Cách làm bài nghị luận xã hội thật đơn giản
Đánh giá bài viết Các học sinh thân mến! Để giúp các em có thể thi thành công bài Nghị luận xã hội, chúng tôi biên soạn hướng dẫn này. Cần nhớ đây chỉ là hướng dẫn dành riêng cho học sinh đại trà bộ môn văn. Các em cần đọc kỹ phần 1,2,3 sau đó tập trung nghiên cứu phần 4 của hướng dẫn này. 1-Hiểu ...
Đánh giá bài viết Các học sinh thân mến! Để giúp các em có thể thi thành công bài Nghị luận xã hội, chúng tôi biên soạn hướng dẫn này. Cần nhớ đây chỉ là hướng dẫn dành riêng cho học sinh đại trà bộ môn văn. Các em cần đọc kỹ phần 1,2,3 sau đó tập trung nghiên cứu phần 4 của hướng dẫn này. 1-Hiểu đơn giản về bài làm văn nghị luận xã hội. 1.1.Về ...
Các học sinh thân mến! Để giúp các em có thể thi thành công bài Nghị luận xã hội, chúng tôi biên soạn hướng dẫn này. Cần nhớ đây chỉ là hướng dẫn dành riêng cho học sinh đại trà bộ môn văn. Các em cần đọc kỹ phần 1,2,3 sau đó tập trung nghiên cứu phần 4 của hướng dẫn này.
1-Hiểu đơn giản về bài làm văn nghị luận xã hội.
1.1.Về nội dung cần đạt tới: Bài làm văn về nghị luận xã hội là một bài tập làm văn mà ở đó yêu cầu học sinh nêu được:
+ Quan điểm, thái độ của mình về một vấn đề xã hội nào đó (được nêu trong yêu cầu của đề bài) bàng hình thức Bình và bàn luận mở rộng.
+Xác định được bài học cho bản thân trên các khía cạnh: Nhận thức được gì sau khi bàn luận và tự nêu được hành động / hoặc đề xuất những biện pháp góp phần làm cho vấn đề vừa bàn luận tốt đẹp hơn trong cuộc sống.
1.2. Về hình thức cần đạt tới.
+ Bài NLXH theo mức độ yêu cầu của đề thi TNTHPT có dung lượng khoảng 500-700 chữ, hoặc có thể ít hơn.
+ Bố cục 3 phần (ĐVĐ- GQVĐ- KTVĐ) như các bài văn khác. Phần Giải quyết vấn đề được tổ chức bằng một số đoạn văn.
+Yêu cầu lập luận (Lý lẽ) chặt chẽ kết hợp minh chứng, diễn đạt logic mạch lạc và trình bày sáng sủa.
2-Phân biệt các dạng của Nghị luận xã hội
Nghị luận XH có 2 dạng cơ bản dành cho học sinh bậc THPT đó là: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí và Nghị luận về một hiện tượng đời sống
2.1. Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí: Là một dạng đề của nghị luận xã hội. Đề tài được đưa ra trong đề là những vấn đề về tư tưởng, đạo lí vô cùng phong phú. Các vấn đề tiêu biểu thường gặp là :
– Nhận thức :Lí tưởng, mục đích sống.
– Tâm hồn, tích cách : Lòng yêu nước, nhân ái, tính trung thực, dũng cảm, chăm chỉ cần cù, thái độ hòa nhã, khiêm tốn, thói ba hoa, ích kỉ, vụ lợi…
– Quan hệ gia đình :Tình mẫu tử, tình anh em.
– Quan hệ xã hội :Tình đồng bào, tình thầy trò, tình bạn.
– Cách ứng xử của mọi người trong cuộc sống.
2. 2. Nghị luận về một hiện tượng đời sống.
Nghị luận về một hiện tượng đời sống : Là một dạng đề của nghị luận xã hội. Đề tài đưa ra trong đề là những vấn đề về một hiện tượng thường xảy ra, thường gặp trong đời sống và lấy hiện tượng đó để bàn bạc.
Các đề tài để bàn bạc gần gũi với đời sống và sát hợp trình độ nhận biết xã hội của học sinh như:
-Tai nạn giao thông – Hiện tượng ô nhiễm môi trường.
-Những tiêu cực trong thi cử – Cuộc vận động giúp đỡ đồng bào hoạn nạn…
Ghi chú:
– Hiện tượng được nêu trong đề có thể là: Hiện tượng tích cực hoặc tiêu cực. Nếu đề bài ra vấn đề tích cực, thì phải bộc lộ quan điểm ca ngợi, công nhận, biểu dương. Ngược lại đề ra về hiện tượng tiêu cực thì bộc lộ quan điểm phê phán, lên án.
– Trường hợp đề ra thông qua một thông điệp, một nhận định chung thì phải thực hiện đồng thời quan điểm ca ngợi cái tốt, và phê phán cái xấu từ đó xác định được hành động hướng theo cái tốt.
3- Sự giống nhau và khác nhau của 2 dạng bài.
Sự giống nhau :
-Về yêu cầu hình thức tương tự như nhau.
– Về nội dung vẫn là trình bày những quan điểm cá nhân trước Hiện tượng đời sống hoặc Tư tưởng đạo lý.
Nhận diện sự khác nhau 2 dạng bài trong đề thi:
– Dạng NL tư tưởng đạo lý
+ Trong đề thường nêu các, nhận định, danh ngôn nằm trong một văn bản nào đó hoặc có tác giả phát ngôn.
+ Các câu nói/nhận định/ danh ngôn được trích dẫn trong dấu ngoặc kép, hoặc có những ẩn ý nào đó mà phải giải thích mới rõ dụng ý là gì.
+ Các câu nói, trích dẫn… thường mang mục đích giáo huẩn, răn dạy.
– Dạng NL hiện tượng đời sống:
+ Những hiện tượng nêu trong đề rất gần gũi thường gặp.
+ Những câu nói nhận định nếu có không cần phải giải thích đã rất rõ ràng.
4-Mô hình cấu tạo một bài nghị luận xã hội
4.1. Mô hình khái quát các nội dung chính
ĐỐI VỚI BÀI VĂN VỀ HIỆN TƯỢNG XÃ HỘI
A. MỞ BÀI
– Phần mở bài cần nêu lên được tính cấp thiết của vấn đề cần nghị luận.
B. THÂN BÀI
Ý 1. Thực trạng của vấn đề cần nghị luận (Biểu hiện ra trong thực tế như thế nào?).
Ý 2. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên (Khách quan và chủ quan).
Ý 3. Hậu quả (Xấu) hoặc kết quả (Tốt).
Ý 4. Biện pháp khắc phục hậu quả hoặc phát huy kết quả.
C. KẾT BÀI
– Tóm lược nội dung đã trình bày
– Nêu suy nghĩ về tầm quan trọng của vấn đề đã nghị luận.
– Đưa ra một thông điệp, hay lời khuyên cho mọi người.
ĐỐI VỚI BÀI VỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÝ
A. MỞ BÀI
– Phần mở bài cần nêu lên được tính cấp thiết của vấn đề cần nghị luận.
B. THÂN BÀI
Ý 1. Giải thích để chỉ ra vấn đề cần nghị luận là gì.
Ý 2. Bình luận (Nêu quan điểm của mình về vấn đề)
– Bình: khẳng vấn đề vừa xác định (ở phần giải thích là đúng hay sai hoặc có ý đúng, đồng thời cũng có ý sai theo quan điểm của mình.
– Nêu những biểu hiện về vấn đề trong thực tế để chứng minh.
Ý 3. Luận: bàn bạc và bày tò ý kiến của người viết đối với vấn đề ( Phê phán cái xấu/ tiêu cực và bênh vực ca ngợi cái tốt /tích cực)
Ý 4. Phương hướng của bản thân người viết Sau khi bình luận (Làm gì để đạt mục tiêu như bình luận)
C. KẾT BÀI
– Tóm lược nội dung đã trình bày
– Nêu suy nghĩ về tầm quan trọng của vấn đề đã nghị luận.
– Đưa ra một thông điệp, hay lời khuyên cho mọi người.
4.1. Mô hình thực hiện bài viết qua trả lời câu hỏi
ĐỐI VỚI BÀI VĂN VỀ HIỆN TƯỢNG XÃ HỘI
A. MỞ BÀI
– Yêu cầu: Nêu lên được tính cấp thiết của vấn đề cần nghị luận.
– Định hướng thực hiện thông qua trả lời các câu hỏi.
+ Hiện tượng này xuất hiện từ bao giờ ở đâu?
Hỗ trợ trả lời: Những năm gần đây, những tháng gần đây, hiện nay/ Tại Việt nam, thế giới, Đông nam á….
+ Hiện tượng này tạo nên ảnh hưởng gì cho xã hội con người?
Hỗ trợ trả lời: Làm cho xã hội rối loạn, nhức nhối/ làm cho con người đau khổ/ …)
+ Tính cấp thiết của vấn đề ở chỗ nào?
Hỗ trợ trả lời: Vấn đề đã thành mối quan tâm của mọi người/ thành bức xúc của con người/ tất cả đang tìm mọi biện pháp để khắc phuc, loại trừ nó xây dựng một xã hội lành mạnh)
B. THÂN BÀI
Ý 1. Thực trạng của vấn đề cần nghị luận
– Yêu cầu : Trình bày được biểu hiện của hiện tượng trong thực tế.
– Định hướng thực hiện thông qua trả lời các câu hỏi.
+ Nhờ đâu em biết những biểu hiện này?
Hỗ trợ trả lời: Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng/ qua bài giảng của cô giáo/ qua chứng kiến thực tế…( có thể nêu rõ em biết qua đài nào, báo nào )
+ Hiện tượng diễn ra trên quy mô nào?
Hỗ trợ trả lời: Diễn ra quy mô rộng (Hay hẹp) trên địa bàn toàn quốc/ Các tỉnh thành phố/ thôn xóm/ hay nhà trường. ( có thể nêu rõ các số liệu về người, thiệt hại… em biết )
+ Mức độ diễn ra?
Hỗ trợ trả lời: Diễn ra thường xuyên từng ngày từng giờ Hay hạn chế trong thời gian ngắn?
+ Đối tượng tham gia thực hiện các hành vi này?
Hỗ trợ trả lời: Mọi người/ thanh thiếu niên/ ( có thể nêu rõ số liệu về người, vụ việc… em biết )
+ Hãy kể hoặc miêu tả một vài thực tế về con người vi phạm những hành vi bị cấm em chứng kiến hoặc biết?
Hỗ trợ trả lời: Kể 1 chuyện em biết/chứng kiến, theo mẫu : Thời gian địa điểm chứng kiến? nhân vật làm gì? Hậu quả/ kết quả xảy ra.
Ý 2. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên (Khách quan và chủ quan).
– Những nguyên nhân khách quan nào dẫn đến hiện tượng?
Hỗ trợ trả lời: Đất nước hội nhập nhiều phong cách sống xa lạ, văn hóa tiêu cực tràn vào chưa kịp xóa bỏ/ Đất nước còn nghèo, đời sống khó khăn/ Pháp luật đang trong quá trình hoàn thiện còn những khuyếm khuyết/ khả năng quản lý nhà nước còn những bất cập…
– Những nguyên nhân chủ quan nào dẫn đến tình trạng trên?
Hỗ trợ trả lời: Nhận thức của con người về vấn đề còn hạn chế không có ý thức học tập cập nhật/ Suy nghĩ nông cạn tham lợi trước mắt/Thói quen sống buông thả, tùy tiện dễ bị lôi kéo/ Ý thức công dân mình vì mọi người, cống hiến cho XH….kém.
Ý 3. Hậu quả (Xấu) hoặc kết quả (Tốt).
+ Hiện tượng làm ảnh hưởng đến đời sống Xh?
Hỗ trợ trả lời: Làm cho hình ảnh đất nước xấu đi trong con mắt bạn bè thế giới/ Nền kinh tế, chậm phát triển vì những chi phí vô nghĩa/ an ninh đất nước trở nên phức tạp, gây khó khăn cho quản lý/ Để lại hàng loạt những vấn đề khác cho Xh phải giải quyết : bảo hiểm thất nghiệp, y tế, trợ giúp nhân đạo phải hỗ trợ cho hậu quả gây ra…
+Hiện tượng làm ảnh hưởng đến con người (đặc biệt học sinh) như thế nào?
Hỗ trợ trả lời: Ảnh hưởng dến học tập tu dưỡng? Đến kinh tế gia đình? Đến đời sống tình cảm quan hệ với mọi người? Đến sức khỏe? uy tín và tương lai bản thân?…
Ý 4. Biện pháp khắc phục hậu quả (Vấn đề phê phán) hoặc phát huy kết quả (Vấn đề tốt).
Hỗ trợ trả lời: – Biện pháp Chung : tuyên truyền cho mọi người có nhận thức về tác dung,tác hại/ Giáo dục cho mọi người hiểu sâu sắc và tự tuyên truyền cho nhau/ Xây dựng hành động và hành động thực tế ứng xử trong cuộc sống ntn cho đúng.
– Biện pháp cá nhân : tự học tập nâng cao nhận thức về cuộc sống/ tìm hiểu sâu sắc về vấn đề và kêu gọi bè bạn và cộng đồng tham gia/ xây dựng những hành động đúng trước (vấn đề đó) trong cuộc sống/ phê phán hành vi xấu, học tập tấm gương tốt.
– Đề nghị : Nhà nước hỗ trợ những biện pháp và điều kiện tốt về luật, về môi trường, về cơ sở vật chất và con người có năng lực nhiệt tình tham gia các chương trình hoạt động…
C. KẾT BÀI
– Tóm lược nội dung đã trình bày
Hỗ trợ trả lời: Những lý giải, phân tích và chứng minh trên đây đã làm rõ vấn đề…….đồng thời cũng chỉ rõ những nguyên nhân, hậu quả/kết quả của nó…. Mặt khác bài viết cũng đã đưa ra những giải pháp khắc phục….
– Nêu suy nghĩ về tầm quan trọng của vấn đề đã nghị luận.
Hỗ trợ trả lời: Vấn đề đặt ra ở đây luôn là vấn đề thời sự, nóng bỏng/ nó tác dộng mạnh mẽ tới xã hội cuộc sống và mỗi con người / nếu loại trừ (tiêu cực)/ phát huy tích cực thì Xh, CS, Con người ntn?
– Đưa ra một thông điệp, hay lời khuyên cho mọi người.
Hỗ trợ trả lời: Từ đó, mỗi con người hãy nhận thức và hành động đúng (về Hiện tượng ) chúng ta sẽ có cuộc sống hạnh phúc hơn, XH tốt đẹp hơn.
ĐỐI VỚI BÀI VỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÝ
A. MỞ BÀI
– Phần mở bài cần nêu lên được tính cấp thiết của vấn đề cần nghị luận.
B. THÂN BÀI
Ý 1. Giải thích để chỉ ra vấn đề cần nghị luận là gì.
Hỗ trợ trả lời: Những từ ngữ nào quan trọng trong đề, chúng có ý nghĩa gì? Tổng hợp ý của các từ ngữ vừa giải thích thì đề muốn đề cập đến nội dung gì? (Đây là nội dung cần bình luận).
Ý 2. Bình (Nêu quan điểm của mình về vấn đề), khẳng vấn đề vừa xác định (ở phần giải thích) là đúng hay sai hoặc có ý đúng, đồng thời cũng có ý sai theo quan điểm của mình.
Hỗ trợ trả lời: Vấn đề vừa nêu đúng hoặc sai vì sao?
– Nếu vấn đề dúng thường có biểu hiện sau đây: Nó phù hợp với văn hóa truyền thống Việt Nam/ Mang lại giá trị cho con người về cuộc sống tốt đẹp/ Nó giáo dục những điều tốt để con người vươn lên chinh phục cuộc sống. Nó được mọi người thừa nhận yêu mến và làm theo.
– Nếu vấn đề là sai thì dùng lý luận phê phán ngược lại những ý trên.
– Nếu vấn đề có chỗ đúng có chỗ sai thì dùng 2 loại ý kiến khẳng định hoặc phê phán theo gợi ý.
– Nêu những biểu hiện về vấn đề trong thực tế để chứng minh.
Hỗ trợ trả lời: Dẫn chứng từ cụ thể cuộc sống, hoặc sách vở báo chí thông tin về việc con người đã làm theo nó như thế nào?đã có ai răn dạy điều tương tự? Có tấm gương tiêu biểu nào? Có số liệu cụ thể gì?
Ý 3. Luận: bàn bạc và bày tò ý kiến của người viết đối với vấn đề ( Phê phán cái xấu/ tiêu cực và bênh vực ca ngợi cái tốt /tích cực)
+ Vấn đề làm ảnh hưởng đến đời sống Xh (Bài phê phán)?
Hỗ trợ trả lời: Làm cho hình ảnh đất nước xấu đi trong con mắt bạn bè thế giới/ Nền kinh tế, chậm phát triển vì những chi phí vô nghĩa/ an ninh đất nước trở nên phức tạp, gây khó khăn cho quản lý/ Để lại hàng loạt những vấn đề khác cho Xh phải giải quyết : bảo hiểm thất nghiệp, y tế, trợ giúp nhân đạo phải hỗ trợ cho hậu quả gây ra…
+Hiện tượng làm ảnh hưởng đến con người (đặc biệt học sinh) như thế nào?
Hỗ trợ trả lời: Ảnh hưởng dến học tập tu dưỡng? Đến kinh tế gia đình? Đến đời sống tình cảm quan hệ với mọi người? Đến sức khỏe? uy tín và tương lai bản thân?…
Ghi chú: Nếu là bài ca ngợi bênh vực thì làm ngược lại theo hướng dẫn trên.
Ý 4. Phương hướng của bản thân người viết Sau khi bình luận (Làm gì để đạt mục tiêu như bình luận)
Hỗ trợ trả lời: – Biện pháp Chung : tuyên truyền cho mọi người có nhận thức về tác dung,tác hại/ Giáo dục cho mọi người hiểu sâu sắc và tự tuyên truyền cho nhau/ Xây dựng hành động và hành động thực tế ứng xử trong cuộc sống ntn cho đúng.
– Biện pháp cá nhân : tự học tập nâng cao nhận thức về cuộc sống/ tìm hiểu sâu sắc về vấn đề và kêu gọi bè bạn và cộng đồng tham gia/ xây dựng những hành động đúng trước (vấn đề đó) trong cuộc sống/ phê phán hành vi xấu, học tập tấm gương tốt.
C. KẾT BÀI
– Tóm lược nội dung đã trình bày
Hỗ trợ trả lời: Những lý giải, phân tích và chứng minh trên đây đã làm rõ vấn đề…….đồng thời cũng chỉ rõ những nguyên nhân, hậu quả/kết quả của nó…. Mặt khác bài viết cũng đã đưa ra những giải pháp khắc phục….
– Nêu suy nghĩ về tầm quan trọng của vấn đề đã nghị luận.
Hỗ trợ trả lời: Vấn đề đặt ra ở đây luôn là vấn đề thời sự, nóng bỏng/ nó tác dộng mạnh mẽ tới xã hội cuộc sống và mỗi con người / nếu loại trừ (tiêu cực)/ phát huy tích cực thì Xh, CS, Con người ntn?
– Đưa ra một thông điệp, hay lời khuyên cho mọi người.
Hỗ trợ trả lời: Từ đó, mỗi con người hãy nhận thức và hành động đúng (về vấn đề ) chúng ta sẽ có cuộc sống hạnh phúc hơn, XH tốt đẹp hơn.