Soạn bài: Ôn tập phần làm văn
Hướng dẫn I. NHỮNG NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ÔN TẬP 1. Các kiểu văn bản đã học – Văn bản tự sự – Văn bản thuyết minh – Văn bản nghị luận – Quảng cáo, bản tin, tiểu sử tóm tắt 2. Những công việc cần để viết một văn bản ...
Hướng dẫn
I. NHỮNG NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ÔN TẬP
1. Các kiểu văn bản đã học
– Văn bản tự sự
– Văn bản thuyết minh
– Văn bản nghị luận
– Quảng cáo, bản tin, tiểu sử tóm tắt
2. Những công việc cần để viết một văn bản
– Tìm hiểu, phân tích đề, xác định yêu cầu của đề
– Tìm và chọn ý
– Lập dàn ý
– Hình thành văn bản
– Đọc lại và hoàn chỉnh
3. Văn bản nghị luận
a) Đề tài của văn nghị luận trong nhà trường:
Nghị luận xã hội:
– Một tư tưởng đạo lí
– Một hiện tượng đời sống
Nghị luận văn học:
– Một vân đề vãn học
– Một tác phẩm hoặc đoạn trích
b) Lập luận trong vãn nghị luận
– Lập luận gồm: luận điểm, luận cứ và các phương tiện liên kết lập luận.
– Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của người viết xác định vấn đề được đặt ra.
– Luận cứ là các tài liệu dùng làm cơ sở thuyết minh cho luận điểm.
Mốì quan hệ giữa luận điểm và luận cứ rất khăng khít, chặt chẽ:
– Luận điểm đứng được là dựa vào luận cứ, còn luận cứ đưa ra là để phục vụ cho luận điểm.
– Trong nội bộ các luận cứ, lí lẽ và dẫn chứng soi sáng cho nhau, lí lẽ tạo cho dẫn chứng khả năng thuyết minh cho luận điểm. Còn dẫn chứng thực tế lại làm cho lí lẽ có nội dung, có sức nặng.
– Yêu cầu của luận cứ là tiêu biểu, chính xác, đầy đủ và được sắp xếp, phân tích lí giải hợp lí, thuyết phục.
– Các thao tác lập luận cơ bản là: giải thích, chứng minh, bình luận, phân tích, so sánh, bác bỏ. Trong quá trình lập luận cần phô'i hợp sử dụng nhiều thao tác lập luận một cách linh hoạt.
– Khi lập luận, cần tránh một số lỗi luận điểm không rõ ràng, chính xác; luận cứ không đầy đủ, chính xác tiêu biểu; cách lập luận thiếu thuyết phục.
Bố cục của bài văn nghị luận:
Gồm ba phần: Mở bài; Thân bài; Kết bài.
Ba phần này cần nhất trí có quan hệ chặt chẽ với nhau.
Diễn đạt trong văn nghị luận
Cần chặt chẽ, thuyết phục. Dùng từ, viết câu phải chính xác linh hoạt. Giọng điệu sinh động thích hợp với hội dung biểu đạt. Nên dùng các biện pháp tu từ về từ và câu hợp lí.
LUYỆN TẬP
Học sinh đọc lại đề bài và tự làm.