29/01/2018, 21:10

Kế lại câu chuyện về một số việc làm tốt đẹp thể hiện nếp sống văn minh ở nơi công cộng – Văn mẫu lớp 5

Nội dung bài viết1 Kế lại câu chuyện về một số việc làm tốt đẹp thể hiện nếp sống văn minh ở nơi công cộng – Bài số 1 2 Kế lại câu chuyện về một số việc làm tốt đẹp thể hiện nếp sống văn minh ở nơi công cộng – Bài số 2 3 Kế lại câu chuyện về một số việc làm tốt đẹp thể hiện nếp sống văn ...

Nội dung bài viết1 Kế lại câu chuyện về một số việc làm tốt đẹp thể hiện nếp sống văn minh ở nơi công cộng – Bài số 1 2 Kế lại câu chuyện về một số việc làm tốt đẹp thể hiện nếp sống văn minh ở nơi công cộng – Bài số 2 3 Kế lại câu chuyện về một số việc làm tốt đẹp thể hiện nếp sống văn minh ở nơi công cộng – Bài số 3 4 Kế lại câu chuyện về một số việc làm tốt đẹp thể hiện nếp sống văn minh ở nơi công cộng – Bài số 4 Kế lại câu chuyện về một số việc làm tốt đẹp thể hiện nếp sống văn minh ở nơi công cộng – Bài số 1 Hôm nay, một ngày tuyệt đẹp với ánh ban mai rực rỡ bố được nghỉ làm nên bố quyết định đưa cả gia đình về quê chơi và tất nhiên người vui sướng nhất là tôi rồi. Khi chiếc xe lăn bánh thì bỗng có 1 bàn tay gầy guộc vẫy vẫy và kèm theo tiếng nói mệt nhọc: “Bác tài ơi! Chờ già với”. Bà cụ già nên đôi chân chậm chạp dần mới bước được tới và người ta để ý rằng phải khó khăn lắm bà cụ mới nhấc được những nải chuối kĩu kịt cùng với thân hình nhỏ bé của mình lên xe. Vì là người đến sau cùng nên trên xe đã chật ních chỗ ngồi vì vậy bà cụ phải đứng cho dù đôi chân già nua không chịu nổi thân hình gầy gò. Trên đường đi rất gập ghềnh nên thỉnh thoảng những chỗ phanh gấp bà cụ lại bị bật ra sau hay ngả lên phía trước và ngã ịch xuống sàn “Ôi! Chao mệt quá đi mất” giọng nói bà cụ cất lên cực nhọc trông bà cụ thật tội nghiệp, mồ hôi chảy ròng ròn, làm ướt sũng chiếc áo nâu giản dị của cụ, còn đôi chân còng ngày càng mỏi nhừ và dường như sắp khuỵ xuống sàn, bàn tay gầy guộc cố bám vào chiếc tay vịn. Bỗng một tiếng nói dịu dàng cất lên phá tan bầu không khí im lặng đáng sợ trên xe: “Cụ ơi! Mời cụ ngồi đây” nghe thấy tiếng nói cụ già ngẩng đầu lên thì thấy trước mặt mình là một cô gái trẻ, có khuôn mặt xinh xắn hiền hậu và đôi mắt đen sáng ngời, đầy ánh nắ thanh niên nói thế bà cụ nhìn cô gái vẻ ái ngại nhưng cô gái nói giọng ấm áp. Cụ già thở hổn hển mãi mới cất được tiếng nói “Cám ơn cô gái nhưng già không ngồi đâu!” vừa nói bà cụ vừa xua tay tỏ ý không muốn nhưng vì cô gái trẻ thiết tha quá nên bà cụ đành miễn cưỡng ngồi vào chỗ cô gái. Vừa lúc đó một anh choai choai lên tiếng: “Đồ dở hơi chỗ ngồi thích thế mà nhường cho bà cụ” nghe anh thanh niên nói thế bà cụ liền nhìn cô gái vẻ ái ngại nhưng cô gái nói lại: “Việc tôi nhường chỗ cho bà cụ là việc của tôi không liên quan đến anh”. Anh thanh niên cài lại ngang bướng: “Con hâm tự nhiên lại bị đứng mà chính mình làm chủ chỗ đó!” nghe thấy to tiếng một ông cụ đẹp lão lên tiếng: “Này cháu! Cô bé nhường chỗ cho bà cụ là tốt mà sao cháu lại nói thế?” Anh thanh niên chẳng nói gì chỉ đáp lại một câu cộc lốc: “Lũ dở hơi cả thảy”. Thấy anh thanh niên có thái độ như vậy ông lão ngán ngẩm lắc đầu, sự việc càng rắc rối bố tôi liền lên tiếng: “Này cháu ơi! Cháu cứ thử đặt mình vào bà lão xem cháu có ngồi không? Hay là cháu cứ đứng đến cuối chặng?” Anh thanh niên định gân cổ lên cãi lí nhưng chợt nhận ra điều gì lại thôi, cúi gằm mặt xuống chẳng nói gì … Về tới quê tôi liền chạy ngay vào nhà và ôm chầm lấy người ông hiền từ. Sà vào lòng ông ấm áp tôi kể cho ông nghe về câu chuyện trên chuyến xe khắc mãi trong đầu tôi và thủ thỉ: “Ông ơi! Cháu ông lên lớp sẽ làm giống như chị ấy. Kế lại câu chuyện về một số việc làm tốt đẹp thể hiện nếp sống văn minh ở nơi công cộng – Bài số 2 Đứng bên cửa sổ, tôi bỗng nhớ lại một câu chuyện đã in sâu trong tôi từ hồi kết thúc học lớp 4. Qua câu chuyện đó – tôi đã nhận được một lời khuyên bổ ích từ Lê: cô bạn giá tốt bụng. Hôm đó, trời nắng đẹp, những chù chim hoà ca cùng trời xanh làm không khí thêm vui vẻ, hào hứng. Tôi và Lê dắt tay nhau, cùng lên xe buýt để về nhà. Cả xe đều chật đông người, nhưng may mắn cho Lê và tôi là còn thừa một ghế, đủ cho hai người. Hai đứa chúng tôi liền nhanh chân ngồi vào ghế. Được một lúc sau, bỗng có ông cụ đâu đi tới. ông đứng lại trước chúng tôi rồi hỏi: – Các cháu có thể cho ông ngồi tạm được không? Tôi trả lời: – Thưa ông, không được đâu ạ! Bây giờ nắng to rồi, chỗ chúng cháu thì chật. Ông ngồi không đủ đâu, lại còn nóng nữa chứ! Nghe câu nói của tôi, ông trả lời: – ừ, ừ! Cũng được, ông xin lỗi vì đã làm mất thời gian nghỉ của cháu! Rồi ông đứng, tay giơ lên để bám lấy cái thanh sắt. Đúng lúc ấy, Lê nói với ông: – Ông ơi, ông ngồi chỗ cháu đi, ông đứng như vậy, dễ bệnh lắm! – Thế còn cháu thì sao? Ông hỏi: – Không sao ạ! Cháu vẫn khoẻ lắm! Ông thả tay, tới chỗ tôi ngồi sau câu trả lời của Lê. Thấy ông bên cạnh, tôi bỗng thấy xấu hổ và nhận ra việc Lê làm là rất đúng, có như vậy mới thể hiện rõ nếp sống văn minh của học sinh. Tôi ngập ngừng xin lỗi ông cụ: – Cháu ….. cháu xin lỗi ông! Ông nói với tôi: – Bạn cháu quả là cô bé tốt. Còn cháu đã biết xin lỗi ông là ông đã vui rồi. Nghe câu nói đó, tôi bỗng mỉm cười với ông như cháu với ông nội của mình. Bánh xe cứ nhanh dần. “Xịch!” xe buýt dừng lại, hai chúng tôi và ông cùng xuống xe. Ông tạm biệt với tôi trước rồi đến Lê cũng tạm biệt tôi. Trước khi đi, Lê nói: – Tớ rất vui khi đã được nghe câu nói xin lỗi của cậu. Như vậy, cậu đã trở thành một người có nếp sống văn minh, có đạo đức và là một học sinh ngoan. Cậu nên nhớ, cần phải kính trọng người già. Trong mọi việc, cậu nên nhớ ba từ, kính trọng, lễ phép và lịch sự. Thôi, muộn rồi, chào cậu, bai bai. Lời khuyên của Lê, tôi nhớ mãi không quên. Trên đời này, tất cả đều tố như Lê thì thế giới này sẽ đẹp biết bao. Kế lại câu chuyện về một số việc làm tốt đẹp thể hiện nếp sống văn minh ở nơi công cộng – Bài số 3 Hôm nay là ngày chủ nhật, từng chú chim non ríu rít trên cành, nắng vàng trải thảm xuống mặt đường. Bỗng mẹ gọi em: “ Minh ơi, đi chợ với mẹ nào!”. Chỉ và phút sau là em và mẹ đã có mặt ở chợ. ở đằng kia có gì mà đông thế? Em lon ton chạy ra xem. Trên mặt đường bây giờ là những mảnh vỡ lăn lóc, dòng người vẫn qua lại, chẳng ai hỏi han gì. Em hỏi chú An thì mới hay đây là những mảnh vỡ của cô bán sữa, chả là sáng nay, cô ấy đem sữa đi bán, mọi người mua đông lắm, chẳng ai nhường ai, bỗng có một anh thanh niên chạy qua va vào xe cô làm xe đổ hết, nhưng anh ấy không xin lỗi và chạy đi mất rồi. Cô ấy bảo, cả nhà cô phụ thuộc vào mấy chai sữa, bây giờ đổ hết thì….Em đến gần mới thấy nét mặt cô đỏ gay, hai mắt rơm rớm, đã thế mấy cô hàng nước còn chế giễu cô: “Dào ơi, vài chai sữa chứ mấy, thôi đi đi, đừng ăn vạ, tôi không mang lửa đốt vía đâu”! Trông mặt cô lại càng thêm buồn, nước mắt cũng đã chảy dài trên làn má cô. Mọi người xung quanh bảo: “Cũng chục chai đấy chứ chả ít đâu đấy!” rồi lát sau cũng lủi đi mất. Bầu trời xám xịt lại, mọi người vẫn đi qua chẳng để ý gì. Thỉnh thoảng có người đi qua bảo” thật tội nghiệp, nhưng kệ, chả phải việc của mình” rồi đi luôn. Em thấy thương cô, bỗng ở trong nhà có một cụ già bước ra. Cụ già lăm rồi, hai má cụ đã hóp nhưng nét mặt cụ hiền từ nên ai cũng quý, cũng yêu, cụ bảo: “Ôi trời, thật là vô lương tâm, như thế mà cũng bỏ đi được sao? Rồi cụ khẽ đi vào trong nhà lấy cái gì đấy, thì ra cụ lấy ái chổi đót cùng một cái xẻng đã cũ. Bà quét thật sạch sẽ, nhân tiện bà quét luôn cho nhà bên cạnh nhà này bẩn quá, hình như chưa quét sân bao giờ. Khi quét xong, bà vun gọn vào xẻng và đem đổ. Sau đó bà đẻ gọn chổi xẻng vào một chỗ rồi khẽ ra an ủi cô” thôi cháu à, tiếc làm gì, giận àm gì cái loại bất lương ấy”. “à, đây có ít tiền, cụ cho để mà mua mớ rau, mớ hành mà ăn” . Lúc đầu cô cũng từ chối, nhưng bà cụ cứ để vào tay cô. Bây giờ, cô mới cất giọng run run và trầm: “bà ơi, cháu cảm ơn lòng thành của bà, cháu sẽ đền ơn, nhưng thôi , bà cứ cầm lấy mà ăn dưỡng tuổi già. Bà lại bảo: “Ơ cái chị này, bà cho, cầm lấy!” Bà nói mãi chị mới nhận lúc này, mấy cô hàng nước cũng hối hận lắm, nét mặt họ đỏ dừ vì xấu hổ, họ cũng xin lỗi cô và cũng góp chút ít. Em cảm động lắm và tự hỏi: “Sao mình không đỡ cô nhỉ? “Đang nghĩ thì mẹ gọi “Minh ơi, về thôi con”. Em liền theo mẹ đi về. Em rất cảm kích trước tấm lòng của bà cụ, cụ thật lương thiện. Em sẽ cố gắng là một người như cụ. Kế lại câu chuyện về một số việc làm tốt đẹp thể hiện nếp sống văn minh ở nơi công cộng – Bài số 4 Sáng thứ năm nào cũng thế, tôi và chị tôi thường đến phòng đọc sách thuộc Nhà Văn hoá trung tâm đế xem sách. Nơi ấy vừa yên tĩnh lại vừa có nhiều sách hay lạ. Một lần chúng tõi đến như thường lệ. Cả một gian phòng lớn lặng trang. Bên ngoài, ánh sáng toả vào xuyên qua các ô kính màu xanh nhạt nón rất dịu mắt. Nơi các dãy bàn kê ngay ngắn trước các kệ sách dài, khá đông khách ngồi. Đa số là người lớn, các anh chị sinh viên và học sinh cấp hai, ba. Chi lé tẻ năm ba hoc sinh tiểu học như tôi. Sau khi gặp có quản thủ thư viện mượn sách, hai chị em cũng đến bàn ngồi đọc. Gặp chỗ hấp dẫn, tôi liền gọi chị tôi: – Nè chị ơi, lại đây. Đoạn này hay ghê! Chị tôi “suyt” một cái ra hiệu cho tôi nói khẽ. Tôi hiểu ngay, chẳng dám hó hé, vì tôi dư biết chị tõi lúc nào cũng có lý và lịch sự. Mọi người đều lặng lẽ đọc sách, có người còn lấy giấy ra viết viết ghi ghi. Lát sau, bỗng đâu nghe tiếng oang oang, tôi nhìn lại thấy hai anh thanh niên mặc áo phanh ngực, để râu lởm chởm bước vào: – Ê, vào đáy ngồi trú nắng một chút. Đợi tụi nó tới mình nhập bọn đi chơi. – Thôi chỗ này thiên hạ đọc sách. Buồn chết. – Mặc kệ. Ai đọc thi đọc, mình tán dóc cho vui. Thế là hai anh đó hết chuyện này đến chuyện khác, bất chấp mọi người xung quanh. Có mấy chú, mấy bác lâu lâu liếc nhìn hai anh với ánh mắt khó chịu. Lúc ra về chị tôi mới khều vai tôi mà dặn rằng: “Nơi công cộng như phòng đọc sách, chúng ta phải giữ yên lặng. Có thế mới là người lịch sự. Em đừng bắt chước hai anh hồi nãy nhé!”. Nguyễn Tuyến tổng hợp Kế lại câu chuyện về một số việc làm tốt đẹp thể hiện nếp sống văn minh ở nơi công cộng – Văn mẫu lớp 55 (100%) 1 đánh giá Có thể bạn quan tâm?Tả quang cảnh đường phố nơi em ở – Văn mẫu lớp 5Tả cảnh chợ phiên quê em – Văn mẫu lớp 5Tả lại cảnh đẹp của một khu vui chơi giải trí – Văn mẫu lớp 5Tả cây phượng trồng gần nơi em ở – Văn mẫu lớp 5Kể lại một việc làm tốt mà em đã chứng kiến tại nơi em ở – Văn mẫu lớp 5Kể lại một câu chuyện về người bạn mà em cảm phục – Văn mẫu lớp 5Kể một việc làm tốt trong gia đình đã để lại cho em một kỉ niệm sâu sắc – Văn mẫu lớp 5Tả một em bé đang tuổi tập nói tập đi – Văn mẫu lớp 5

Kế lại câu chuyện về một số việc làm tốt đẹp thể hiện nếp sống văn minh ở nơi công cộng – Bài số 1

Hôm nay, một ngày tuyệt đẹp với ánh ban mai rực rỡ bố được nghỉ làm nên bố quyết định đưa cả gia đình về quê chơi và tất nhiên người vui sướng nhất là tôi rồi. Khi chiếc xe lăn bánh thì bỗng có 1 bàn tay gầy guộc vẫy vẫy và kèm theo tiếng nói mệt nhọc: “Bác tài ơi! Chờ già với”.

Bà cụ già nên đôi chân chậm chạp dần mới bước được tới và người ta để ý rằng phải khó khăn lắm bà cụ mới nhấc được những nải chuối kĩu kịt cùng với thân hình nhỏ bé của mình lên xe. Vì là người đến sau cùng nên trên xe đã chật ních chỗ ngồi vì vậy bà cụ phải đứng cho dù đôi chân già nua không chịu nổi thân hình gầy gò. Trên đường đi rất gập ghềnh nên thỉnh thoảng những chỗ phanh gấp bà cụ lại bị bật ra sau hay ngả lên phía trước và ngã ịch xuống sàn “Ôi! Chao mệt quá đi mất” giọng nói bà cụ cất lên cực nhọc trông bà cụ thật tội nghiệp, mồ hôi chảy ròng ròn, làm ướt sũng chiếc áo nâu giản dị của cụ, còn đôi chân còng ngày càng mỏi nhừ và dường như sắp khuỵ xuống sàn, bàn tay gầy guộc cố bám vào chiếc tay vịn. Bỗng một tiếng nói dịu dàng cất lên phá tan bầu không khí im lặng đáng sợ trên xe: “Cụ ơi! Mời cụ ngồi đây” nghe thấy tiếng nói cụ già ngẩng đầu lên thì thấy trước mặt mình là một cô gái trẻ, có khuôn mặt xinh xắn hiền hậu và đôi mắt đen sáng ngời, đầy ánh nắ thanh niên nói thế bà cụ nhìn cô gái vẻ ái ngại nhưng cô gái nói giọng ấm áp. Cụ già thở hổn hển mãi mới cất được tiếng nói “Cám ơn cô gái nhưng già không ngồi đâu!” vừa nói bà cụ vừa xua tay tỏ ý không muốn nhưng vì cô gái trẻ thiết tha quá nên bà cụ đành miễn cưỡng ngồi vào chỗ cô gái. Vừa lúc đó một anh choai choai lên tiếng: “Đồ dở hơi chỗ ngồi thích thế mà nhường cho bà cụ” nghe anh thanh niên nói thế bà cụ liền nhìn cô gái vẻ ái ngại nhưng cô gái nói lại: “Việc tôi nhường chỗ cho bà cụ là việc của tôi không liên quan đến anh”. Anh thanh niên cài lại ngang bướng: “Con hâm tự nhiên lại bị đứng mà chính mình làm chủ chỗ đó!” nghe thấy to tiếng một ông cụ đẹp lão lên tiếng: “Này cháu! Cô bé nhường chỗ cho bà cụ là tốt mà sao cháu lại nói thế?” Anh thanh niên chẳng nói gì chỉ đáp lại một câu cộc lốc: “Lũ dở hơi cả thảy”. Thấy anh thanh niên có thái độ như vậy ông lão ngán ngẩm lắc đầu, sự việc càng rắc rối bố tôi liền lên tiếng: “Này cháu ơi! Cháu cứ thử đặt mình vào bà lão xem cháu có ngồi không? Hay là cháu cứ đứng đến cuối chặng?” Anh thanh niên định gân cổ lên cãi lí nhưng chợt nhận ra điều gì lại thôi, cúi gằm mặt xuống chẳng nói gì …

Về tới quê tôi liền chạy ngay vào nhà và ôm chầm lấy người ông hiền từ. Sà vào lòng ông ấm áp tôi kể cho ông nghe về câu chuyện trên chuyến xe khắc mãi trong đầu tôi và thủ thỉ: “Ông ơi! Cháu ông lên lớp sẽ làm giống như chị ấy. 

Kế lại câu chuyện về một số việc làm tốt đẹp thể hiện nếp sống văn minh ở nơi công cộng – Bài số 2

Đứng bên cửa sổ, tôi bỗng nhớ lại một câu chuyện đã in sâu trong tôi từ hồi kết thúc học lớp 4. Qua câu chuyện đó  – tôi đã nhận được một lời khuyên bổ ích từ Lê: cô bạn giá tốt bụng.

Hôm đó, trời nắng đẹp, những chù chim hoà ca cùng trời xanh làm không khí thêm vui vẻ, hào hứng. Tôi và Lê dắt tay nhau, cùng lên xe buýt để về nhà. Cả xe đều chật đông người, nhưng may mắn cho Lê và tôi là còn thừa một ghế, đủ cho hai người. Hai đứa chúng tôi liền nhanh chân ngồi vào ghế. Được một lúc sau, bỗng có ông cụ đâu đi tới. ông đứng lại trước chúng tôi rồi hỏi:

– Các cháu có thể cho ông ngồi tạm được không?

Tôi trả lời:

– Thưa ông, không được đâu ạ! Bây giờ nắng to rồi, chỗ chúng cháu thì chật. Ông ngồi không đủ đâu, lại còn nóng nữa chứ!

Nghe câu nói của tôi, ông trả lời:

– ừ, ừ! Cũng được, ông xin lỗi vì đã làm mất thời gian nghỉ của cháu!

Rồi ông đứng, tay giơ lên để bám lấy cái thanh sắt. Đúng lúc ấy, Lê nói với ông:

– Ông ơi, ông ngồi chỗ cháu đi, ông đứng như vậy, dễ bệnh lắm!

– Thế còn cháu thì sao?

Ông hỏi:

– Không sao ạ! Cháu vẫn khoẻ lắm!

Ông thả tay, tới chỗ tôi ngồi sau câu trả lời của Lê. Thấy ông bên cạnh, tôi bỗng thấy xấu hổ và nhận ra việc Lê làm là rất đúng, có như vậy mới thể hiện rõ nếp sống văn minh của học sinh. Tôi ngập ngừng xin lỗi ông cụ:

– Cháu ….. cháu xin lỗi ông!

Ông nói với tôi:

– Bạn cháu quả là cô bé tốt. Còn cháu đã biết xin lỗi ông là ông đã vui rồi.

Nghe câu nói đó, tôi bỗng mỉm cười với ông như cháu với ông nội của mình. Bánh xe cứ nhanh dần. “Xịch!” xe buýt dừng lại, hai chúng tôi và ông cùng xuống xe. Ông tạm biệt với tôi trước rồi đến Lê cũng tạm biệt tôi. Trước khi đi, Lê nói:

– Tớ rất vui khi đã được nghe câu nói xin lỗi của cậu. Như vậy, cậu đã trở thành một người có nếp sống văn minh, có đạo đức và là một học sinh ngoan. Cậu nên nhớ, cần phải kính trọng người già. Trong mọi việc, cậu nên nhớ ba từ, kính trọng, lễ phép và lịch sự. Thôi, muộn rồi, chào cậu, bai bai.

Lời khuyên của Lê, tôi nhớ mãi không quên. Trên đời này, tất cả đều tố như Lê thì thế giới này sẽ đẹp biết bao.

Kế lại câu chuyện về một số việc làm tốt đẹp thể hiện nếp sống văn minh ở nơi công cộng – Bài số 3

Hôm nay là ngày chủ nhật, từng chú chim non ríu rít trên cành, nắng vàng trải thảm xuống mặt đường. Bỗng mẹ gọi em: “ Minh ơi, đi chợ với mẹ nào!”. Chỉ và phút sau là em và mẹ đã có mặt ở chợ. ở đằng kia có gì mà đông thế?  Em lon ton chạy ra xem.

Trên mặt đường bây giờ là những mảnh vỡ lăn lóc, dòng người vẫn qua lại, chẳng ai hỏi han gì. Em hỏi chú An thì mới hay đây là những mảnh vỡ của cô bán sữa, chả là sáng nay, cô ấy đem sữa đi bán, mọi người mua đông lắm, chẳng ai nhường ai, bỗng có một anh thanh niên chạy qua va vào xe cô làm xe đổ hết, nhưng anh ấy không xin lỗi và chạy đi mất rồi. Cô ấy bảo, cả nhà cô phụ thuộc vào mấy chai sữa, bây giờ đổ hết thì….Em đến gần mới thấy nét mặt cô đỏ gay, hai mắt rơm rớm, đã thế mấy cô hàng nước còn chế giễu cô: “Dào ơi, vài chai sữa chứ mấy, thôi đi đi, đừng ăn vạ, tôi không mang lửa đốt vía đâu”! Trông mặt cô lại càng thêm buồn, nước mắt cũng đã chảy dài trên làn má cô. Mọi người xung quanh bảo: “Cũng chục chai đấy chứ chả ít đâu đấy!” rồi lát sau cũng lủi đi mất. Bầu trời xám xịt lại, mọi người vẫn đi qua chẳng để ý gì. Thỉnh thoảng có người đi qua bảo” thật tội nghiệp, nhưng kệ, chả phải việc của mình” rồi đi luôn. Em thấy thương cô, bỗng ở trong nhà có một cụ già bước ra. Cụ già lăm rồi, hai má cụ đã hóp nhưng nét mặt cụ hiền từ nên ai cũng quý, cũng yêu, cụ bảo: “Ôi trời, thật là vô lương tâm, như thế mà cũng bỏ đi được sao?  Rồi cụ khẽ đi vào trong nhà lấy cái gì đấy, thì ra cụ lấy ái chổi đót cùng một cái xẻng đã cũ. Bà quét thật sạch sẽ, nhân tiện bà quét luôn cho nhà bên cạnh nhà này bẩn quá, hình như chưa quét sân bao giờ. Khi quét xong, bà vun gọn vào xẻng và đem đổ. Sau đó bà đẻ gọn chổi xẻng vào một chỗ rồi khẽ ra an ủi cô” thôi cháu à, tiếc làm gì, giận àm gì cái loại bất lương ấy”. “à, đây có ít tiền, cụ cho để mà mua mớ rau, mớ hành mà ăn” . Lúc đầu cô cũng từ chối, nhưng bà cụ cứ để vào tay cô.

Bây giờ, cô mới cất giọng run run và trầm: “bà ơi, cháu cảm ơn lòng thành của bà, cháu sẽ đền ơn, nhưng thôi , bà cứ cầm lấy mà ăn dưỡng tuổi già. Bà lại bảo: “Ơ cái chị này, bà cho, cầm lấy!” Bà nói mãi chị mới nhận lúc này, mấy cô hàng nước cũng hối hận lắm, nét mặt họ đỏ dừ vì xấu hổ, họ cũng xin lỗi cô và cũng góp chút ít. Em cảm động lắm và tự hỏi: “Sao mình không đỡ cô nhỉ? “Đang nghĩ thì mẹ gọi “Minh ơi, về thôi con”. Em liền theo mẹ đi về.

Em rất cảm kích trước tấm lòng của bà cụ, cụ thật lương thiện. Em sẽ cố gắng là một người như cụ.

Kế lại câu chuyện về một số việc làm tốt đẹp thể hiện nếp sống văn minh ở nơi công cộng – Bài số 4

Sáng thứ năm nào cũng thế, tôi và chị tôi thường đến phòng đọc sách thuộc Nhà Văn hoá trung tâm đế xem sách. Nơi ấy vừa yên tĩnh lại vừa có nhiều sách hay lạ.

Một lần chúng tõi đến như thường lệ. Cả một gian phòng lớn lặng trang. Bên ngoài, ánh sáng toả vào xuyên qua các ô kính màu xanh nhạt nón rất dịu mắt. Nơi các dãy bàn kê ngay ngắn trước các kệ sách dài, khá đông khách ngồi. Đa số là người lớn, các anh chị sinh viên và học sinh cấp hai, ba. Chi lé tẻ năm ba hoc sinh tiểu học như tôi. Sau khi gặp có quản thủ thư viện mượn sách, hai chị em cũng đến bàn ngồi đọc. Gặp chỗ hấp dẫn, tôi liền gọi chị tôi:

– Nè chị ơi, lại đây. Đoạn này hay ghê!

Chị tôi “suyt” một cái ra hiệu cho tôi nói khẽ. Tôi hiểu ngay, chẳng dám hó hé, vì tôi dư biết chị tõi lúc nào cũng có lý và lịch sự.

Mọi người đều lặng lẽ đọc sách, có người còn lấy giấy ra viết viết ghi ghi. Lát sau, bỗng đâu nghe tiếng oang oang, tôi nhìn lại thấy hai anh thanh niên mặc áo phanh ngực, để râu lởm chởm bước vào:

– Ê, vào đáy ngồi trú nắng một chút. Đợi tụi nó tới mình nhập bọn đi chơi.

– Thôi chỗ này thiên hạ đọc sách. Buồn chết.

– Mặc kệ. Ai đọc thi đọc, mình tán dóc cho vui.

Thế là hai anh đó hết chuyện này đến chuyện khác, bất chấp mọi người xung quanh. Có mấy chú, mấy bác lâu lâu liếc nhìn hai anh với ánh mắt khó chịu.

Lúc ra về chị tôi mới khều vai tôi mà dặn rằng: “Nơi công cộng như phòng đọc sách, chúng ta phải giữ yên lặng. Có thế mới là người lịch sự. Em đừng bắt chước hai anh hồi nãy nhé!”.

Nguyễn Tuyến tổng hợp

0