiền học. Ngày nọ nhận thấy mình chi còn mỗi một hào mà bụng đang đói, cậu định bụng sẽ sang nhà kế bên xin một bữa ăn. Một phụ nữ đẹp ra mở cửa. Bối rối truớc cuộc gặp gỡ không hẹn trước này thay vì ăn cậu xin uống. Người phụ nữ đoán ra cậu đang đói và mang đến cho cậu một ly sữa lớn. Cậu chầm chậm nhấp từng ngụm sữa rồi hỏi:

Cháu phải trả cho cô bao nhiêu ạ?

Người phụ nữ trả lời:

Cháu không nợ cô cái gì cả. Mẹ cô đã dạy không bao giờ nhận tiền trả cho lòng tốt.

Cậu bé cám kích đáp:

–      Cháu sẽ cảm ơn cô từ sâu thẳm trái tim cháu!

Khi ra đi cậu cảm thấy khoé khoắn hơn và niềm tin của cậu vào con người cũng mãnh liệt hơn. Trước đó cậu gần như muốn đầu hàng trước số phận.

Nhiều năm sau đó người phụ nữ bị ốm nặng. Các bác sĩ địa phương đều bó tay. Họ chuyển bà đễn một thành phố lớn và tiến sĩ Howard Kelly được mời đến tham ván. Khi ông nghe tên thị trấn nơi người phụ nữ ở, một tia sáng ánh lên trong mắt ông. Ngay lập tức ông khoác áo choàng và đi tới phòng bệnh Người phụ nữ ở. Ông nhận ra được ngay ân nhân của mình năm xưa. Quay về phòng hội chẩn, ông quyết định dốc hết sức để cứu bệnh nhân này. Và cuối cùng nỗ lực của ông đã được đền đáp.

Tiến sĩ Howard Kelly đề nghị phòng y vụ chuyển cho ông hoá đơn viện phí của ân nhân. Ồng viết vài chữ bên lề của tờ hoá đơn và cho chuyển nó đến người phụ nữ. Bà nhìn tờ hoá đơn và biết rằng sẽ phải thanh toán nó hết đời mới xong. Bỗng nhiên có cái gì đó khiến bà chú ý và bà đọc những dòng chữ này:

"Trị giá hoá đơn bằng một ly sữa. "

Ký tên: tiến sĩ Howard Kelly

Nước mắt vui mừng cứ thế dâng trào và lời từ trái tim bà ấy thốt lên trong nước mắt: "Cám ơn ông!."

Kể lại một câu chuyện về cho và nhận trong cuộc sống – Bài số 2

Trong cuộc sống, có một chân lí hiển nhiên không ai không thừa nhận “ Cho là nhận “. Nhưng không hẳn tất cả mọi người trong chúng ta đều hiểu rõ ý nghĩa chân lí ấy.

Nhắc đến “cho“ và “nhận“, ta sẽ nghĩ đó là hai khái niệm trái ngược nhau. Nhưng nếu ngẫm lại thì “khi cho đi ta sẽ nhận lại rất nhiều".

Chắc ai cũng nhớ câu chuyện hai biển hồ, một minh chứng cho chân lí “Cho là nhận“. Biển Ga-li-lê đã cho dòng nước mát lạnh và nó đã được nhận lại sự trong xanh mát rượi, sự thân thiện từ vạn vật: con người đến sinh sống quanh hồ, hai bên bờ luôn tràn ngập cỏ cây và muôn thú. Một minh chứng nữa là, khi trái đất tác động lên mặt trăng một lực thì nó cũng nhận lại được một lực tương tự, nhờ vậy mà mặt trăng và trái đất mới không va chạm vào nhau. Trong cuộc sống cũng vậy: khi bạn giúp người khác, người đó sẽ rất vui và ngược lại, trong lòng bạn cũng vui vì đã làm được một việc có ích. Hơn nữa, bạn sẽ có thêm sự yêu mến từ mọi người xung quanh, bạn sẽ có thêm những người bạn thân thiết và những lúc bạn gặp khó khăn, chắc chắn mọi người sẽ không từ chối giúp đỡ. Vậy thì, khi cho đi, hãy yên tâm, bạn sẽ luôn nhận lại xứng đáng, ít ra là niềm vui và sự thanh thản. Còn những người không biết cho đi thì họ cũng giống như biển chết vậy : dòng nước như mặn chát, vạn vật đều cách xa và sự sống trong họ rồi cũng héo mòn dần. Giữ cho riêng mình để rồi phải chịu cô độc, như vậy đâu phải là hạnh phúc. Nhiều người trong chúng ta, ngay cả tôi, chắc cũng đã có lúc từng nghe “ Hạnh phúc là khi có được tất cả “. Nhưng chúng ta đã lầm, hạnh phúc đích thực có một phần từ việc cho đi.

Cho đi là gốc rễ của hạnh phúc.Một trái tim rộng mở mới có thể đón nhận yêu thương. Có mỉm cười mới nhận được nụ cười. Có cho đi sự nỗ lực không ngừng ta mới mong nhận lại được thành công. Có mỉm cười mới nhận được nụ cười. Có cho đi sự nỗ lực không ngừng ta mới mong nhận được thành công. Chắc chắn ai trong chúng ta cũng đã cho đi không ít thì nhiều, nhưng có ai đã từng nghĩ : Phải “cho” như thế nào? Nếu cho chỉ vì muốn nhận lại thì hành động đó chẳng có ý nghĩ gì. Nó đã trở thành sự trao đổi. Hãy cứ cho đi từ tấm lòng mình và đừng mong người ta trả lại đúng như thế. Tôi đã từng nghe một câu nói rất hay: “ Thật hạnh phúc cho những ai biết mà cho mà không cần nhớ đến và biết nhận mà không hề quên”.

Vậy chúng ta hãy đừng ngán ngại nói lời cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ, quan tâm người khác. Vì đó là món quà mà họ luôn mong đợi khi cho đi tình yêu thương. Một lời cảm ơn sẽ là niềm hạnh phúc với người giúp đỡ ta. Lời xảm ơn sẽ thay cho lòng biết ơn của chúng ta.

Những người cho luôn là người hạnh phúc nhất. Vậy thì tôi, bạn và tất cả chúng ta hãy cùng cho, để mỗi ngày có them niềm vui và cuộc sống thêm ý nghĩa nhất.

Kể lại một câu chuyện về cho và nhận trong cuộc sống – Bài số 3

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã viết: “Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng. Để làm gì, em biết không? Để gió cuốn đi…” Trong cuộc sống luôn cần có những tấm lòng biết yêu thương và sẻ chia, phải biết cho đi thì mới có thể nhận lại được. Thê nhưng trong cuộc sống hiện đại, dường như con người càng trở nên khép mình, thờ ơ, thiếu quan tâm đến những người xung quanh hơn.

Cho và nhận – đó là một mối quan hệ nhân quả. Cho mang ý nghĩa của sự sẻ chia, giúp đỡ. Đó có thể là những việc nhỏ nhặt như dắt một bà cụ qua đường, bẻ chiếc bánh mì làm đôi cho người bạn nghèo cùng lớp, … Nhận là những gì ta được đền đáp lại. Từ xưa, khi còn thuở ấu thơ, ta vẫn thường được nghe các mẹ, các bà kể câu chuyện về những cô Tấm, nàng Lọ Lem hiền lành được ông Bụt, bà Tiên giúp đỡ khi gặp họa nạn. Đó chẳng phải là cho đi và nhận lại đấy sao?

Nhiều khi, bản thân cho đi nhiều điều nhưng lại không biết được rằng mình đã được nhận lại từ người khác từ lúc nào.  Có một câu chuyện kể rằng một cô gái đi trên đường bất chợt gặp một người ăn xin. Thương cho ông lão đã già mà vẫn phải sống cơ cực, nghèo khổ, cô muốn gửi cho ông mọt chút gì đó để cho ông đỡ vất vả. Tuy nhiên khi lục lọi khắp người, cô lại không tìm thấy gì để có thể cho ông lão. Cảm thấy áy náy, cô lại gần và cầm tay ông lão, xin lỗi ông vì không có gì cho ông. Nhưng thật bất ngờ, ông cụ đã nói rằng: “ Cháu đã cho ông rất nhiều rồi”. “Hạnh phúc là một cái rất kì lạ mà người ta chỉ nhận được khi đem nó cho người khác”, và thứ mà cô gái đã trao cho ông lão, có lẽ ở đây ai cũng hiểu, đó chính là niềm hạnh phúc, là hơi ấm của tình người. Tình thương của cô đã giúp cho ổng lão cảm thấy hạnh phúc hơn trong cuộc sống. CHính bản thân cô cũng phần nào cảm thấy ấm lòng vì thấy việc mình làm phần nào cũng đem lại giá trị cho người khác. Cái sự nhận lại này đôi khi không phải là trong phút chốc mà có được. Trồng cây phải lâu năm thì mới có được ngày hái quả, sẽ có một lúc nào đó khi gặp khó khăn, bạn sẽ gặp được sự giúp đỡ của những người mà có khi chính bản thân mình không quen biết.

Trong cuộc sống, sẽ có rất nhiều người sẵn sang giúp đỡ mà không hề đòi hỏi sự báo đáp. Tuy nhiên bên cạnh đó, vẫn còn nhiều người sống ích kỉ, chỉ nghĩ đến lợi ích của bản thân. Hoặc thậm chí, khi nhìn thấy những người đang cần sự giúp đỡ của mình, thì điều đầu tiên họ nghĩ là tính toán xem làm thế nào để có lợi cho mình. Họ không quan tâm đến những người xung quanh, chỉ biết giữ lấy của riêng mình. Gieo nhân nào gặt quả nấy, khi gặp khó khăn, họ sẽ bị người khác quay lưng vì trước kia chính họ đã sống quá thờ ơ với mọi người.

Khi ta trao yêu thương cũng là lúc ta nhận lại hạnh phúc, xây dựng và nuôi dưỡng cho tâm hồn giàu đẹp. Cho và nhận – tưởng chừng như là những khái niệm đơn giản nhưng để hiểu và làm được thì không hề dễ dàng. Cuộc sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi có sự sẻ chia, kết nối  giữa con người với con người. Như nhà thơ Tố Hữu đã từng viết:

“Nếu là con chim, chiếc lá,

Thì con chim phải hót ,chiếc lá phải xanh

Lẽ nào vay mà không trả,

Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”.

Kể lại một câu chuyện về cho và nhận trong cuộc sống – Bài số 4

Giữa cuộc sống bộn bề lo âu, chúng ta rất cần nhưng yêu thương và sẻ chia, dù nó bình dị, nhỏ nhoi nhưng đó là một tấm lòng đáng trân trọng. Bài văn nghị luận xã hội sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về việc cho và nhận .Trao đi yêu thương để nhận lại yêu thương vốn dĩ là một quy luật trong cuộc sống. Đó vẫn là một mối quan hệ nhân quả mà bản thân mỗi người đều nhận ra.

Cho và nhận vừa hữu hình vừa vô hình, đó là một mối quan hệ cần phải trân trọng và gìn giữ. Chúng ta những con người của hôm nay sẽ làm gì để cùng nhau hiểu hơn về quy luận của nó .

Vậy cho là gì và nhận là gì? Cho chính là sự san sẻ, giúp đỡ, yêu thương xuất phát từ tâm, từ tim của một người. Dù “cho” rất nhỏ, nhất đời thường nhưng đó là cả một tấm lòng đang quý. Nhận chính là được đáp trả, được đền ơn. Cho và nhận là một mối quan hệ nhân quả nhưng ẩn chứa trong đó rất nhiều mối quan hệ tương trọ, bổ sung cho nhau.

Nếu ai nghe nhạc Trịnh chắc chắn sẽ nhớ câu “Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng. Để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi” . Đây là một triết lý mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, một tấm lòng đáng kính trong thiên hạ.

Biểu hiện của cho đi và nhận lại trong cuộc sống thực sự không hiếm. Mỗi người chúng ta hằng ngày đang cho đi nhiều thứ và nhận lại nhiều thứ mà đôi khi chính bản thân mình cũng không nhận ra được. Đó chính là điều kỳ diệu của cuộc sống này. Khi mỗi người sống tốt, sống có ích thì sẽ nhận lại được một cuộc sống đủ đầy, hạnh phúc. Đó chính là cho và nhận.

Ở xung quanh chúng ta luôn có rất nhiều mảnh đời cần sự sẻ chia, giúp đỡ, bao dung, rộng lượng. Họ cần chúng ta, cần sự san sẻ, sự chia ngọt sẻ bùi. Một mánh khi đói bằng một gói khi no là bởi vậy. Chúng ta trao đi yêu thương chúng ta sẽ nhận lại sự thanh thản và niềm vui trong tâm hồn. Dù cái chúng ta nhận lại không phải là vật chất, là những thứ hiển hiện, chỉ là niềm vui, là sự an nhiên mà thôi. Như thế là quá đủ rồi phải không.

Thực sự khi chúng ta trao đi hạnh phúc cho người khác, chúng ta mới cảm thấy rằng cuộc sống của mình thực đáng sống và đáng trân trọng. Có nhiều người làm từ thiện cả một đời, luôn luôn quan tâm đến những người nghèo khổ, mang những miếng cơm, những tấm áo chẳng còn lành lặn với một tấm lòng thực tâm. Họ có một chữ tâm rất lớn, họ trao đi tin yêu rất nhiều mà chẳng mong nhận lại điều gì. Nhưng bạn biết không hằng ngày họ vẫn đang nhận lại cái mà họ đã trao đi đó. Cuộc sống họ là một chữ ‘thiện” ở trong tim, họ thấy lòng mình thanh thản và bĩnh an khi được làm những việc đó.

Bởi vậy những người đang cho đi, đôi khi sự nhận lại không phải trong phút chốc, cũng không hẳn nó sẽ hiển hiện ngay trước mắt. Điều bạn nhận lại có khi là cả một quá trình, sau này bạn mới nhận ra mình được đáp trả nhiều hơn cái cho đi đó.

Tuy nhiên bên cạnh những người luôn biết cho đi thì còn tồn tại rất nhiều người chỉ mong nhận lại, giữ khư khư những gì mình có mà không chịu cho đi. Đây là một thực tế rất đáng buồn. Lối sống này cần phải lên án, vì nó sẽ khiến cho bản thân họ trở nên ích kỷ và đáng ghét. Sự tính toán hơn thua, được mất của họ sẽ khiến cho họ càng ngày càng đánh mất đi chính bản thân mình.

Cho đi là điều mà chúng ta nên làm trong cuộc sống hằng ngày để nhận lại rất nhiều thứ về sau. Bạn sẽ thấy được điều kỳ diệu từ sự cho đi và nhận lại đó.

Mỗi người, mỗi ngày hãy là một người biết san sẻ, biết giúp đỡ người khác để nhận lại sự tĩnh lặng và niềm vui trong cuộc sống.

Vũ Hường tổng hợp

Từ khóa tìm kiếm

  • em hay ke lai 1 cau chuyen ve long biet on trong cuoc song
  • bài văn mâu về đời sống hằng ngày
  • cau chuyn ngan ve cho va nhan
  • em hay ke lai mot cau chuyen ve long biet on trong cuoc song
  • kể 1 câu chuyện với chủ đề cho đi là nhận lại
  • nghị luận kể lại câu chuyện thể hiện giá trị về tình yêu thiowng
0