08/03/2018, 11:26

Kể lại một câu chuyện cổ tích mà em biết theo lời một nhân vật trong câu chuyện đó.

Bài làm Các bạn có biết không? Trước đây, tôi có mấy người bạn rất thân. Nhưng những người bạn ấy đã bỏ tôi đi hết cả rồi. Bây giờ chẳng ai chơi với tôi nữa. Chuyện là thế này: Tôi có một chú gà trống đẹp tuyệt vời. Chú có bộ quần áo sặc sỡ, lóng lánh nhiều màu. Còn ...


Bài làm

Các bạn có biết không? Trước đây, tôi có mấy người bạn rất thân. Nhưng những người bạn ấy đã bỏ tôi đi hết cả rồi. Bây giờ chẳng ai chơi với tôi nữa. Chuyện là thế này:

Tôi có một chú gà trống đẹp tuyệt vời. Chú có bộ quần áo sặc sỡ, lóng lánh nhiều màu. Còn mào của chú khi ánh nắng chiếu vào thì đỏ chót như hoa gạo. Tiếng chú gáy dõng dạc, vang khắp cả xóm. Cứ mỗi buổi sáng, chú lại cất tiếng gáy trong trẻo cùa mình đánh thức tôi dậy: “O..0..0! Xin chào cô chù tí hơn của tôi! Cô ngủ có ngon không?”. Hàng ngày, tôi và gà trống chơi với nhau rất vui. Thế rồi một hôm tôi đang chơi với gà trống trong vườn thì nhìn thấy con gà mái của bà hàng xóm. Tôi thích con gà mái ấy quá nên chẳng nghĩ ngợi gì cả, tôi liền nói với bà:

– Bà ơi! Bà đổi cho cháu con gà mái, cháu sẽ mang con gà trống cùa cháu sang cho bà.

Bà hàng xóm đồng ý ngay. Còn chú gà trống nghe tôi nói xong thì buồn lắm, chú cúi đầu xuống, cái mào đỏ rực lúc nào cũng đung đưa trên đầu đẹp là thế, mà giờ rũ sang một bên. Chú lặng lẽ đi đến ổ rơm nằm bẹp xuống. Nhưng tôi không để ý đến vẻ buồn rầu của chú, tôi bế chú sang đổi gà mái.

Tôi kết bạn với gà mái. Con gà mái này béo tròn, có bộ lông tơ dày, ấm áp. Ngày nào gà cũng đẻ cho tôi một quả trứng, lại còn gọi tôi:

– Cục ta, cục tác! Cô chủ tí hon ơi! Hãy ăn trứng đi cho khoẻ!

Tôi ăn trứng rồi ôm gà mái vào lòng, vuốt ve bộ lông mượt mà của nó, cho nó uống nước và ăn một nắm hạt kê.

Ít lâu sau, tôi thấy một bà hàng xóm khác mua về một con vịt có bộ lông trắng muốt. Tôi lại thích con vịt nhỏ ấy, liền gạ gẫm:

– Bà đổi cho cháu con vịt nhé, cháu sẽ đưa cho bà con gà mái.

Gà mái nghe chuyện buồn lắm, bộ lông tơ của nó xù ra. Chả làm thế nào được vì tôi muốn thế mà.

Tôi lại làm thân với vịt. Tôi và vịt thường ra bờ sông để bơi cùng nhau. Lần nào vịt cũng cẩn thận nhắc tôi:

– Quạc! Quạc! Quạc! Cô chú tí hon của tôi ơi! Cô đừng bơi xa nhé, lòng sông sâu đấy!

Một hôm, có người bà con ở quê lên chơi, dắt theo một con chó bụ bẫm rất xinh. Nhìn thấy con chó, tôi thích quá, liền nói:

– Ôi! Cún con đẹp quá! Bác cho cháu con cún này nhé! Cháu sẽ biếu bác con vịt.

Vịt nghe tôi nói liền vẫy vẫy đôi cánh và kêu lên thảm thiết. Nhưng chả ích gì vì tôi đã tóm lấy nó và trao cho người bà con.

Tôi và cún chơi với nhau suốt ngày. Một hôm, tôi vuốt ve con cún và kể cho cún nghe việc đổi gà trống lấy gà mái, đổi gà mái lấy vịt, đổi vịt lấy cún. Nghe xong cún cụp đuôi lại, chạy vào gầm ghế nằm. Sáng hôm sau, khi ngủ dậy thì tôi không thấy nó đâu nữa. Lúc đó, tôi hiểu ra cún bỏ đi vì nó không muốn kết bạn với người không biết quý tình bạn như tôi.

Tôi hối hận lắm. Các bạn đã đối xử tốt với tôi như thế mà tôi sẵn sàng mang họ đi đổi. Mong sao tôi được gặp lại các bạn: gà trống, gà mái, vịt và cún con để xin lỗi họ và hi vọng họ lại tiếp tục kết bạn với tôi.

Đào Thị Xuân – Ninh Bình

Nhận xét của giáo viên:

Đây là một câu chuyện cổ tích kể về tình bạn nhưng đó không phải là một tình bạn bình thường mà đó là tình bạn đặc biệt giữa một cô bé với những con vật gần gũi với cuộc sống con người là gà trống, gà mái, vịt và chó con.

Xuân đã nhập vai “cô chủ” rất tốt, kể đúng với trọng tâm của câu chuyện, nhấn mạnh vào cách đối xử của cô chủ với từng con vật. Bạn kể kết hợp với tà rất xúc động về tình cảm của các con vật dành cho cô chủ cũng như tâm trạng buồn bã của những người bạn ấy khi phải xa cô chủ của mình. Mỗi con vật có một cách biểu hiện tình cảm gắn với đặc diểm riêng cùa chúng. Cụ thể: khi còn được kết bạn với cô chủ: gà trống thì mỗi buổi sáng lại cất tiếng gáy trong trèo đánh thức cô chủ dậy; gà mái thì ngày nào cũng đẻ một quả trứng cho cô chủ ăn; vịt thì có thể giúp cô chủ bơi; còn khi bị cô chủ bỏ rơi: chú gà trống thì “rũ mào sang mội bên”, “lặng lẽ đi đến ổ rơm nằm bẹp xuống”', gà mái thì “xù lông tơ ra”, vịt thì “kêu lên thảm thiết”, chó khi nghe cô chủ kể chuyện thì “cụp đuôi chạy vào gầm ghé nằm”, sau đó thì “bỏ đi”.

Lời đối thoại trong câu chuyện phong phú, chân thực, sinh động, phù hợp với các nhân vật. Phần mở bài và kết bài viết tốt. Bạn đã rất sáng tạo khi tưởng tượng tâm trạng của cô chủ; nỗi ân hận, tiếc nuối của cô khi các bạn bỏ đi. Nhờ đoạn văn này mà người đọc thấy thông cảm với những sai lầm của cô chủ hơn và chúng ta cũng hi vọng “cô chủ không biết quý tình bạn” ấy sẽ được gặp lại các bạn cùa mình để chuộc lại lỗi lầm.

Bài luyện tập:

1. Tìm những chi tiết miêu tả vẻ đẹp cùa các con vật: gà trống, gà mái, vịt, cún con trong câu chuyện.

2. Viết đoạn mở bài hoặc đoạn kết bài cho câu chuyện trên theo cách của em.

3. Sắp xếp lại theo đúng trình tự cốt truyện rồi kể lại câu chuyện “Hũ bạc của người cha” bằng lời của người con.

(1) Vợ chồng ông lão trao hũ bạc cho con và khuyên: “Hũ bạc tiêu không hết chính là hai bàn tay con”.

(2) Người con cầm tiền mẹ dúi cho di chơi mấy hôm rồi mang ít tiền còn lại về dưa cho cha. Anh ta thản nhiên nhìn cha ném tiền vào lửa.

(3) Ông lão nông dân rất buồn vì cậu con trai lười biếng, ông muốn con tự kiếm nổi bát cơm.

(4) Người con lại ra đi. Anh đi xay thóc thuê lấy tiền để sống và dành dụm mang về đưa cho cha.

(5) Người cha ném tiền vào lửa, người con thọc tay vào lửa lấy tiền ra.

0