25/05/2018, 14:18

Huyền thoại đường Hồ Chí Minh trên biển

Cuộc thi tìm hiểu "" Câu hỏi 1: Bạn hãy cho biết về ngày truyền thống đường Hồ Chí Minh trên biển; những bến, bãi của đường Hồ Chí Minh mà lịch sử đã ghi nhận, đó là những bến, bãi nào, ở đâu? Câu hỏi 2: Ý nghĩa, tầm quan trọng của ...

Cuộc thi tìm hiểu ""

Câu hỏi 1: Bạn hãy cho biết về ngày truyền thống đường Hồ Chí Minh trên biển; những bến, bãi của đường Hồ Chí Minh mà lịch sử đã ghi nhận, đó là những bến, bãi nào, ở đâu?

Câu hỏi 2: Ý nghĩa, tầm quan trọng của đường Hồ Chí Minh trên biển đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước?

Câu hỏi 3: Những thành tích cơ bản của Đoàn tàu không số trong những năm tháng chống Mỹ cứu nước? 

Câu hỏi 4: Hãy cho biết về người thuyền trưởng của Đoàn tàu không số đã được đặt tên cho một hòn đảo của nước ta hiện nay? Hãy nêu một trong những chiến công của thuyền trưởng đó?

Câu hỏi 5: Bạn có suy nghĩ gì về những con người, những chiến công và con đường huyền thoại trên biển mang tên lãnh tụ Hồ Chí Minh? (bài viết không quá 2000 từ).

Trả lời:

Câu 1:

Ngày truyền thống là 23/10.

Bến bãi mà lịch sử đã ghi nhận: bến tàu không số K15 Đồ Sơn (Hải Phòng), bến tàu không số Lộc An (Bà Rịa - Vũng Tàu), bến tàu không số Vũng Rô (Phú Yên), bến Vàm Lũng (Cà Mau).

Câu 2:

Đường Hồ Chí Minh trên biển đã hoàn thành trọn vẹn và đặc biệt xuất sắc nhiệm vụ chi viện chiến lược cho chiến trường miền Nam. Từ 1961 đến 1975, cán bộ, chiến sỹ trên tuyến vận tải biển đã vượt qua muôn vàn gian khổ, khắc phục khó khăn, mưu trí, dũng cảm, táo bạo; vượt qua súng to, gió lớn; vượt qua sự phong toả ác liệt, vây ráp gắt gao của kẻ thù. Hàng trăm lượt tàu đã ra khơi, hàng ngàn tấn vũ khí, hàng hóa, thuốc chữa bệnh và hàng chục ngàn lượt người đã từ hậu phương lớn vào tiền tuyến lớn, trực tiếp góp phần cùng toàn dân đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đến thắng lợi hoàn toàn.

Cùng với Đường Hồ Chí Minh trên dãy Trường Sơn, Đường Hồ Chí Minh trên biển là một nét độc đáo, đặc sắc, sáng tạo của đường lối chiến tranh nhân dân, thể hiện tầm nhìn chiến lược của Đảng cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh; trở thành biểu tượng tự hào của cả dân tộc Việt Nam, hiện thân của ý chí khát vọng độc lập, tự do và thống nhất Tổ quốc; là trí tuệ, ý chí quyết chiến, quyết thắng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; trong đó cán bộ, chiến sỹ Hải quân nhân dân Việt Nam, mà trực tiếp là Đoàn 759 trước đây, Đoàn vận tải quân sự 125 và Lữ đoàn 125 ngày nay là lực lượng nòng cốt.

Thời gian sẽ qua đi, nhưng huyền thoại về Đường Hồ Chí Minh trên biển vẫn mãi mãi ngời sáng trong trang sử oanh liệt của dân tộc ta như một thiên anh hùng ca bất tử, tô thắm truyền thống đánh giặc, giữ nước của dân tộc, Quân đội và Quân chủng Hải quân nhân dân Việt Nam anh hùng, tiếp thêm sức mạnh cho mọi thế hệ phấn đấu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Câu 3:

Trong suốt 14 năm liên tục (1961-1975) tuyến “đường Hồ Chí Minh trên biển”, huyền thoại của bộ đội Hải quân đã có 1.789 chuyến tàu không số vận chuyển 150 ngàn tấn vũ khí trang bị và 80 ngàn lượt cán bộ, vượt qua hàng vạn hải lý, khắc phục hơn 4.000 quả thủy lôi, chống chọi hơn 20 cơn bão, chiến đấu hơn 30 lần với tàu địch, đánh trả 1.200 lần máy bay địch tập kích, bắn rơi 5 chiếc và bắn cháy nhiều tàu xuồng của địch, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, góp phần chi viện đắc lực cho nhiều hướng chiến trường, nhiều chiến dịch lớn, nhiều địa bàn trọng yếu mà đường bộ chưa với tới được.

Câu 4:

Người thuyền trưởng của Đoàn tàu không số đã được đặt tên cho một hòn đảo của nước ta hiện nay là Đảo Phan Vinh (thuộc Quần đảo Trường Sa), Đó là Nguyễn Phan Vinh (Quí dậu 1933 – Mậu thân 1968). Liệt sĩ, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, sinh năm 1933 tại thôn Bình Ninh, xã Điện Nam, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.

Chiến công của Ông: Đầu năm 1967 ông chỉ huy “Đoàn tàu không số” vượt đường Hồ Chí Minh hay đường Trường Sơn trên biển Đông với nhiệm vụ chuyên chở vũ khí quân dụng chi viện cho chiến trường miền Nam. Đến tháng 7 năm 1968 ông đã anh dũng vượt qua bao thử thách, gian khổ chỉ huy được 11 chuyến tàu hải quân tới đích an tòan.

Ngày 27/2/1968, tàu 235 do thuyền trưởng Nguyễn Phan Vinh chỉ huy rời quân cảng Hải Phòng mang theo hơn 14 tấn vũ khí (chuyến thứ 11) vào Hòn Hèo, một căn cứ của quân và dân ta cách Nha Trang 12 km về phía bắc thuộc 2 xã Ninh Phước và Ninh Vân, huyện Ninh Hòa. 0h ngày 1/3/1968, khi vào gần đến bờ, tàu 235 bị địch phát hiện và tấn công ác liệt. Thuyền trưởng Nguyễn Phan Vinh đã chỉ huy các chiến sỹ trên tàu chống trả quyết liệt, nổ súng đến viên đạn cuối cùng và hy sinh với con tàu bằng khối lượng hàng tấn bộc phá do chính tay mình tự hủy, không để lại một chút dấu vết.

Ngày 25/8/1970, thuyền trưởng liệt sĩ Nguyễn Phan Vinh đã được truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Từ đó, tên đảo Phan Vinh được ghi trên bản đồ biển, đảo Việt Nam và trở thành niềm tự hào của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ trên đảo.

Câu 5: Các bạn tự viết cho hay nhé!

0