25/05/2018, 22:50

Hướng dẫn sử dụng hàm FV trong Excel để tính giá trị tương lai của một khoản đầu tư

Hàm FV sẽ tính giá trị tại một thời điểm tương lai nào đó mà các nhà đầu tư sẽ nhận được khi họ đầu tư một kỳ hay nhiều kỳ với lãi suất không đổi. Cú pháp hàm FV: FV(Rate,Nper,Pmt,Pv,Type) Trong đó: Rate: tỷ lệ lãi suất mỗi kỳ (tính theo tháng, quý, năm). Nper: tổng số kỳ chi ...

Hàm FV sẽ tính giá trị tại một thời điểm tương lai nào đó mà các nhà đầu tư sẽ nhận được khi họ đầu tư một kỳ hay nhiều kỳ với lãi suất không đổi.

Cú pháp hàm FV: FV(Rate,Nper,Pmt,Pv,Type)

Trong đó:

  • Rate: tỷ lệ lãi suất mỗi kỳ (tính theo tháng, quý, năm).
  • Nper: tổng số kỳ chi trả.
  • Pmt: số tiền chi trả trong mỗi kỳ, cố định trong suốt giai đoạn đầu tư.
  • Pv: giá trị đầu tư ban đầu. Nếu để trống thì Pv=0
  • Type: =1 nếu số tiền trả đầu kỳ,=0 nếu số tiền trả cuối kỳ.

Chức năng: Hàm FV tính giá trị tương lai của một khoản đầu tư dựa vào tổng số chu kỳ, tiền trả và lãi suất cố định.

Ví dụ: Bạn muốn tiết kiệm một số tiền trong vòng 1 năm. Bạn gửi 10 triệu vào tài khoản tiết kiệm với lãi suất 6%/năm (0.5% tháng). Cứ đầu mỗi tháng bạn gửi vào tài khoản 1 triệu trong vòng 12 tháng. Hãy tính xem trong tài khoản của bạn sẽ có bao nhiều tiền sau khi kết thúc 12 tháng?

Các bạn cần chú ý phân biệt 2 trường hợp sau:

Trường hợp 1: Số tiền gốc gửi từ đầu kỳ trước, số tiền gửi thêm bắt đầu từ kỳ tiếp theo. Khi đó Type=0 (ở đâu, đầu kỳ tiếp theo là cuối của kỳ trước).

Ta thực hiện như sau: =FV(6%/12,12,-1000000,-10000000,0) → Kết quả:  22,952,340.49

Trường hợp 2: Số tiền gốc gửi từ đầu kỳ trước, số tiền gửi thêm gửi vào cùng đàu tháng với tiền gốc. Khi đó Type=1.

Ta thực hiện như sau: =FV(6%/12,12,-1000000,-10000000,1) → Kết quả: 23,014,018.30

Chúc các bạn thực hiện thành công.

Xem ngay: Học Excel tại nhà với các chuyên gia

0