Em hãy kể một câu chuyện được chứng kiến (được nghe, được đọc) với nội dung: Kẻ kiêu ngạo sẽ chuốc lấy thất bại chua cay.
Hướng dẫn lập dàn bài a) Mở bài – Giới thiệu câu chuyện mình định kể là câu chuyện gì? Em được chứng kiến, được nghe hay được đọc ở đâu? Trong hoàn cảnh nào? Ví dụ: Cách 1: Câu chuyện mà em kể có tên là Thỏ và Rùa câu chuyện này em đã được đọc từ rất lâu ...
Hướng dẫn lập dàn bài
a) Mở bài
– Giới thiệu câu chuyện mình định kể là câu chuyện gì? Em được chứng kiến, được nghe hay được đọc ở đâu? Trong hoàn cảnh nào?
Ví dụ:
Cách 1: Câu chuyện mà em kể có tên là Thỏ và Rùa câu chuyện này em đã được đọc từ rất lâu rồi nhưng nội dung của nó rất thú vị nên em nhớ mãi. Câu chuyện chứa đựng một bài học rất sâu sác: Kẻ kiêu ngạo sẻ chuốc lấy thất bại chua cay.
Cách 2: Thỏ và Rùa là câu chuyện ngụ ngôn nổi tiếng kể về sự kiêu căng, ngạo mạn của Thỏ và đức tính cần mẫn, kiên trì của Rùa. Đó là câu chuyện em vô cùng yêu thích vì nó đã chứng tỏ một điều rằng: Kẻ kiêu ngạo sẽ chuốc lấy thất bại chua cay.
b) Thân bài
Kể lại câu chuyện theo đúng diễn biến của nó.
– Trời mùa thu mát mẻ, trên bờ sông, một con Rùa đang cố gắng tập chạy.
– Thỏ nhìn thấy vậy, cất giọng mỉa mai Rùa.
– Rùa nghe thấy liền thách Thỏ cùng thi đấu xem ai chạy nhanh hơn.
– Thỏ nhận lời nhưng vì thói kiêu căng ngạo mạn, Thỏ vừa coi thường Rùa lại sẵn tính ham chơi dọc đường nên đỡ thua Rùa một cách chua cay.
– Rùa chiến thắng nhờ sự kiên trì và quyết tâm.
c) Kết bài
Câu chuyện đã cho em bài học gì về sự kiêu căng, ngạo mạn?
Ví dụ: Chính thói kiêu căng, ngạo mạn của Thỏ đã khiến nó phải chuốc lấy thất bại cay đắng, còn chiến thắng của Rùa là phần thưởng cho sự nhẫn nại, kiên trì. Chúng ta đừng như Thỏ, hãy rèn luyện, học tập những đức tính tốt của bạn Rùa.