Kể lại câu chuyện Vua tàu thủy Bạch Thái Bưởi bằng lời của Bạch Thái Bưởi.
Năm 21 tuổi, tôi làm thư ký cho một hãng buôn. Sau đó, tôi đã tự đứng ra kinh doanh, trải qua đủ các nghề: buôn gỗ, buôn ngô, lập nhà in, khai thác mỏ...Có lúc mất trắng nhưng tôi vẫn không hề nản chí, tiếp tục cố gắng. Viết phần mở bài theo kiểu gián tiếp, phần kết bài theo kiểu mở rộng ...
Năm 21 tuổi, tôi làm thư ký cho một hãng buôn. Sau đó, tôi đã tự đứng ra kinh doanh, trải qua đủ các nghề: buôn gỗ, buôn ngô, lập nhà in, khai thác mỏ...Có lúc mất trắng nhưng tôi vẫn không hề nản chí, tiếp tục cố gắng.
Viết phần mở bài theo kiểu gián tiếp, phần kết bài theo kiểu mở rộng đề tập làm văn: Kể chuyện ông Nguyễn Hiền.
Bài làm
- Mở bài: Các bạn có biết ai là trạng nguyên nhỏ tuổi nhất nước ta không? Đó chính là Nguyễn Hiền đấy. Ông đỗ Trạng nguyên khi mới mười ba tuổi. Tại sao ông lại có thể làm được điều đó, tôi sẽ kể cho bạn nghe.
- Kết bài: Câu chuyện này giúp tôi thấm thía hơn lời khuyên của người xưa: “ Có chí thì nên”. Ai nổ lực vươn lên, người ấy sẽ đạt được điều mình mong ước.
Viết phần mở bài theo kiểu gián tiếp, phần kết bài theo kiểu mở rộng đề tập làm văn: Kể chuyện Vua tàu thủy Bạch Thái Bưởi.
Bài làm
- Mở bài: Người xưa thường có câu nói rằng: “Có chí thì nên”. Chỉ cần chúng ta có quyết tâm, bền chí, không nản lòng khi gặp thất bại thì việc gì chúng ta cũng có thể làm được. Đó là điều tôi đã học được qua câu chuyện “Vua tàu thủy Bạch Thái Bưởi”.Chuyện là thế này:
- Kết bài: Bạch Thái Bưởi thực sự là một tấm gương sáng về ý chí và nghị lực cho thế hệ sau.
Kể lại câu chuyệnVua tàu thủy Bạch Thái Bưởi bằng lời của Bạch Thái Bưởi.
Bài làm
Tôi tên là Bạch Thái Bưởi. Tôi mồ côi cha từ nhỏ nên phải theo mẹ quẩy gánh hàng rong kiếm sống qua ngày. Cuộc sống tuy vất vả nhưng mẹ con thương yêu nhau vô cùng. Tôi cảm thấy rất hạnh phúc. Thấy tôi khôi ngô, thông minh sáng dạ nên nhà họ Bạch nhận tôi làm con nuôi. Kể từ đó, cuộc sống của mẹ con tôi sung sướng hơn. Tôi cũng được học hành tử tế.
Nhờ ơn trời đất và sự cố gắng nổ lực của bản thân, tôi đã mở được một công ty vân tải đường thủy. Công ty tôi mở ra đúng vào lúc những con tàu của người Hoa đã độc chiếm các con sông trên miền Bắc. Tôi thấy bất bình trước tình trậng đó nên đã cho người đến các tàu diễn thuyết. Trên mỗi chiêc tàu tôi cho dán các dòng chữ: Người ta thì đi tàu ta và treo một cái ống để khách nào đồng ý với tôi thì vui lòng bỏ ống tiếp sức cho chủ tàu. Quả là dân ta rất có tinh thần yêu nước, khi tôi bổ ống ra, tiền đồng rất nhiều, tiền hào, tiền xu thì vô kể. Khách đi tàu của tôi thì ngày một đông. Họ muốn ủng hộ người Việt Nam, ủng hộ đồng bào của mình là tôi. Do đó, các chủ tàu người Hoa, người Pháp phải bán lại tàu cho tôi. Cuối cùng tôi còn mua được cả xưởng sửa chửa tàu. Tôi chọn thuê những kĩ sư giỏi nhất người Việt Nam để giúp tôi trông coi xưởng. Vì thế công việc của tôi ngày càng phát đạt. Ba mươi chiếc tàu lớn nhỏ mang tên Lạc Long, Hồng Bàng, Trưng Trắc, Trưng Nhị... của tôi tung hoành khắp các con sông ở miền Bắc.
Từ một cậu bé nghèo, sau mười năm vất vả cố gắng lập nghiệp, tôi đã trở thành một người thành đạt và được mọi người yêu quý. Tôi rất vinh dự được mọi người xưng tụng là “một bậc anh hùng kinh tế”.