29/01/2018, 21:10

Giải thích và chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lý: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây và Uống nước nhớ nguồn

Nội dung bài viết1 Giải thích và chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lý: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây và Uống nước nhớ nguồn – Dàn ý 2 Giải thích và chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lý: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây và Uống nước nhớ ...

Nội dung bài viết1 Giải thích và chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lý: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây và Uống nước nhớ nguồn – Dàn ý 2 Giải thích và chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lý: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây và Uống nước nhớ nguồn – Bài làm Giải thích và chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lý: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây và Uống nước nhớ nguồn – Dàn ý a. Mở bài: Giới thiệu và nhấn mạnh ý nghĩa đạo lí của hai câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “Uống nước nhớ nguồn”. b. Thân bài: Dùng lí lẽ và dẫn chứng thực tế để làm rõ nhân dân ta từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “Uống nước nhớ nguồn”. – Giải thích ý nghĩa đạo lí của hai câu tục ngữ trên: + "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”: ăn quả là hưởng thụ thành quả; kẻ trồng cây là người đã làm ra thành quả. Cả câu có nghĩa: hưởng thụ thành quả phải biết đến công lao người tạo ra thành quả. Bài học đạo lí: Biết ơn người đi trước (người anh hùng, liệt sĩ). + “Uống nước nhớ nguồn”: Uống nước là hưởng thụ điều trong lành, nguồn là nơi bắt đầu. Cả câu có nghĩa: hưởng thụ điều trong lành phải nhớ tới nguồn tạo ra. Bài học đạo lí: Biết ơn nguồn cội (tổ tiên, ông bà, cha mẹ). + Đạo lí chung từ hai câu trên: Biết ơn những giá trị truyền thống. – Dùng lí lẽ và dẫn chứng làm rõ: biết ơn những giá trị truyền thống là đạo lí sống của nhân dân ta: + Tôn trọng người có công với đất nước: tôn vinh, thờ phụng anh hùng liệt sĩ (nghĩa trang Trường Sơn, thành cổ Quảng Trị, ngã ba Đồng Lộc,… Lăng Bác, tri ân bà mẹ Việt Nam anh hùng); hiện nay: vinh danh người lao động sáng tạo làm giàu cho đất nước (gương sáng trong lao động, sáng tạo). + Tôn trọng tổ tiên, ông bà, cha mẹ (ca dao, tục ngữ, thờ cúng tổ tiên, yêu quý công lao cha mẹ sinh thành, dưỡng dục,…). + Làm trái đạo lí ấy là vô ơn, vô đạo đức (lên án người hư đốn, bất hiếu). c. Kết bài: – Khẳng định truyền thống đạo lí tốt đẹp của nhân dân ta: Biết ơn người đi trước. – Liên hệ bản thân: làm gì theo đạo lí ấy. Giải thích và chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lý: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây và Uống nước nhớ nguồn – Bài làm “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “Uống nước nhớ nguồn” là những câu tục ngữ cho thấy lối sống biết ơn người đi trước, biết ơn nguồn cội. Đó là đạo lí tốt đẹp và bền vững của nhân dân ta. Trong câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, ăn quả là hưởng thụ thành quả; kẻ trồng cây là người đã làm ra thành quả. Cả câu này có nghĩa: Hưởng thụ thành quả phải biết đến công lao người tạo ra thành quả. Bài học đạo lí ở đây là: Biết ơn người đi trước đã tạo ra thành quả cho ta hưởng ngày nay (người anh hùng, liệt sĩ). Trong câu “Uống nước nhớ nguồn”, uống nước là hưởng thụ điều mát mẻ trong lành, nguồn là nơi bắt đầu. Cả câu này có nghĩa: hưởng thụ điều trong lành phải nhớ tới nguồn tạo ra. Bài học đạo lí ở đây là: biết ơn nguồn cội (tổ tiên, ông bà, cha mẹ). Từ đó, đạo lí chung ở đây là: biết ơn người đi trước, biết ơn nguồn cội. Khái quát lại là: biết ơn những giá trị truyền thống. Thực tế đời sống dân tộc cho thấy nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lí tốt đẹp này. Tôn trọng, biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ là đạo lí hàng đầu của nhân dân ta. Trên đất nước ta, rất nhiều lễ hội gắn với tên tuổi và chiến tích của những bậc anh hùng dân tộc. Giỗ tổ Hùng Vương ngày 10-3 âm lịch hàng năm được tổ chức tại khắp mọi miền đất nước Việt Nam và cả ở nhiều nước trên thế giới, nơi có đông cộng đồng người Việt Nam sinh sống. Giỗ tổ Hùng Vương được coi như Quốc lễ. Hội Gióng gắn liền với người anh hùng đánh giặc ngoại xâm; Hội Côn Sơn tưởng nhớ công đức của Nguyễn Trãi; Hội Đền Kiếp Bạc tưởng nhớ công đức của Trần Hưng Đạo.Các truyền thuyết thời kì Hùng Vương như Sơn Tinh, Thuỷ Tinh; Thánh Gióng; Sự tích Hồ Gươm đều đề cao công đức dựng nước, giữ nước của ông cha ta. Tết Nguyên đán, Tết Trùng nguyên là những lễ tết lớn của cả dân tộc. Trong Tết Nguyên đán, giao thừa là lúc thiêng liêng nhất, mọi gia đình đều lấy khoảnh khắc này để đặt lễ, thắp hương thờ cúng thần linh, tổ tiên trong nhà, ngoài trời. Trong Tết Trùng nguyên (Rằm tháng bảy âm lịch), các nhà đều làm cỗ cúng gia tiên, cúng xong đốt vàng mã cho những người thân đã khuất. Tục thờ cúng tổ tiên và người thân đã mất trong dịp giỗ, dịp Tết của mỗi gia đình là biểu hiện của niềm thương nhớ và lòng biết ơn sâu sắc, bền bỉ đối với những người thân quá cố. Bàn thờ tổ tiên là điểm hội tụ truyền thống tốt đẹp của gia đình, gợi lên một chiều sâu tâm linh “Cây có gốc, nước có nguồn”, biểu hiện nếp sống văn hoá biết vun trồng gốc để cây đơm hoa đẹp, rồi kết trái ngọt và từ đó sẽ toả sáng giá trị văn hoá soi cho con cháu bước vào tương lai. Lòng hiếu thảo đối với công lao cha mẹ sinh thành dưỡng dục được nhân dân ta thể hiện đậm đà trong ca dao: “Công cha như núi Thái Sơn – Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra – Một lòng thờ mẹ kính cha – Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con” và trong tục ngữ răn dạy cách sống: “Cá không ăn muối cá ươn – Con cãi cha mẹ trăm đường con hư”,… Những người có công với đất nước được nhân dân thờ phụng trong các đền đài Đền thờ và tượng đài những danh nhân như Thánh Gióng, Trần Hưng Đạo, Lý Công uẩn, Lê Lợi, Quang Trung, Hồ Chí Minh,… được dựng ỗ nhiều nơi trên đất nước ta. Các nghĩa trang được xây dựng trang trọng và chăm sóc chu đáo. Nghĩa trang Trường Sơn quy tập các liệt sĩ chống Mĩ; khu di tích Thành cổ Quảng Trị cùng Đại lễ cầu siêu bên sông Thạch Hãn tri ân các liệt sĩ đã hi sinh anh dũng; Ngã ba Đồng Lộc, nơi mười cô gái thanh niên xung phong ngã xuống khi làm nhiệm vụ phá bom, sửa đường cho xe vào hoả tuyến, nay trở thành trung tâm tưởng niệm và ghi nhớ công lao đối với các liệt sĩ là thanh niên xung phong đã anh dũng hi sinh trên con đường Trương Sơn lịch sử một thời “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”. Các nghĩa trang làng xã, huyện, tỉnh do công sức của toàn dân xây dựng khang trang, uy nghiêm là nơi tưởng niệm các liệt sĩ đã hi sinh thân mình vì độc lập tự do cho dân tộc, vì thống nhất đất nước. Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự đóng góp của nhân dân cả nước đã thành biểu tượng cao cả của lòng biết ơn của nhân dân ta đối với một con người đã công hiến trọn đời cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Ngày 27-7 hằng năm trở thành ngày nhân dân cả nước tri ân các thương binh, liệt sĩ. Bà mẹ Việt Nam anh hùng là danh hiệu cao quý do nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tặng những phụ nữ Việt Nam có nhiều công hiến, hi sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế. Cả nước ta có 44.253 Bà mẹ Việt Nam anh hùng được tôn vinh. Chúng ta dã và đang làm mọi việc để chăm sóc tuổi già của những người mẹ anh hùng. Không chỉ ghi nhớ công ơn của tổ tiên và anh hùng liệt sĩ, nhân dân ta còn tôn vinh những nghề cao quý như giáo dục, y tế, nghệ thuật biểu hiện bằng cách phong tặng danh hiệu ưu tú cho các nhà giáo, thầy thuốc, nghệ sĩ. Hiện nay, chúng ta vinh danh người lao động sáng tạo làm giàu cho đất nước. Hàng trăm cá nhân và đơn vị làm kinh tế giỏi được tôn vinh. Chúng ta biết ơn những tổ chức và cá nhân trong nước và nước ngoài có lòng hảo tâm chia sẻ với những mất mát của nhân dân ta trong thời hậu chiến và thiên tai. Biết bao người kiên trì trở lại chiến trường xưa tìm hài cốt của người thân và đồng đội,… Họ, những “người đương thời” ấy đã trở thành những tấm gương sáng cho thế hệ trẻ học tập và vươn lên. “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn” là biết ơn người đi trước, biết ơn nguồn cội. cần làm gì để đạo lí tốt đẹp đó ngày một phát triển và bền vững? Đó là câu hỏi đặt ra đôi với mọi người, trong đó có bạn và tôi. Giải thích và chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lý: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây và Uống nước nhớ nguồnĐánh giá bài viết Có thể bạn quan tâm?Chứng minh đạo lý “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “Uống nước nhớ nguồn” – Văn mẫu lớp 7Bình luận “Một cây làm chẳng nên non, Ba cây …” – Văn mẫu lớp 7Bình luận câu tục ngữ “Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau” – Văn mẫu lớp 7Bình luận câu tục ngữ “Cá không ăn muối cá ươn, …” – Văn mẫu lớp 7Bình luận câu tục ngữ “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” – Văn mẫu lớp 7Viết thư UPU: Giới thiệu đất nước mình – Văn mẫu lớp 7Chứng minh lời khuyên “Có công mài sắt, có ngày nên kim” – Văn mẫu lớp 7Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Bài ca Côn Sơn – Văn mẫu lớp 7

– Dàn ý

a.    Mở bài: Giới thiệu và nhấn mạnh ý nghĩa đạo lí của hai câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “Uống nước nhớ nguồn”.

b.    Thân bài: Dùng lí lẽ và dẫn chứng thực tế để làm rõ nhân dân ta từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “Uống nước nhớ nguồn”.

– Giải thích ý nghĩa đạo lí của hai câu tục ngữ trên:

+ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”: ăn quả là hưởng thụ thành quả; kẻ trồng cây là người đã làm ra thành quả. Cả câu có nghĩa: hưởng thụ thành quả phải biết đến công lao người tạo ra thành quả. Bài học đạo lí: Biết ơn người đi trước (người anh hùng, liệt sĩ).

+ “Uống nước nhớ nguồn”: Uống nước là hưởng thụ điều trong lành, nguồn là nơi bắt đầu. Cả câu có nghĩa: hưởng thụ điều trong lành phải nhớ tới nguồn tạo ra. Bài học đạo lí: Biết ơn nguồn cội (tổ tiên, ông bà, cha mẹ).

+ Đạo lí chung từ hai câu trên: Biết ơn những giá trị truyền thống.

–    Dùng lí lẽ và dẫn chứng làm rõ: biết ơn những giá trị truyền thống là đạo lí sống của nhân dân ta:

+ Tôn trọng người có công với đất nước: tôn vinh, thờ phụng anh hùng liệt sĩ (nghĩa trang Trường Sơn, thành cổ Quảng Trị, ngã ba Đồng Lộc,… Lăng Bác, tri ân bà mẹ Việt Nam anh hùng); hiện nay: vinh danh người lao động sáng tạo làm giàu cho đất nước (gương sáng trong lao động, sáng tạo).

+ Tôn trọng tổ tiên, ông bà, cha mẹ (ca dao, tục ngữ, thờ cúng tổ tiên, yêu quý công lao cha mẹ sinh thành, dưỡng dục,…).

+ Làm trái đạo lí ấy là vô ơn, vô đạo đức (lên án người hư đốn, bất hiếu).

c. Kết bài:

–    Khẳng định truyền thống đạo lí tốt đẹp của nhân dân ta: Biết ơn người đi trước.

–    Liên hệ bản thân: làm gì theo đạo lí ấy.

– Bài làm

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “Uống nước nhớ nguồn” là những câu tục ngữ cho thấy lối sống biết ơn người đi trước, biết ơn nguồn cội. Đó là đạo lí tốt đẹp và bền vững của nhân dân ta.

Trong câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, ăn quả là hưởng thụ thành quả; kẻ trồng cây là người đã làm ra thành quả. Cả câu này có nghĩa: Hưởng thụ thành quả phải biết đến công lao người tạo ra thành quả. Bài học đạo lí ở đây là: Biết ơn người đi trước đã tạo ra thành quả cho ta hưởng ngày nay (người anh hùng, liệt sĩ).

Trong câu “Uống nước nhớ nguồn”, uống nước là hưởng thụ điều mát mẻ trong lành, nguồn là nơi bắt đầu. Cả câu này có nghĩa: hưởng thụ điều trong lành phải nhớ tới nguồn tạo ra. Bài học đạo lí ở đây là: biết ơn nguồn cội (tổ tiên, ông bà, cha mẹ). Từ đó, đạo lí chung ở đây là: biết ơn người đi trước, biết ơn nguồn cội. Khái quát lại là: biết ơn những giá trị truyền thống. Thực tế đời sống dân tộc cho thấy nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lí tốt đẹp này. Tôn trọng, biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ là đạo lí hàng đầu của nhân dân ta.

Trên đất nước ta, rất nhiều lễ hội gắn với tên tuổi và chiến tích của những bậc anh hùng dân tộc. Giỗ tổ Hùng Vương ngày 10-3 âm lịch hàng năm được tổ chức tại khắp mọi miền đất nước Việt Nam và cả ở nhiều nước trên thế giới, nơi có đông cộng đồng người Việt Nam sinh sống. Giỗ tổ Hùng Vương được coi như Quốc lễ. Hội Gióng gắn liền với người anh hùng đánh giặc ngoại xâm; Hội Côn Sơn tưởng nhớ công đức của Nguyễn Trãi; Hội Đền Kiếp Bạc tưởng nhớ công đức của Trần Hưng Đạo.Các truyền thuyết thời kì Hùng Vương như Sơn Tinh, Thuỷ Tinh; Thánh Gióng; Sự tích Hồ Gươm đều đề cao công đức dựng nước, giữ nước của ông cha ta. Tết Nguyên đán, Tết Trùng nguyên là những lễ tết lớn của cả dân tộc. Trong Tết Nguyên đán, giao thừa là lúc thiêng liêng nhất, mọi gia đình đều lấy khoảnh khắc này để đặt lễ, thắp hương thờ cúng thần linh, tổ tiên trong nhà, ngoài trời. Trong Tết Trùng nguyên (Rằm tháng bảy âm lịch), các nhà đều làm cỗ cúng gia tiên, cúng xong đốt vàng mã cho những người thân đã khuất. Tục thờ cúng tổ tiên và người thân đã mất trong dịp giỗ, dịp Tết của mỗi gia đình là biểu hiện của niềm thương nhớ và lòng biết ơn sâu sắc, bền bỉ đối với những người thân quá cố. Bàn thờ tổ tiên là điểm hội tụ truyền thống tốt đẹp của gia đình, gợi lên một chiều sâu tâm linh “Cây có gốc, nước có nguồn”, biểu hiện nếp sống văn hoá biết vun trồng gốc để cây đơm hoa đẹp, rồi kết trái ngọt và từ đó sẽ toả sáng giá trị văn hoá soi cho con cháu bước vào tương lai. Lòng hiếu thảo đối với công lao cha mẹ sinh thành dưỡng dục được nhân dân ta thể hiện đậm đà trong ca dao: “Công cha như núi Thái Sơn – Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra – Một lòng thờ mẹ kính cha – Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con” và trong tục ngữ răn dạy cách sống: “Cá không ăn muối cá ươn – Con cãi cha mẹ trăm đường con hư”,…

Những người có công với đất nước được nhân dân thờ phụng trong các đền đài Đền thờ và tượng đài những danh nhân như Thánh Gióng, Trần Hưng Đạo, Lý Công uẩn, Lê Lợi, Quang Trung, Hồ Chí Minh,… được dựng ỗ nhiều nơi trên đất nước ta. Các nghĩa trang được xây dựng trang trọng và chăm sóc chu đáo. Nghĩa trang Trường Sơn quy tập các liệt sĩ chống Mĩ; khu di tích Thành cổ Quảng Trị cùng Đại lễ cầu siêu bên sông Thạch Hãn tri ân các liệt sĩ đã hi sinh anh dũng; Ngã ba Đồng Lộc, nơi mười cô gái thanh niên xung phong ngã xuống khi làm nhiệm vụ phá bom, sửa đường cho xe vào hoả tuyến, nay trở thành trung tâm tưởng niệm và ghi nhớ công lao đối với các liệt sĩ là thanh niên xung phong đã anh dũng hi sinh trên con đường Trương Sơn lịch sử một thời “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”. Các nghĩa trang làng xã, huyện, tỉnh do công sức của toàn dân xây dựng khang trang, uy nghiêm là nơi tưởng niệm các liệt sĩ đã hi sinh thân mình vì độc lập tự do cho dân tộc, vì thống nhất đất nước. Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự đóng góp của nhân dân cả nước đã thành biểu tượng cao cả của lòng biết ơn của nhân dân ta đối với một con người đã công hiến trọn đời cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Ngày 27-7 hằng năm trở thành ngày nhân dân cả nước tri ân các thương binh, liệt sĩ. Bà mẹ Việt Nam anh hùng là danh hiệu cao quý do nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tặng những phụ nữ Việt Nam có nhiều công hiến, hi sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế. Cả nước ta có 44.253 Bà mẹ Việt Nam anh hùng được tôn vinh. Chúng ta dã và đang làm mọi việc để chăm sóc tuổi già của những người mẹ anh hùng.

Không chỉ ghi nhớ công ơn của tổ tiên và anh hùng liệt sĩ, nhân dân ta còn tôn vinh những nghề cao quý như giáo dục, y tế, nghệ thuật biểu hiện bằng cách phong tặng danh hiệu ưu tú cho các nhà giáo, thầy thuốc, nghệ sĩ. Hiện nay, chúng ta vinh danh người lao động sáng tạo làm giàu cho đất nước. Hàng trăm cá nhân và đơn vị làm kinh tế giỏi được tôn vinh. Chúng ta biết ơn những tổ chức và cá nhân trong nước và nước ngoài có lòng hảo tâm chia sẻ với những mất mát của nhân dân ta trong thời hậu chiến và thiên tai. Biết bao người kiên trì trở lại chiến trường xưa tìm hài cốt của người thân và đồng đội,… Họ, những “người đương thời” ấy đã trở thành những tấm gương sáng cho thế hệ trẻ học tập và vươn lên.

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn” là biết ơn người đi trước, biết ơn nguồn cội. cần làm gì để đạo lí tốt đẹp đó ngày một phát triển và bền vững? Đó là câu hỏi đặt ra đôi với mọi người, trong đó có bạn và tôi.

0