01/06/2017, 12:11

Kể lại câu chuyện một nhà khoa học hoặc một nghệ sĩ, danh thủ... nhờ gian khổ học tập nghiên cứu đã làm vẻ vang cho đất nước

Tập làm văn lớp 4: Kể lại câu chuyện một nhà khoa học hoặc một nghệ sĩ, danh thủ... nhờ gian khổ học tập nghiên cứu đã làm vẻ vang cho đất nước. Bài làm Một tràng vỗ tay dài nổi lên giòn giã đến mười phút. Nghệ sĩ Đặng Thái Sơn bước tới cúi chào khán giả. Từ bản nhạc hay VỚI chiếc đàn pi-a-nô, chú ...

Tập làm văn lớp 4: Kể lại câu chuyện một nhà khoa học hoặc một nghệ sĩ, danh thủ... nhờ gian khổ học tập nghiên cứu đã làm vẻ vang cho đất nước. Bài làm Một tràng vỗ tay dài nổi lên giòn giã đến mười phút. Nghệ sĩ Đặng Thái Sơn bước tới cúi chào khán giả. Từ bản nhạc hay VỚI chiếc đàn pi-a-nô, chú Đặng Thái Sơn đã giành được giải nhất trong kỳ thi âm nhạc quốc tế. Từ bé, Đặng Thái Sơn đã có năng khiếu về âm nhạc. Không có đàn, Sơn phải dùng chiếc đũa gõ vào bát đĩa. Có hôm ...

 : .

Bài làm

Một tràng vỗ tay dài nổi lên giòn giã đến mười phút. Nghệ sĩ Đặng Thái Sơn bước tới cúi chào khán giả. Từ bản nhạc hay VỚI chiếc đàn pi-a-nô, chú Đặng Thái Sơn đã giành được giải nhất trong kỳ thi âm nhạc quốc tế.

nghe si dang thai son

Từ bé, Đặng Thái Sơn đã có năng khiếu về âm nhạc. Không có đàn, Sơn phải dùng chiếc đũa gõ vào bát đĩa. Có hôm vì say sưa tập luyện, Sơn đã làm vỡ cả bát dĩa đẹp của mẹ. Một hôm, Sơn được bố cho đi cùng đến nhà một người bạn của bố. Sơn phát hiện trong ngôi nhà ông bạn của bố có một chiếc đàn pi-a-nô cũ. Sơn chạy vội tới bên chiếc đàn, bạn của bố cậu nói: “Cái đàn của cháu nhà tôi đấy. Giờ nó về quê rồi”. Nghe bác nói, Sơn thốt lên: “Ồ, vậy bác có thể bán chiếc đàn đó không? Nếu bác bán thì bán cho cháu nhé!” Bác chủ nhà nói: “Tiếc quá, đây lại là kỉ niệm của một người tặng cho bác đó”. Sơn lộ rõ vẻ tiếc nuối, tay mân mê phím đàn câm lặng. Lúc ra về, bác chủ nhà nghĩ thế nào lại nói “Có thể bác sẽ tặng lại cho cháu chiếc đàn. Nhưng cháu phải học đàn đã”. Sơn nhảy cẫng lên, ôm lấy bác: “ÔI! thích quá! Cháu cảm ơn bác”.

Từ đấy, Sơn càng cố gắng. Một hôm, bố đi làm về cho biết: bác đó chuyển nhà đi rồi. Sơn tỏ vẻ buồn rầu nhưng cố không bật ra tiếng khóc. Thương con, bố mẹ cố gắng mua cho cậu một chiếc đàn. Chiếc đàn đã cũ nhưng Sơn thích lắm, suốt ngày, Sơn chỉ ngồi bên cây đàn, vuốt ve nâng niu nó. Vì đã biết được chút ít về nhạc, cậu cũng đánh được đàn. Bố Sơn bèn xin cho cậu đi học nhạc. Sơn say sưa tập luyện đến quên cả ăn. Tiếng nhạc của Sơn lúc trầm, lúc bổng, lúc réo rắt, du dương. Tiếng nhạc lôi cuốn mọi người một cách kì lạ. Lúc như tiếng gió thổi vi vu, lúc như tiếng lá mùa thu rơi xào xạc... Nhờ công khổ luyện, học tập kiên trì,

Sơn đã đem lại niềm vinh dự tự hào cho một đất nước châu Á lại có người đoạt giải cao trong cuộc thi âm nhạc cổ điển châu Âu.

Em khát khao học giỏi môn văn để viết về những nghệ sĩ, những nhà khoa học lớn đã âm thầm làm việc, tận tuy suốt đờl với ước mong duy nhất là góp phần làm rạng rỡ non sông đất nước.

Lê Kim Huệ - Hà Nội

Nhận xét của giáo viên:

Kim Huệ có cách vào bài rất cuốn hút. Em giới thiệu về nhân vật chính - Đặng Thái Sơn qua thành công rực rỡ của Đặng Thái Sơn tại cuộc thi âm nhạc quốc tế tại Ba Lan năm 1980. Chỉ riêng câu văn mở đầu câu chuyện “Một tràng vỗ tay dài nổi lên giòn giã đến mười phút’ đã đủ nói lên thành công đó.

Toàn bộ câu chuyện là niềm say mê âm nhạc (đặc biệt là chiếc đàn pi-a-nô) và sự công phu, kiên trì luyện tập của Đặng Thái Sơn để trở thành một nghệ sĩ nổi tiếng. Lời kể rất chân thật, xen kẽ trong câu chuyện còn có những câu văn miêu tả rất đặc sắc về tiếng đàn của Đặng Thái Sơn: “Tiếng nhạc lôi cuốn mọi người một cách kì lạ. Lúc như tiếng gió thổi vi vu, lúc như tiếng lá mùa thu rơi xào xạc”.

Bài viết không chỉ phác hoạ đôi nét về Đặng Thái Sơn thông qua ngôn ngữ của người kể chuyện mà hơn thế Kim Huệ còn làm cho người đọc thấy cảm động, cảm phục và thôi thúc người ta muốn vươn cao, bay xa hơn trên đôi cánh của trí tuệ, của niềm say mê học tập.

Bài luyện tập:

1. Em có cảm nghĩ gì sau khi đọc xong câu chuyện kể về Đặng Thái Sơn.

2. Em hãy chuyển lời dẫn trực tiếp trong câu chuyện thành lời dẫn gián tiếp.

3. Viết lại đoạn kết bài theo cách của em.

0