07/07/2018, 23:10

Hướng dẫn kỹ thuật cắt tỉa và tạo hình dây tiêu

July 6, 2018 | Cây công nghiệp • Tiêu | Để tiêu có thể phát triển tốt cho năng suất cao ổn định trong mỗi vụ thu hoạch, ngay từ giai đoạn kiến thiết cơ bản hộ trồng cần áp dụng biện pháp cắt tỉa tạo hình hợp lý cho dây tiêu. Cắt bỏ những cành tược, tạo hình định hướng cho tiêu bám ...

July 6, 2018 | Cây công nghiệp • Tiêu |

Để tiêu có thể phát triển tốt cho năng suất cao ổn định trong mỗi vụ thu hoạch, ngay từ giai đoạn kiến thiết cơ bản hộ trồng cần áp dụng biện pháp cắt tỉa tạo hình hợp lý cho dây tiêu. Cắt bỏ những cành tược, tạo hình định hướng cho tiêu bám trụ tốt hơn giúp cho cây hấp thụ được toàn bộ ánh sáng cũng như các chất dinh dưỡng cho cây thật hợp lý. Có như vậy cây mới mang lại năng suất cao hiệu quả trong giai đoạn kinh doanh. Hướng dẫn kỹ thuật cắt tỉa và tạo hình dây tiêu được chia sẻ ngay sau đây mời bà con cùng tham khảo qua.

Cắt tỉa và tạo hình dây tiêu cơ bản đối với tiêu trồng bằng dây thân

Đối với trụ xây

cắt tỉa và tạo hình cho hồ tiêu

Tiêu trồng trên trụ xây bằng vật liệu xây dựng thường thì khi trồng hộ nông dân sẽ trồng 2 bầu trở lên trên một trụ. Ở mỗi bầu sẽ phát triển được từ 1-2 dây thân và sau thời gian trồng từ 12-14 tháng sẽ sinh 2-5 dây thân có chiều cao tầm 1.5-1.6m. Lúc này bạn có thể tiến hành cắt ngang dây thân tạo điều kiện cho cây phân nhánh và tạo nhánh mới, hạn chế sự phát triển chiều dài của cành tược và những cành cây không cho quả. Vị trí cắt dây thân cách gốc tầm 25-30cm những dây cắt bỏ này có thể dùng để nhân giống.

Thời điểm cắt tỉa và tạo hình dây tiêu nên thực hiện vào lúc thời tiết khô ráo, trời không có nắng gắt, không có mưa dầm. Mưa là thời điểm thuận lợi cho các bệnh dịch phát triển và lây lan trên diện rộng. Vi khuẩn hay các loại virus tấn công gây bệnh sẽ xâm nhập qua vết cắt trên dây tiêu để lại hậu quả nghiêm trọng. Khi phát hiện ra vườn tiêu nhà mình có dấu hiệu bị nhiễm bệnh, cần nhổ bỏ nó ngay lập tức và mang ra khỏi vườn tiêu hủy để tránh lây lan cho những cây khác.

hướng dẫn cắt tỉa và tạo hình cho hồ tiêu

Khi cắt dây xong phần đốt dưới của tiêu sẽ tiếp tục phát triển và đây sẽ là phần thân dây chính của cây tiêu nên hộ trồng cần chọn lựa và để lại những dây tiêu phát triển khỏe mạnh nhất. Phân bố chúng đồng đều trên trụ để tạo nên bộ khung chính dàn hết trụ. Trong giai đoạn trụ tiêu đang hình thành dây chính thì những dây phát triển kém yếu ớt thì loại bỏ chúng đi, lượng dây thân trên trụ phụ thuộc vào kích thước của trụ nếu trụ có kích thước lớn thì để lại số lượng dây thân lớn còn kích thước trụ hẹp thì số lượng dây ít.

  • Trụ bê tông nên chừa khoảng 7 dây thân trên trụ.
  • Trụ gạch xây bạn nên để 30-40 dây thân/ trụ.
  • Cây trụ sống nên để 6-8 dây thân/ trụ.

Đến khi nào dây thân phát triển đạt chiều cao 5m thì hãy tiến hành hãm ngọn và xén tỉa để cây tập trung dưỡng chất nuôi trái tốt hơn. Cho hạt to năng suất cao cuối vụ thu hoạch.

Đối với vườn tiêu hộ trồng không có nhu cầu lấy dân thân để giâm hom thì tiến hành định hình cho cây ngay khi đạt được chiều cao 80-100m. Bấm ngọn giai đoạn này dể kích thích sự phát triển của dây thân, những ngọn tiêu mang từ 1-2 cành quả để cây ra dây thân mới. Khi đã tiến hành bấm ngọn nhưng số lượng dân thân trên trụ vẫn chưa đủ thì tiến hành bấm ngọn lần 2 khi dây thân có 3-4 cành quả để số lượng dân thân trên trụ phủ kín.

Đối với cây trụ sống

kỹ thuật cắt tỉa và tạo hình cho hồ tiêu

Những năm đầu hộ trồng cần buộc hết toàn bộ dây thân vào cây trụ tạm mục đích là để duy trì sự sống cho dây tiêu vì thời điểm này dây trụ sống còn đang rất yếu. Dây thân mới phát sinh chúng sẽ được buộc tạm vào cây trụ sống khi trụ sống đạt chiều cao 3-3.5m đường kính 3-4 cm chỉ buộc 1-2 dây thân vào dây thân vào cây trụ sống những mầm dây thân còn lại nên loại bỏ hết. Không nên để quá nhiều dây thân bám vào cây trụ sống vì như vậy sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng lẫn phát triển của cây trụ sống.

2 năm sau khi trồng lúc này bạn có thể cố định toàn bộ cây trụ tạm vào bên trong cây trụ sống để toàn bộ dây trên cây trụ tạm bám vào cây trụ sống.

Cách cắt tỉa và tạo hình dây tiêu trồng bằng dây lươn

Dây lươn có tốc độ sinh trưởng mạnh nhưng lại không phân cành quả trong những năm đầu, cho nên hộ trồng cần buộc những dây tiêu mới phát sinh vào trụ. Mục đích của việc làm này là để các đốt trên dây tiêu được bám vào trụ tiêu. Từ 2 bầu trồng đầu tiên chỉ chọn lại 4-6 dây thân khỏe mạnh để dây phát triển lan phủ khắp trụ những dây nhỏ yếu ớt thì nên loại bỏ đi.

Trồng bằng dây lươn sau 12-14 tháng cần áp dụng bẹn pháp đôn dây tiêu, thời điểm thực hiện mùa mưa nhưng chọn những ngày nắng ráo để thực hiện. Nếu tiêu trồng bằng hom dây thân thì không cắt dây tạo hình.

Tiêu leo phủ trụ ở độ cao từ 1,4-1,5 cho ra 2-3 cành bám được vào trụ lúc này bạn có thể tiến hành việc đôn dây xuống. Gỡ bỏ dây nhẹ nhàng không làm gãy rễ bám trên thân dây tiêu, loại bỏ những dây yếu ớt có sức sinh trưởng kém chỉ đôn những cành to khỏe phát triển mạnh những cành đã cho quả.

Những dây đôn hãy cắt hết lá, tiến hành đào rảnh từ 15-20cm xung quanh trụ tiêu và cách gốc tiêu chừng khoảng 20-25cm để tiến hành đôn tiêu. Phần xung quanh dây tiêu đã được cắt tỉa gọn gàng cho vào rãnh và chừa lại phần ngọn và cành quả rồi buộc áp vào trụ để dây bò lên.

Thực hiện xong các bước cắt tỉa và tạo hình dây tiêu trên tiếp tục lấp một lớp đất mỏng mục đích để giữ cho khoanh dây tiêu được đôn cố định trên đất. Tốt nhất bạn không nên lấp quá nhiều đất và cũng không nên bón quá nhiều phân chuồng trực tiếp vào ngay dây tiêu vừa đôn vì như vậy sẽ khiến cho cây bị ngợp và chết đi. Đôn dây tiêu xong sau thời gian chừng khoảng 2-3 tuần dây bắt đầu cho ra rễ, tiến hành bón phân nhầm kích thích sự tăng trưởng và phát triển cành quả cũng như cành chính tốt hơn nữa.

Cắt, xén tỉa cho dây tiêu giai đoạn kinh doanh

cắt tỉa và tạo hình cho hồ tiêu giai đoạn kinh doanh

Công đoạn này rất quan trọng nó góp phần tạo nên độ thông thoáng cho vườn tiêu, tránh bị sâu bệnh gây hại tấn công. Công việc này cần thực hiện theo định kỳ mỗi năm thực hiện 2-3 lần trong năm.

Đối với hồ tiêu giai đoạn kinh doanh những dây thân, dây lươn, cành quả cần phải nằm cách gốc chừng 10-15cm không để quá sát vì cây dễ nhiễm bệnh từ đất.

Dây lươn mọc ra từ phía gốc tiêu hộ trồng có thể sử dụng để nhân giống tiêu mới, những dây bạn có ý định sử dụng để nhân giống bạn có thể đưa nó ra cây trụ tạm và cắt khi cần. Những cành tăm yếu ớt nên loại bỏ chúng, những dây thân mọc quá dài vườn ra ngoài đỉnh trụ hay mọc quá bộ tán của cây cũng cần loại bỏ luôn.

Chỉ giữ lại những dây khỏe mạnh để nhân giống khi cần, khi chúng sinh quá nhiều dây phủ tán quá thừa thì cũng nên cắt bỏ bớt chúng đi. Thời điểm cắt dây chọn những ngày thời tiết đẹp khô ráo không cắt dây vào những ngày mưa tránh tình trạng bệnh lây lan qua vết cắt.

Toàn bộ kỹ thuật cắt tỉa và tạo hình dây tiêu đã được chia sẻ khá chi tiết đến bà con nông dân, hi vọng những chia sẻ nhỏ này sẽ có ích cho bà con trong việc chăm sóc vườn tiêu của gia đình mình tốt hơn.

0