25/05/2017, 11:00

Hướng dẫn làm bài văn nghị luận xã hội

Đánh giá bài viết CHUYÊN ĐỀ 1 NGHỊ LUẬN XÃ HỘI PHẦN I TÌM HIỂU CHUNG I. KHÁI QUÁT Nghị luận Xã Hội là dạng đề thi có mặt bắt đầu từ kỳ thi ĐH – CĐ năm 2009 và trở thành một dạng đề thi ĐH – CĐ không thể thiếu trong những năm tiếp theo. Dạng đề thi này kiểm tra về kỹ năng, vốn sống của thí sinh; ...

Đánh giá bài viết CHUYÊN ĐỀ 1 NGHỊ LUẬN XÃ HỘI PHẦN I TÌM HIỂU CHUNG I. KHÁI QUÁT Nghị luận Xã Hội là dạng đề thi có mặt bắt đầu từ kỳ thi ĐH – CĐ năm 2009 và trở thành một dạng đề thi ĐH – CĐ không thể thiếu trong những năm tiếp theo. Dạng đề thi này kiểm tra về kỹ năng, vốn sống của thí sinh; kiểm tra ...

CHUYÊN ĐỀ 1

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

PHẦN I

TÌM HIỂU CHUNG

I. KHÁI QUÁT

Nghị luận Xã Hội là dạng đề thi có mặt bắt đầu từ kỳ thi ĐH – CĐ năm 2009 và trở thành một dạng đề thi ĐH – CĐ không thể thiếu trong những năm tiếp theo. Dạng đề thi này kiểm tra về kỹ năng, vốn sống của thí sinh; kiểm tra mức độ hiểu biết của thí sinh về xã hội nói chung. Trên cơ sở đó nhằm giáo dục nhân cách cho lớp trẻ.  Sự thay đổi về khâu ra đề này đã mang đến một câu hỏi khá thú vị để các thí sinh có quyền được nói lên những suy nghĩ của mình về cuộc sống, về những tâm tư tình cảm của mình thông qua một bài văn nghị luận.

Đã nhiều năm làm quen với dạng đề thi này nhưng nó vẫn còn quá khó đối với nhiều thí sinh. Bởi vốn sống của các em chưa nhiều, ngôn ngữ diễn đạt còn hạn chế, khi làm bài thì nghĩ gì trong đầu là viết nấy chứ không biết cách lập luận.

Nhằm mang đến cho các em có thêm hiểu biết và có thêm kỹ năng làm bài dạng đề này, thầy Phan Danh Hiếu biên soạn cuốn sách KỸ NĂNG LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI. Mong rằng cuốn sách NHỎ mà ý nghĩa LỚN sẽ mang đến cho các em cách tiếp cận và học thật tốt dạng đề thi này để đáp ứng các bài kiểm tra tập trung tại trường , thi Tốt Nghiệp  và Đại Học – Cao Đẳng.

II. CÁC DẠNG ĐỀ THI NGHỊ LUẬN XÃ HỘI THƯỜNG GẶP

  1. Nghị luận về một hiện tượng đời sống:
  • Hiện tượng tốt có tác động tích cực (tiếp sức mùa thi, hiến máu nhân đạo…)
  • Hiện tượng xấu có tác động tiêu cực (Bạo lực học đường, tai nạn giao thông…)
  • Dạng đề thi nghị luận về một mẩu tin tức báo chí.
  1. Nghị luận về một tư tưởng đạo lý:
  • Tư tưởng mang tính nhân văn (lòng dũng cảm, khoan dung, ý chí nghị lực…)
  • Tư tưởng phản nhân văn (ích kỷ, vô cảm, thù hận, dối trá…)
  • Nghị luận về hai mặt tốt xấu trong một vấn đề (đề thi ĐH – CĐ từ 2009 – 2012)
  • Dạng đề có tính chất đối thoại, bàn luận, trao đổi (Dạng đề thi năm 2013)
  • Dạng đề về vấn đề đặt ra trong mẩu truyện nhỏ hoặc đoạn thơ.

* Những dạng đề thi ở trên đều được Thầy cụ thể hóa  bằng những cấu trúc (giống như công thức Toán học, Vật lý) để các em áp dụng vào đó mà làm bài. Việc áp dụng cấu trúc cho từng dạng đề thi như đã nói ở trên là giúp cho các em không viết lan man, dài dòng… mà định hướng đúng vào yêu cầu của đề, đúng đáp án. Vì thế, việc học thuộc lòng cấu trúc cũng là một điều cần thiết.

III. NHỮNG VẤN ĐỀ LƯU Ý

  1. Đọc kỹ đề

Đọc kỹ đề là yêu cầu đầu tiên vì đọc kỹ đề giúp ta hiểu rõ yêu cầu của đề, phân biệt được tư tưởng đạo lý hay hiện tượng đời sống. Đọc kỹ đề, gạch chân dưới từ, cụm từ quan trọng để giải thích và xác lập luận điểm cho toàn bài. Từ đó có định hướng đúng mà viết bài cho tốt.

2. Lập dàn ý

Lập dàn ý là khâu rất quan trọng. Lập dàn ý giúp ta kiểm soát được hệ thống ý, không sót ý nào khi làm bài. Lập dàn ý còn cho ta thấy được hệ thống ý của toàn bài, từ đó sẽ dễ viết hơn, ý cũng không lan man, dài dòng.

3. Dẫn chứng phải phù hợp

Không lấy những dẫn chứng chung chung sẽ không tốt cho bài làm. Dẫn chứng phải có tính thực tế và thuyết phục (người thật, việc thật). Đưa dẫn chứng phải thật khéo léo và phù hợp (tuyệt đối không kể lể dài dòng)

4. Lập luận chặt chẽ, lời văn cô đọng, hàm súc

Lời văn, câu văn, đoạn văn viết phải cô đúc, ngắn gọn. Lập luận phải chặt chẽ. Cảm xúc trong sáng, lành mạnh. Để bài văn thấu tình đạt lý thì phải thường xuyên tạo lối viết song song (đồng tình, không đồng tình; ngợi ca, phản bác…). Hay bắt đầu bằng những từ ngữ: Tuy nhiên bên cạnh đó; Nhưng vấn đề khác được đặt ra ở đây là; Mặt trái của vấn đề ít ai  biết đến là; …

5. Rút ra bài học nhận thức và hành động

Bất kỳ một đề thi nào cũng vì một mục đích là giáo dục nhân cách cho lớp trẻ, vì vậy bản thân em sau khi phân tích, chứng minh, bàn luận… thì phải rút ra cho mình bài học. Thường bài học cho bản thân bao giờ cũng gắn liền với mấy chữ: rèn luyện nhân cách cao đẹp, đấu tranh loại bỏ những thói xấu ra khỏi bản thân, học tập lối sống…

6. Độ dài phù hợp với bài thi ĐH – CĐ

Viết khoảng 3 trang giấy thi là vừa đủ cho 600 từ như yêu cầu của đề bài. Không viết quá dài dòng, lan man sẽ gây khó chịu cho người chấm (Ảnh hưởng những câu sau)

PHẦN II

CẤU TRÚC ĐỀ THI VÀ TỪNG DẠNG ĐỀ CỤ THỂ

I. KHÁI  NIỆM

Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, quan điểm nhân sinh (như các vấn đề về nhận thức; về tâm hồn nhân cách; về các quan hệ gia đình xã hội, cách ứng xử; lối sống của con người trong xã hội…)

Về cách làm loại đề này, trước hết phải giới thiệu khái quát tư tưởng, đạo lý cần nghị luận. Nêu ý chính hoặc câu nói về tư tưởng, đạo lý mà đề bài đưa ra. Phần thân bài có nhiều luận điểm.

  • Luận điểm 1, cần giải thích rõ nội dung tư tưởng đạo lý; giải thích các từ ngữ, thuật ngữ, khái niệm, nghĩa đen, nghĩa bóng (nếu có); rút ra ý nghĩa chung của tư tưởng, đạo lý; quan điểm của tác giả qua câu nói (thường dành cho đề bài có tư tưởng, đạo lý được thể hiện gián tiếp qua câu danh ngôn, tục ngữ, ngạn ngữ…).
  • Luận điểm 2, phân tích và chứng minh các mặt đúng của tư tưởng, đạo lý (thường trả lời câu hỏi tại sao nói như thế? Dùng dẫn chứng cuộc sống xã hội để chứng minh. Từ đó chỉ ra tầm quan trọng, tác dụng của tư tưởng, đạo lý đối với đời sống xã hội).
  •  Luận điểm 3, bình luận mở rộng vấn đề; bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến tư tưởng, đạo lý vì có những tư tưởng, đạo lý đúng trong thời đại này nhưng còn hạn chế trong thời đại khác, đúng trong hoàn cảnh này nhưng chưa thích hợp trong hoàn cảnh khác; dẫn chứng minh họa.

Rút ra bài học nhận thức và hành động. Đây là vấn đề cơ bản của một bài nghị luận bởi mục đích của việc nghị luận là rút ra những kết luận đúng để thuyết phục người đọc áp dụng vào thực tiễn đời sống.

Phần kết bài nêu khái quát đánh giá ý nghĩa tư tưởng đạo lý đã nghị luận.

II. CẤU TRÚC BÀI LÀM

* TƯ TƯỞNG NHÂN VĂN

* TƯ TƯỞNG PHẢN NHÂN VĂN

I. MỞ BÀI: nêu vấn đề

I. MỞ BÀI: nêu vấn đề

II. THÂN BÀI

II. THÂN BÀI

1. Giải thích: nếu là câu nói , ý kiến có hai vế thì giải thích hai vế rồi giải thích cả câu.

1. Giải thích: nếu là câu nói , ý kiến có hai vế thì giải thích hai vế rồi giải thích cả câu.

2. Bàn luận

a. Tác dụng ý nghĩa của tư tưởng (chứng minh, so sánh, đối chiếu, phân tích … để chỉ ra chỗ đúng)

b. Phê phán, bác bỏ tư tưởng trái ngược.

2. Bàn luận

a. Tác hại của tư tưởng (chứng minh, so sánh, đối chiếu, phân tích … để chỉ ra chỗ sai)

b. Biểu dương, ngợi ca tư tưởng nhân văn đối lập với phản nhân văn đã phân tích ở trên. 

3. Bài học nhận thức và hành động

– Về nhận thức ta có: đúng hay sai ?

– Về hành động ta cần: cần làm gì ?

3. Bài học nhận thức và hành động.

– Về nhận thức ta có: đúng hay sai ?

– Về hành động ta cần: cần làm gì ?

III. KẾT BÀI: đánh giá chung về vấn đề

III. KẾT BÀI: đánh giá chung về vấn đề.

* CỤ THỂ HÓA NỘI DUNG BẰNG DÀN BÀI SAU:

I. DẠNG ĐỀ BÀN VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ MANG TÍNH NHÂN VĂN CAO ĐẸP

* Ví dụ: lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, ý chí nghị lực, tôn sư trọng đạo… Đề thi thường ra dưới dạng một ý kiến, một câu nói, một hay vài câu thơ hoặc tục ngữ, ngạn ngữ…

* Ta làm bài theo cấu trúc sau:

I. MỞ BÀI