14/01/2018, 01:00

Hướng dẫn kê khai thuế môn bài năm 2016

Hướng dẫn kê khai thuế môn bài năm 2016 Cách kê khai và lập tờ khai thuế môn bài mới nhất Hướng dẫn kê khai thuế môn bài Hướng dẫn cách kê khai thuế môn bài năm 2015 theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC ...

Hướng dẫn kê khai thuế môn bài năm 2016

Hướng dẫn kê khai thuế môn bài

Hướng dẫn cách kê khai thuế môn bài năm 2015 theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2013 của Bộ Tài chính mới nhất hiện nay. Qua bài hướng dẫn này, các bạn kế toán sẽ nắm rõ được các bậc thuế môn bài phải nộp và cách kê khai thuế môn bài cho doanh nghiệp mình một cách hợp lý nhất.

I. Cách kê khai thuế môn bài

Theo điều 17 Thông tư 156/2013/TT-BTC quy định về kê khai thuế môn bài năm 2015 cụ thể như sau:

1. Bậc thuế môn bài phải nộp:

a. Đối với hộ kinh doanh, cá nhân đang kinh doanh:

Bậc thuế Thu nhập 1 tháng Mức thuế cả năm
1 Trên 1.500.000 1.000.000
2 Trên 1.000.000 đến 1.500.000 750.000
3 Trên 750.000 đến 1.000.000 500.000
4 Trên 500.000 đến 750.000 300.000
5 Trên 300.000 đến 500.000 100.000
6 Bằng hoặc thấp hơn 300.000 50.000

b. Đối với các tổ chức kinh tế đang hoạt động sản xuất kinh doanh:

Bậc thuế Vốn đăng ký Mức thuế môn bài cả năm
Bậc 1 Trên 10 tỷ 3.000.000
Bậc 2 Từ 5 tỷ đến 10 tỷ 2.000.000
Bậc 3 Từ 2 tỷ đến dưới 5 tỷ 1.500.000
Bậc 4 Dưới 2 tỷ 1.000.000

Chú ý: Mức thuế môn bài phải nộp đối với DN căn cứ vào vốn đăng ký ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

  • Nếu DN thành lập 6 tháng đầu năm: Mức nộp thuế Môn bài là cả năm
  • DN thành lập 6 tháng cuối năm( từ 01/07 về cuối năm): Nộp thuế Môn bài: 1/2 năm.

2. Hồ sơ kê khai thuế môn bài:

  • Tờ khai Thuế Môn bài theo mẫu số 01/MBAI (Ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC).
  • Giấy nộp tiền vào NSNN theo mẫu số C1-02/NS (theo Thông tư 119/2014/TT-BTC).

3. Thời hạn nộp tờ khai thuế môn bài và tiền thuế:

Trường hợp 1 - Người nộp thuế mới hoạt động kinh doanh: Chậm nhật là ngày cuối cùng của tháng của tháng bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh.

Trường hợp 2 - Người nộp thuế mới thành lập nhưng chưa hoạt động sản xuất kinh doanh: Chậm nhất là trong 30 ngày, kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

4. Một số chú ý khi kê khai thuế môn bài:

  • Đối với DN đang hoạt động kinh doanh nếu trong năm không có thay đổi các yếu tố làm ảnh hưởng đến mức thuế môn bài phải nộp:
    • Thì không cần phải nộp hồ sơ khai thuế môn bài mà chỉ cần viết giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước.
  • Đối với DN trong năm có sự thay đổi làm ảnh hưởng đến mức thuế môn bài phải nộp:
    • Thì phải nộp hồ sơ khai thuế môn bài MẪU 01/MBAI, chậm nhất là ngày 31/12 của năm.
  • Đối với DN có đơn vị trực thuộc như: Chi nhánh, cửa hàng...
    • Nếu ở cùng tỉnh thì nộp tờ khai thuế môn bài của đơn vị trực thuộc đó cho cơ quan thuế quản lý DN.
    • Nếu ở khác tỉnh thì nộp tờ khai thuế môn bài của đơn vị trực thuộc đó cho cơ quan thuế quản lý đơn vị trực thuộc.
  • Trường hợp Người nộp thuế không có địa điểm cố định như kinh doanh buôn chuyến, kinh doanh lưu động, hộ xây dựng, vận tải, nghề tự do khác...
    • Thì nộp hồ sơ khai thuế môn bài cho Chi cục Thuế quản lý địa phương nơi có hoạt động kinh doanh hoặc nơi cư trú.

II. Hướng dẫn lập tờ khai thuế môn bài

Hướng dẫn cách lập tờ khai thuế môn bài chi tiết và vụ thể, cách ghi tờ khai thuế môn bài theo mẫu 01/MBAI ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính.

Cách lập tờ khai thuế môn bài chi tiết như sau:

[01] Kỳ tính thuế: Ghi năm nộp thuế môn bài: VD: 2014

[02] Lần đầu: Nếu là lần đầu tích dấu "x"

[03] Bổ sung lần thứ: Nếu là DN đã kê khai từ năm trước, lần thứ mấy thì viết vào.

[04] Người nộp thuế: Ghi tên công ty nộp thuế.

  • Nếu là chi nhánh ở khác Tỉnh, TP với trụ sở chính, thì phải nộp thuế môn bài tại địa phương nơi chi nhánh hoạt động và ghi theo tên chi nhánh.

[05] Mã số thuế: Ghi mã số thuế của Công ty.

[06] Địa chỉ: Ghi địa chỉ của Công ty.

[07] Quận/huyện: ........... [08] Tỉnh/Thành phố: ..................

[09] Điện thoại: Ghi số điện thoại của Công ty [10] Fax: .................. [11] Email: mail của công ty để cơ quan thuế liên lạc.

Từ chỉ tiêu [12] đến [20] là dành cho đại lý thuế, nên bạn bỏ qua phần này:

[12] Đại lý thuế (nếu có):.............. Bỏ qua

[13] Mã số thuế: ...........................................

[14] Địa chỉ: .............................................

[15] Quận/huyện: ............................. [16] Tỉnh/Thành phố: .......................

[17] Điện thoại: ..................... [18] Fax: .................. [19] Email: ..................

[20] Hợp đồng đại lý thuế số:...............................ngày ...................................

* [21] Khai bổ sung cho cơ sở mới thành lập trong năm: (đánh dấu "X" nếu có)

  • Nếu lập khai tờ khai lần đầu trong năm tính thuế thì không cần đánh dấu chỉ tiêu này.
  • Nếu DN trong năm có phát sinh bổ sung khai và nộp thuế môn bài cho cơ sở kinh doanh mới thành lập thuộc diện Người nộp thuế phải khai và nộp thuế môn bài thì đánh dấu (x) vào ô này.

Ghi các chỉ tiêu trong bảng:

[22] Người nộp thuế môn bài: Ghi theo tên giống chỉ tiêu [04].

Ghi các cột tương ứng như sau:

Cột "Vốn đăng ký, mức thu nhập bình quân tháng": Ghi theo số vốn đăng ký trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư tính đến thời điểm 31/12 năm trước. Nếu là cơ sở mới thành lập thì là số vốn đăng ký khi thành lập.

Cột "Bậc môn bài" và cột "Mức thuế môn bài" ghi theo mức tương ứng với mức vốn đăng ký quy định tại Thông tư số 42/2003/TT-BTC ngày 7/5/2003 của Bộ Tài chính. Chi tiết bạn có thể xem tại đây: Các bậc thuế môn bài mới nhất

[23] Đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc cùng địa phương (ghi rõ tên, địa chỉ):

  • Nếu là trụ sở chính nộp thuế môn bài thì ghi các chi nhánh, nhà máy, xưởng sản xuất, cửa hàng, địa điểm kinh doanh... hạch toán phụ thuộc trong cùng địa phương cấp tỉnh với trụ sở chính.
  • Nếu là chi nhánh ở khác địa phương cấp tỉnh với đơn vị chính thì ghi các cửa hàng, cơ sở kinh doanh... hạch toán phụ thuộc chi nhánh (nếu có), đồng thời ghi đầy đủ vào các cột tương ứng.

[24] Tổng số thuế môn bài phải nộp: Ghi tổng số tiền phải nộp.

Chú ý: Tờ khai gửi đến cơ quan thuế được coi là hợp lệ khi:

  • Tờ khai được lập đúng mẫu quy định.
  • Có ghi đầy đủ các thông tin về tên, địa chỉ, mã số thuế, số điện thoại... của cơ sở kinh doanh.
  • Được người đại diện theo pháp luật của cơ sở kinh doanh ký tên và đóng dấu vào cuối của tờ khai.
0