25/05/2017, 11:01

Hướng dẫn cách làm văn miêu tả

Hướng dẫn cách làm văn miêu tả 2 (40%) 1 vote Trong chương trình Ngữ văn lớp 6 ở học kì II thì học sính sẽ được làm quen và học một cách bài bản, kĩ lưỡng về kiểu văn bản miêu tả. Bởi vậy mà kiểu văn miêu tả chiếm số lượng tiết lớn và có nhiều bài kiểm tra, luyện tậ hơn các bài học khác. Cho nên ...

Hướng dẫn cách làm văn miêu tả 2 (40%) 1 vote Trong chương trình Ngữ văn lớp 6 ở học kì II thì học sính sẽ được làm quen và học một cách bài bản, kĩ lưỡng về kiểu văn bản miêu tả. Bởi vậy mà kiểu văn miêu tả chiếm số lượng tiết lớn và có nhiều bài kiểm tra, luyện tậ hơn các bài học khác. Cho nên gia sư môn văn hôm nay sẽ giới thiệu khá đầy đủ cho các em học sinh ...

Trong chương trình Ngữ văn lớp 6 ở học kì II thì học sính sẽ được làm quen và học một cách bài bản, kĩ lưỡng về kiểu văn bản miêu tả. Bởi vậy mà kiểu văn miêu tả chiếm số lượng tiết lớn và có nhiều bài kiểm tra, luyện tậ hơn các bài học khác. Cho nên gia sư môn văn hôm nay sẽ giới thiệu khá đầy đủ cho các em học sinh phương pháp để làm tốt và hay một văn miêu tả.

Văn miêu tả là loại văn nhằm giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của một sự vật, sự việc, con người, phong cảnh,…làm cho những cái đó như hiện lên trước mắt người đọc, người nghe.

Năng lực quan sát là yếu tố then chốt quyết định chất lượng của một bài văn miêu tả. Bởi vì, học sinh phải quan sát đối tượng được miêu tả một cách chi tiết, tỉ mỉ thì mới có thể thấy được cái đẹp, nét hay, nét độc đáo, đặc điểm bản chất thú vị của đối tượng đó. Nhờ sự quan sát thấu đáo đó mà bài viết sẽ làm cho đối tượng được miêu tả hiện lên một cách chân thức, sống động và đầy ấn tượng trước mắt người đọc, người nghe. Lời khuyên cho học sinh là các em hãy rèn luyện cho mình năng lực quan sát môi trường xung quanh để tích lũy được những chất liệu quý giá, phục vụ cho bài làm của mình được đầy đủ và phóng phú hơn.

Bên cạnh đó,hãy sử dụng so sánh, liên tưởng và nhận xét trong bài văn miêu tả. Tại sao lại phải sử dụng những biện pháp nghệ thuật này? Bởi vì, sự so sánh sẽ làm cho bài văn của các em làm rõ được nét bản chất của đối tượng được miêu tả, sự liên tưởng sẽ mang lại sự phong phú, đa dạng về màu sắc, âm thanh, hình khối và đường nét cho bài văn của các em còn nhận xét mang đến cho bài văn miêu tả những cung bậc cảm xúc muôn màu vạn trạng của nhịp đập cuộc sống, lúc thăng lúc trầm, lúc du dương lúc lại réo rắt, lúc ồn ào lúc lặng lẽ thiết tha,…Một bài văn hội tụ được những biện pháp nghệ thuật này thì chắc chắn người đọc sẽ cảm thấy ấn tượng và lôi cuốn vào những câu avwn dòng chữ trong bài làm của các em.

Điều cần lưu ý nữa là học sinh cần biết cách triển khai các dạng bài miêu tả khác nhau. Trong phần văn miêu tả lớp 6 kì II có 2 dạng văn miêu tả là: văn tả cảnh và văn tả người. Hai dạng bài này vẫn mang những đặc điểm chung của thể loại văn miêu tả tuy nhiên nó vẫn được viết theo những cách thức khác nhau nhằm làm sáng rõ được đối tượng được miêu tả. Tựu trung lại học sinh dù tả người hay tả cảnh thì cũng nên đảm bảo những yêu cầu sau đây: Xác định được đối tượng cần miêu tả; quan sát, lựa chọn những hình ảnh, chi tiết tiêu biểu; trình bày những điều quan sát được theo thứ tự nhất định. Và theo bố cục 3 phần: Mở bài là giới thiệu cảnh hay người được tả; Thân bài là tập trung tả cảnh vật chi tiết theo thứ tự hoặc là miêu tả chi tiết ngoại hình, cử chỉ, hành động và lời nói của người được tả và kết bài là phát biểu cảm tưởng, cảm nghĩ và nhận xét về đối tượng được tả.

Đảm bảo được những yêu cầu trên đây mà gia sư môn văn đã trình bày thì bài văn miêu tả của các em sẽ thật hay và ấn tượng. Chúc các em học giỏi!

0