16/01/2018, 13:23

Nghị luận xã hội về câu tục ngữ: Tiên học lễ, hậu học văn – Văn mẫu lớp 12

Nghị luận xã hội về câu tục ngữ: Tiên học lễ, hậu học văn – Văn mẫu lớp 12 Nghị luận xã hội về câu tục ngữ: Tiên học lễ, hậu học văn – Bài số 1 Trong cuộc sống mỗi người chúng ta luôn luôn phải rèn luyện đạo đức và trau rồi thêm những kiến thức quan trọng để bồi đắp cá nhân ngày càng ...

Nghị luận xã hội về câu tục ngữ: Tiên học lễ, hậu học văn – Văn mẫu lớp 12

Nghị luận xã hội về câu tục ngữ: Tiên học lễ, hậu học văn – Bài số 1

Trong cuộc sống mỗi người chúng ta luôn luôn phải rèn luyện đạo đức và trau rồi thêm những kiến thức quan trọng để bồi đắp cá nhân ngày càng hoàn thiện hơn, như dân tộc ta đã có câu: tiên học lễ hậu học văn”.

Tiên học lễ hậu học văn là truyền thống lâu đời của dân tộc từ xưa đến nay, mỗi chúng ta cần phải hiểu biết về nó để từ đó có những suy nghĩ và hành động đúng đắn. Tiên thường để chỉ những điều trước tiên cần phải làm, hậu đó là những điều sau đó, tiên học lễ hậu học văn đơn thuần nói về những lễ nghi và những văn hóa ứng xử của con người. Tiên học lễ hậu học văn đã xuất hiện trong cuộc sống của chúng ta từ xưa đến nay. Từ xưa đến nay câu tục ngữ này đã được ông cha ta đúc kết và tạo thành những kinh nghiệm sống có giá trị bởi lẽ muốn trở thành những con người có ích cho xã hội trước tiên chúng ta phải là những con người có đạo đức và có văn hóa, nhưng vấn đề đạo đức vẫn luôn được đặt lên hàng đầu, như chúng ta đều thấy lễ nghi và phép tắc là những chuẩn mực vô cùng quan trọng để làm nên một xã hội công bằng văn minh và hiện đại.

Những điều đó không chỉ cho con người chúng ta những bài học quý giá và có giá trị nhất, nó còn làm nên nhiều những ý nghĩa khác nhắc nhở mỗi chúng ta nên phải học hỏi và tu dưỡng bản thân.Trước tiên cần phải học hỏi lễ nghi làm người, sau đó cần phải biết cách ứng xử cho phù hợp với những chuẩn mực mà xã hội đặt ra. Như chúng ta đều được biết trong quãng thời gian chúng ta đi học, chúng ta luôn luôn được học bộ môn đạo đức đó là bộ môn giáo dục cho chúng ta cách làm người đúng đắn và cần phải có những cách ứng xử và cách thể hiện cho phù hợp, giáo dục đạo đức con người không chỉ luôn được đề cao mà nó trở thành một lĩnh vực rộng lớn mà chúng ta luôn luôn phải học hỏi và rèn luyện bản thân.

Muốn trở thành những con người có ích cho xã hội bản thân chúng ta cần phải luôn luôn trau dồi về đạo đức và về mặt ứng xử của mình, đó là những điều mang lại những ý nghĩa tuyệt vời nhất, giá trị về đạo đức luôn luôn được đề cao, trước tiên khi rèn luyện và trau dồi về mặt văn hóa chúng ta phải trở thành những con người có đạo đức, nắm được những điều mà cuộc sống này đang dành cho chúng ta, làm được điều đó thì cuộc sống của chúng ta mới thực sự có giá trị và có ý nghĩa to lớn, trong cuộc sống đạo đức là một vấn đề rất rộng lớn đó là những phẩm chất và những quy tắc ứng xử của con người, những chuẩn mực đạo đức luôn luôn được coi trọng và rèn luyện mạnh mẽ hơn, giá trị của nó vô cùng to lớn và để lại cho chúng ta những điều có giá trị và cần thiết nhất.

Tiên học lễ hậu học văn là câu tục ngữ vô cùng có ý nghĩa từ xưa đến nay, nó vẫn luôn đúng và để lại cho người đọc nhiều suy nghĩ và cách xem xét lại chính bản thân của mình, những điều đem lại giá trị cho cuộc sống này, là con người biết cư xử với nhau như những người có đạo đức và có văn hóa như vậy cuộc sống của chúng ta mới thực sự được văn mình và nó tạo điều kiện để chúng ta phát triển một cách mạnh mẽ và linh hoạt nhất. Trong sự phát triển của con người ngoài kiến thức là những điều cực kì quan trọng để giúp cho chúng ta có nhiều hiểu biết và ngày càng nâng cao trình độ văn hóa của mình lên, thì đạo đức luôn luôn được đặt lên hàng đầu, để trở thành những con người có đạo đức và có văn hóa tốt chúng ta cần phải tuân thủ những quy tắc và những chuẩn mực mà xã hội quy định. Luôn luôn rèn luyện tinh thần phê và tự phê cho bản thân để từ đó cải thiện lại chính bản thân mình một cách có giá trị và có ý nghĩa nhất.

Những lễ nghi văn hóa đó sẽ góp phần hoàn thiện bản thân mỗi con người từng ngày, những người có đạo đức sẽ góp phần làm cho nhân phẩm của họ ngày càng được nâng cao, và họ sẽ có những phép ứng xử phù hợp với tất cả mọi người trong xã hội này, quan hệ giữa con người với con người trong xã hội ngày càng phải được cải thiện và trau dồi một cách có giá trị, chính những điều đó làm nên những điều tuyệt vời nhất trong bản thân họ. Giống như trong cuộc sống chúng ta thấy giá trị về đạo đức và nhân phẩm của mỗi con người luôn luôn được đánh giá cao, nó trở thành những thứ không thể thiếu trong cuộc sống của mình, luôn luôn rèn luyện và trau dồi bản thân từ đó chúng ta sẽ thấy cuộc đời này có nhiều ý nghĩa và nó tươi đẹp hơn.

Những điều mang lại những ý nghĩa tốt đẹp nhất sẽ luôn luôn tồn tại và nó trở thành những thứ thiết yêu và quan trọng cho mỗi con người, giá trị niềm tin và những thử thách luôn luôn được đặt ra cho con người, nhưng khi con người có đạo đức thì những điều đó không làm cho họ bị gục ngã, và họ vẫn vượt qua nó một cách nhanh chóng và có giá trị hơn, mỗi người chúng ta nên rèn luyện bản thân và trau dồi những điều cần thiết nhất để từ đó tạo nên niềm tin giá trị và sự quý giá biết bao cho mỗi con người.

Ngàn đời nay dân tộc ta vẫn luôn luôn coi trọng đạo đức và nó trở thành những điều không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi con người biết làm nên những điều có giá trị và ý nghĩa của nó để lại cho con người cũng vo cùng qua trọng và mang những ý nghĩa thiết yếu và mạnh mẽ nhất. Cha ông từ luôn mong muốn chúng ta trở thành những con người có ích cho xã hội, những con người có đạo đức để trở thành những người biết cách cư xử và ứng xử với mọi người, những điều đó không chỉ làm nên những giá trị cao đẹp mà nó để lại cho con người những giá trị cao quý và mạnh mẽ nhất, mỗi người chúng ta đang ngày càng được cải thiện đều đó trong những mối quan hệ hàng ngày, biết ứng xử cho hợp tình và đúng chuẩn mực phải là quá trình rèn luyện và trở thành những con người thực sự có ý nghĩa, những điều mà chúng ta đang làm đều có ảnh hưởng và tác động mạnh mẽ đến cuộc sống của chúng ta, từ những cách cư xử với mọi người và những phẩm chất luôn có trong mình để đối đãi với người khác nó được đánh giá là một con người có văn hóa và có đạo đức.

Song hành với quá trình rèn luyện đạo đức cho bản thân mỗi người cũng nên trau dồi những vốn kiến thức để cho tâm hiểu biết của chúng ta được sâu rộng hơn, không ngừng học hỏi và phát triển bản thân mỗi ngày. Như ông cha ta đã có câu muốn biết phải hỏi muốn giỏi phải học, để trở thành những con người có đạo đức có văn hóa chúng ta phải học hỏi và tạo điều kiện cho bản thân mình có những điều kiện cần thiết để mở mang vốn tri thức của bản thân, giá trị về niềm tin trong cuộc sống sẽ luôn luôn được mở rộng và nó thực sự trở thành những điều thiết yêu và phát triển mạnh mẽ trong bản thân mỗi người. Những người có kiến thức rất sâu rộng nhưng đạo đức của họ thấp thì cũng không được xã hội này coi trọng và họ cũng bị xã hội đào thải.

Chúng ta cần phải không ngừng học tập tu dưỡng đạo đức và văn hóa cho bản thân có như vậy chúng ta mới trở thành những con người có giá trị được xã hội công nhận và được dành nhiều tình yêu thương nhiều hơn.

Nghị luận xã hội về câu tục ngữ: Tiên học lễ, hậu học văn – Bài số 2

Xã hội ta từ trước đến nay luôn coi trọng đạo đức của con người. Người có tài và được coi trọng phải luôn đi liền với đạo đức tốt. Hiểu rõ tầm quan trọng của đạo đức tục ngữ có câu:

"Tiên học lễ, hậu học văn."

Trước tiên, ông cha ta muốn khuyên con cháu đời sau phải rèn luyện, trau dồi lễ nghĩa, đạo đức, nhân cách bản thân ta phải tự hướng ta về những truyền thống đạo đức vốn có từ lâu đời của dân tộc. Muốn trở thành một con người toàn diện, ngoài việc có nhân cách tốt, ta còn phải có trình độ chuyên môn cao, nắm vững khoa học kĩ thuật hiện đại. Vì vậy mỗi chúng ta muốn trở thành người có ích cho xã hội cần phải rèn luyện cả đức lẫn tài, phải có nhân cách cao thượng, có tâm hồn trong sáng và có sự hiểu biết rộng rãi.                                  

Người học sinh ngoài học ở sách vở, phải biết tự học tập kiến thức và rèn luyện đạo đức ngoài cuộc sống, phải biết biến những kiến thức của thầy cô truyền đạt cho mình thành những kiến thức của bản thân để sử dụng và phát huy chính những kiến thức đó sẽ giúp ta rất nhiều trong cuộc sống khi ta tiếp xúc với xã hội. 

Lễ nghĩa là một trong những truyền thống quan trọng trong xã hội Việt Nam. Điều đó sẽ giúp con người tạo mối quan hệ tốt với bạn bè, hàng xóm, đem lại một niềm tự hào cho gia đình, được mọi người yêu thương, quý mến, coi trọng. Ngoài ra, tạo được uy tín trong công việc, sự nghiệp thành đạt. Hơn thế nữa, khi có ý thức thì con người sẽ biết sắp xếp, tổ chức việc học, việc làm một cách khoa học, từ đó, công việc của họ luôn được hoàn thành, có hiệu quả, cuộc sống sẽ trở nên nề nếp và thanh thản hơn. Xin lấy ví dụ từ giáo sư Ngô Bảo Châu, sinh ra trong hoàn cảnh đất nước khó khăn, nhờ được giáo dục ý thức từ nhỏ, nên ông đã có thái độ nghiêm túc trong việc học, cùng với sự cố gắng, ông đã thành công ngoài mong đợi. Vậy là đối với một con người, một nền tảng nhân cách tốt sẽ giúp họ có một tiền đồ tươi sáng, thành đạt.

Đạo đức luôn là yếu tố nhân cách cơ bản của con người. Phẩm chất đạo đức là hướng phấn đấu của con người từ nhỏ đến lớn, từ xưa đến nay khi mới chào đời đến khi bập bẹ những tiếng nói đầu tiên, những bước đi chập chững đầu đời thì con người đã được ông bà dạy dỗ bao lời nói hay, bao cử chỉ đẹp. Đó chính là tiếng chào hỏi, tiếng dạ thưa đối với người lớn tuổi. Đó chính là những cử chỉ nhường nhịn, hành động bày tỏ tình cảm yêu thương đối với các em nhỏ. Đó chính là lễ mà con người đã được học từ khi chưa bước vào nhà trường, nhân phẩm của một con người đã được học từ khi chưa bước vào nhà trường, chưa bắt đầu học văn. Phẩm chất đạo đức chính là thước đo giá trị, nhân phẩm của một con người nếu pháp luật là nền tảng kỉ cương của xã hội thì lễ giáo chính là nền tảng vững chắc của môi trường sư phạm. Tôn trọng pháp luật là thước đo một xã hội công bằng văn minh, tôn trọng lễ giáo trong nhà trường là nền tảng đạo đức của người học sinh, là bệ phóng cho tài năng phát triển cao hơn, bay xa hơn. Con người tốt luôn chú trọng đến việc rèn luyện nhân cách cá nhân. một khi đã trở nên người có phẩm chất, biết tôn trọng giá trị đạo đức thì con người sẽ đem lại những kiến thức, tri thức của mình cống hiến cho xã hội, góp phần xây dựng một xã hội ngày càng phát triển vững mạnh. Làm được điều đó thì mối tương quan giữa con người và xã hội mới ngày một thân ái, ngày càng gắn bó chặt chẽ với nhau. Trong xã hội, cuộc sống, con người có thể hạn chế về mặt kiến thức nhưng có phẩm chất đạo đức tốt, biết cách cư xử hòa nhã, thủy chung đối với mọi người xung quanh thì vẫn được mọi người yêu mến, xã hội trọng dụng. Một người học sinh chỉ học khá nhưng lại vui vẻ, đối xử tốt với bạn bè, thì vẫn được bạn bè yêu mến, tôn trọng. Nhưng ngược lại, một học sinh giỏi luôn đứng đầu lớp lại tỏ thái độ ta đây hống hách, khinh người thì bạn bè sẽ ngày càng xa lánh, không yêu mến, giúp đỡ. Lễ, hiếu chính là nền tảng, là mục tiêu để hướng tài năng của một cá nhân nào đó vào mục đích cao cả, tốt đẹp. Lễ là gốc, văn là ngọn. Nếu gốc không chắc thì làm sao cành lá có thể phát triển tốt tươi. Lễ là nền, văn là nhà. Nếu nền không vững chắc thì làm sao nhà có thể đứng vững được. Con người trong xã hội nếu không có lễ, biết lễ thì làm sao có thể là một xã hội trong sáng, văn minh được. Lúc ấy tự con người sẽ bị xã hội đào thải. Vì vậy người học sinh phải rèn luyện nhân cách và tài năng để sau này trở thành một công dân tốt trong xã hội. Tiên học lễ, hậu học văn cũng có nghĩa là tôn sư trọng đạo mỗi người trong tập thể học sinh phải nhận thức sâu sắc điều này. Nhất tự vi sư, bán tự vi sư có Trọng thầy mới được làm thầy. 

Ý nghĩa của câu tục ngữ cần được phát huy tác dụng triệt để. Trong nhà trường và xã hội ngày nay, cái xấu đang phát triển, đang có chiều hướng lấn át cái tốt vì chữ lễ chưa được coi trọng. Ngày nay điều đáng sợ là lòng tôn kính thầy cô đã có những biểu hiện xấu. Trong trường, người học trò lại dám đứng ngang nhiên cãi lời thầy cô, dám làm những điều hạ thấp nhân cách của người thầy như báo chí đã phê phán. Thử hỏi có xã hội nào, đất nước nào trên thế giới này lại không xem đạo đức, lễ giáo là nền tảng giá trị. 

Ta cần phải ra sức chống lại và loại trừ những cái xấu đang phát triển. Đó chính là những sách báo, phim ảnh xấu xa đang len lỏi dần để đầu độc những tư tưởng vốn trong sáng của người học trò tạo ra khuynh hướng bạo lực đối với thầy cô. Chúng ta cần phê phán nghiêm khắc đối với các học sinh này. 

Các biện pháp củng cố lễ nghĩa ở học sinh trong nhà trường của ngành giáo dục đang rất cần phát triển và duy trì để trường ra trường, trò ra trò, thầy ra thầy cho dù xã hội có phát triển đến đâu, nền khoa học kĩ thuật có tiến bộ cách mấy thì đạo đức vẫn là cơ sở để phát triển tài năng, xây dựng xã hội văn minh, giàu đẹp. Ta cần học cả lễ lẫn văn. Lễ được hiểu là đức, văn là tài, lễ là cơ sở cho văn phát triển, văn tác động giúp lễ vững bền. 

Nếu chỉ học một thứ ta sẽ không làm nên được việc như Bác Hồ đã nói: Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Thực tế cuộc sống đã chứng minh điều đó. Trong một xí nghiệp, vị giám đốc là một người có nhân cách tốt, hòa nhã, cư xử tốt với mọi người trong xí nghiệp nên ai ai cũng yêu mến, cũng hết lòng làm việc. Nhưng vị giám đốc này không có trình độ chuyên ngôn, hiểu lơ mơ về khoa học kĩ thuật hiện đại thì vẫn không đưa xí nghiệp đó tiến lên ngày càng phát triển. Ngược lại vị giám đốc đó là một người học cao, có năng lực làm việc, có tài lãnh đạo nhưng kiêu căng, đối xử không tốt với nhân viên nên không được công nhân tận tâm làm việc thì vẫn không đưa xí nghiệp đó tiến lên được. Việc học lễ là việc cả đời người nên ta phải xác định được nơi học lễ. 

Ta học lễ ở mọi nơi, mọi lúc, ở những lời nói hay, cử chỉ đẹp, ở những truyền thống, ở những chuẩn mực đạo đức tốt đẹp của dân tộc, trọng thầy, mến bạn, hiếu nghĩa với cha mẹ, cư xử hòa nhã, lễ phép với mọi người xung quanh. Việc rèn luyện lễ của học sinh không chỉ là bổn phận, trách nhiệm của nhà trường mà còn là trách nhiệm của gia đình và toàn xã hội. Vì sựhình thành tài năng, nhân cách của con người không những chịu ảnh hưởng của nhà trường, thầy cô, mà còn chịu sự chi phối của cha mẹ, anh em, gia đình, bạn bè. Người rèn luyện lễ nghĩa từ nhỏ tới lớn khi còn là học sinh ta ra sức cố gắng ôn luyện, trau dồi lễ nghĩa, tài năng thì sau này khi lớn lên, ra đời tương lai mới mở rộng, tràn đầy hy vọng. Không có con đường rộng mở cho những ai lẩn tránh đấu tranh (Lỗ Tấn). Một thái độ, một hành vi trái đạo lí, trái với truyền thống tốt đẹp của tổ tiên dù nhỏ cũng hết sức tránh. 

Lời răn dạy mà cha ông để lại có ý nghĩa thật sâu sắc. Nếu mỗi chúng ta đều có ý thức rèn luyện đạo đức và trí tuệ thì xã hội thật tốt đẹp và đáng sống biết bao. Đất nước ta sẽ nhanh chóng trở thành đất nước văn minh giàu đẹp, con người sẽ không phải lo sợ có kẻ xấu hại mình, người khó khăn sẽ được giúp đỡ kịp thời.

Nghị luận xã hội về câu tục ngữ: Tiên học lễ, hậu học văn – Bài số 3

Từ bao đời nay, ông cha ta luôn nêu cao và giữ gìn truyền thống đạo đức của dân tộc. Bao giờ mọi người cũng xử sự với nhau bằng lễ nghĩa, xem lễ nghĩa là bài học hàng đầu đối với con người. Ngay từ lúc còn bé thơ, chúng ta cũng luôn được cha mẹ dạy dỗ và nhắc nhở ta phải nằm lòng câu tục ngữ: "Tiên học lễ, hậu học văn". Trải qua mấy nghìn năm văn hiến, câu tục ngữ vẫn luôn có giá trị, luôn là bài học quí đối với chúng ta.

Quả thật, học lễ nghĩa đầu tiên là thực sự cần thiết. Chính vì vậy mà từ thuở còn nằm nôi, chúng ta đã được các bà mẹ dạy lễ nghĩa qua từng lời ru qua những câu hát trong dân gian đúc kết bao truyền thống đạo đức to Lớn lên một chút, chúng ta lại được cha mẹ hướng dẫn cho cách xử những điều đơn giản nhất, chẳng hạn lời cảm ơn sau khi được cho quà xin lỗi khi bị vi phạm, dạ thưa với người lớn tuổi, đi phải thưa, về phải trình. Rõ ràng lễ nghĩa đạo lí hầu như đã thấm nhuần trong nhận thức của chúng ta từ lúc chưa bước chân đến trường. Đến khi đi học, song song với tiếp thu kiến thức, ta cũng vẫn được thầy cô giáo dục lễ nghĩa, đạo đức kính yêu những người thân, quí mến gần gũi bạn bè, giúp đỡ nhau khó khăn hoạn nạn. Như vậy ở môi trường nào, đạo lí cũng đóng vai trò chủ đạo và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Một đứa con ở nhà không nghe lời vô phép, bất hiếu thì không thể nào trở thành một học sinh tốt và chắc sau này cũng không thể nào là một công dân có ích cho mai sau. Nếu như ai cũng xem thường phép tắc, trật tự thì trước hết, gia đình ấy cũng sẽ mất kỉ luật, không còn kỉ cương, nền nếp. Gia đình là một tế bào của xã hội, gia như thế thì xã hội sẽ rối loạn. Xã hội rối loạn hỗn độn thì không thể nào văn minh tiến bộ. Cuối cùng là cảnh đất nước thua kém, sa sút mãi không thôi, học đạo lí không bao giờ cũ, cũng không bao giờ hết. Học kiến thức văn ta có thể học mười năm, hai mươi năm. Nhưng học làm người có khi suốt cuộc đời ta vẫn chưa học hết. Chính vì vậy, câu tục ngữ là một lời dạy đồng thời cũng là lời cảnh tỉnh vô cùng đúng đắn đối với tất cả chúng ta.

Nhưng thực tế có khi lại khác, bởi đâu phải ai cũng hiểu và thực hiện như thế. Lời dạy vô cùng thiết thực vậy mà đã có một thời chúng ta bỏ quên, không để ý đến. Đạo đức, lễ nghĩa là nền tảng xây dựng xã hội tốt đẹp. Chúng ta không xem trọng cho nên kết quả dẫn đến tình trạng đạo đức thanh thiêu niên học sinh chúng ta càng lúc càng đi xuống. Thực tế đã có xảy ra bao chuyện trò đánh thầy, con đánh cha mẹ, bè bạn đâm chém giết chóc lẫn nhau. Đáng chê trách hơn là những người xem nhẹ đạo đức, coi thường bài học làm người. Họ chi lo học vun đắp kiến thức cho bản thân mà không chú ý rèn luyện đạo đức. Họ quên rằng đâu chắc hẳn cứ học giỏi là có đạo đức, phẩm chất cao đẹp, được người đời ngưỡng vọng. Những người dù thất học mà biết giữ lễ nghĩa, đạo đức còn đáng quí hơn kẻ học rộng hiểu cao mà thất đức, vô nhân đạo gấp bội phần. Nêu rõ vấn đề, mỗi người chúng ta cần phải có hướng đi cụ thể: "Lễ" hôm nay chi có lễ nghĩa đạo đức đơn thuần mà nó còn phát triển cao hơn thành tình yêu thương gắn bó với quê hương đất nước, lòng hi sinh cao cả đối với nhân dân. Chúng ta ai ai cũng mong muốn trở thành người công dân tốt, đóng góp nhiều nhất cho xã hội. Muốn trở thành người công dân tốt, chúng ta cần thiết phải có nề nếp đạo đức. Muốn được như thế thì ngay từ bây giờ chúng ta phải ra công rèn luyện tu dưỡng đạo đức bản thân. Ở mọi hoàn cảnh chúng ta cần ghi nhớ trong tìm lời dạy quí báu “Tiên học lễ, hậu học văn".

Tóm lại, đạo đức con người là cái đáng quí nhất, đáng trân trọng nhất. Cho nên bài học làm người bao giờ cũng là bài học đầu tiên, bài học phải học suốt cuộc đời cho tất cả mọi người. Để phấn đấu trở thành công dân tốt, hôm nay cạnh "Tiên học lễ, hậu học văn", chúng ta cần ghi nhớ thêm lời Bác dạy: Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó".

Nghị luận xã hội về câu tục ngữ: Tiên học lễ, hậu học văn – Bài số 4

Trong cuộc sống ai ai cũng đều phải học lễ nghĩa lầm người, trước khi đi khai phá nền tri thức của nhân loại con người cần phải học đạo đức và học lễ nghĩa để có thể trở thành một con người tốt trong xã hội này được, như người xưa đã từng nói “ Tiên học lễ hậu học văn”.

Nghĩa đen của câu tục ngữ này nói tiên cần phải học lễ và hậu học văn, nhưng ý nghĩa sâu xã và hàm ẩn trong câu này người xưa muốn dậy dỗ chúng ta để chúng ta trở thành những con người có đạo đức trong xã hội, trước tiên chúng ta cần phải học đạo đức, học lễ nghi để làm một con người tốt trong xã hội sau đó mới đến lượt chúng ta học văn hóa, học những trí thức của nhân loại, để làm người của xã hội hiện đại. Nhưng trước tiên muốn trở thành những người có ích cho xã hội này chúng ta cần trở thành những con người có đạo đức có văn hóa “tiên học lễ hậu học văn” hãy học văn hóa ứng xử và cách làm người, sau đó mới nghiên cứu chuyên sâu kiến thức từ sách vở từ nhân loại.

  Như Bác Hồ đã từng nói “ người có tài mà không có đức là người vô dụng, người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng chẳng nên” vì vậy trong quá trình học tập và rèn luyện con người không nên nơi lỏng bất cứ 1 việc nào, rèn luyện đạo đức phải đi đôi với việc học tập văn  hóa, mỗi người chúng ta ai ai cũng đều phải tu dưỡng và rèn luyện đạo đức theo tư tưởng của Hồ Chí Minh vị lãnh tụ thiên tài của nước Việt Nam. Từ khi biết nhận thức và trở thành những người công dân của xã hội chúng ta đều phải rèn luyện bản thân và luôn có quá trình đánh giá và tự nhận diện về bản thân xem xét những yếu tố quan trọng để mình có thể trở thành một con người toàn diện cho xã hội này. Ngoài việc chú trọng học tập chúng ta cũng không nơi lỏng việc rèn luyện bản thân , cần phải có đạo đức có văn hóa chúng ta mới thực sự trở thành một con người của xã hội hiện đại này, một xã hội cần có nhưng lễ nghi ứng xử cho phù hợp và cần những con người tài năng cho đất nước.

Câu tục ngữ trên rất đúng đắn ở mọi thời đại nó là kim chỉ nan để mọi người học tập và noi theo, câu tục ngữ này không chỉ đúng ở lứa tuổi học sinh mà nó còn đúng với rất nhiều những đối tượng và thành phần khác trong xã hội này, chúng ta cần coi câu tục ngữ này là nền tảng là những bí kíp quý báu để chúng ta học tập và noi theo, đó là những điều đã được ông cha ta để lại và nó đã được tar nghiệm ở mọi thời đại đến nay nó trở thành những bài học vô cùng quý báu cho mỗi con người  chúng ta. Câu tục ngữ này đã che trở và dìu dắt chúng ta để chúng ta trưởng thành nên mỗi ngày và nhờ có câu tuc ngữ này chúng ta mới hiểu được những thứ quý báu trong cuộc sống. Cuộc sống luôn chưa đựng những thử thách và cả những cám dỗ vì vậy nếu chúng ta biết điều chỉnh và hành động đúng đắn chúng ta sẽ trở thành những con người  có ích cho xã hội này.

Có rất nhiều những tấm gương sáng về quá trình rèn luyện đạo đức và học tập văn hóa, nổi bật lên đó là vị lãnh tụ thiên tài của nước Việt Nam, chủ Tịch Hồ Chí Minh người đã rèn luyện đạo đức cá nhân để có thể trở thành một vị lãnh tụ thiên tài của nước Việt Nam, khi rèn luyện và đào tạo đội ngũ cán bộ cách mạng người luôn đề cao tinh thần rèn  luyện đạo đức cách mạng, ngoài rèn luyện về tri thức Bác Hồ luôn luôn coi trọng về đạo đức, người  nói “ muốn làm một đảng viên tốt trước hết phải là những người có đạo đức tốt”, câu đó quả thật rất đúng đắn chúng ta cần phải rèn luyện bản thân và tu dưỡng đạo đức tốt đẹp trước khi trở thành những người tri thức của thời đại.

Là những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường chúng ta cần rèn luyện và tu dưỡng đạo đức để trở thành những người công dân có ích cho xã hội, ngoài việc học tập chúng ta cũng cần phải rèn luyện bản thân , luôn luôn có thái độ phê phán với những hành vi sai lệch chuẩn mực đạo đức bởi đó là những thành phần làm kiềm chế sự phát triển của xã hội.

Câu tục ngữ trên đã để lại rất nhiều bài học quý báu cho mỗi chúng ta, chúng ta cần học tập và phát huy những giá trị to lớn mà câu tục ngữ đó đã để lại, để trở thành người toàn diện chúng ta không ngừng rèn luyện và tu dưỡng bản thân để có thể trở thành những con người có ích cho xã hội hiện đại này.

Vũ Hường tổng hợp

Từ khóa tìm kiếm

  • cảm nhận của em về câu nói Tiên học lễ hậu học văn
  • nghi luan xa hoi ve Tien hoc le hau hoc van
  • nghi luan ve tu tuong dao li tien hoc le hau hoc van
  • nghi luân xa hôi tiên hoc lê hâu hoc văn
  • em hiểu thế nào là Tiên hoc lê hâu hoc văn ? Từ lê trong câu này có nghĩa là gì
  • nghị luận tiên học lễ hậu học văn
0