- Kế toán hành chính sự nghiệp có thu
- Kkế toán hành chính sự nghiệp đơn thuần
- kế toán hành chính sự nghiệp dự án
- Kế toán hành chính sự nghiệp sản xuất kinh doanh
- Kế toán HCSN bệnh viện
- Kế toán HCSN trường học
Hướng dẫn cách hạch toán hoạt động thu phí tại các đơn vị HCSN theo Thông tư 107
Ngày 10/10/2017, Bộ Tài chính ban hành thông tư 107/2017/TT – BTC hướng dẫn chi tiết chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp và được áp dụng từ ngày 01/01/2018. Thông tư hướng dẫn Chế độ kế toán áp dụng cho cơ quan nhà nước. Đơn vị sự nghiệp công lập, trừ các đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo ...
Ngày 10/10/2017, Bộ Tài chính ban hành thông tư 107/2017/TT – BTC hướng dẫn chi tiết chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp và được áp dụng từ ngày 01/01/2018.
Thông tư hướng dẫn Chế độ kế toán áp dụng cho cơ quan nhà nước. Đơn vị sự nghiệp công lập, trừ các đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư được vận dụng cơ chế tài chính như doanh nghiệp. Áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định hiện hành; tổ chức, đơn vị khác có hoặc không sử dụng ngân sách nhà nước. Thông tư đã kế thừa những ưu điểm, khắc phục tồn tại, hạn chế của Chế độ kế toán Hành chính, sự nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006, Thông tư số 185/2010/TT-BTC ngày 15/11/2010 của Bộ Tài chính.
Trong bài viết này, tôi xin đưa ra một số điểm thay đổi trong việc theo dõi, hạch toán hoạt động thu phí phát sinh tại các đơn vị Hành chính sự nghiệp.
1. Khi hạch toán tài khoản thu phí được khấu trừ để lại phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
Thứ nhất, áp dụng cho các đơn vị hành chính
Tài khoản này áp dụng cho các đơn vị hành chính, sự nghiệp để phản ánh các khoản phí thu được từ các hoạt động dịch vụ do cơ quan nhà nước thực hiện hoặc số phí thu được từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện mà đơn vị được khấu trừ (đối với đơn vị sự nghiệp công lập), để lại (đối với cơ quan nhà nước) theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí;
Thứ hai, phản ánh vào TK 337- Tạm thu (3373)
khi phát sinh các khoản thu phí, lệ phí đơn vị phản ánh vào TK 337- Tạm thu (3373). Định kỳ, đơn vị xác định số phải nộp NSNN theo quy định của pháp luật phí, lệ phí (hoặc nộp cấp trên (nếu có), phần được khấu trừ, để lại đơn vị là nguồn thu của đơn vị và hạch toán vào TK 014- Phí được khấu trừ, để lại. Đồng thời, căn cứ vào số đã chi từ nguồn phí được khấu trừ để lại (trừ phần để đầu tư, mua sắm TSCĐ; mua sắm nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ nhập kho) để kết chuyển từ TK 337- Tạm thu (3373) sang TK 514- Thu phí được khấu trừ, để lại (đơn vị có thể kết chuyển từ TK 337 sang TK 514 đồng thời với chi phí phát sinh hoặc kết chuyển định kỳ tương ứng với số chi phí đã phát sinh);
Thứ ba, là khoản thu 1 lần nhưng đơn vị sử dụng trong nhiều năm
đối với phần phí được khấu trừ, để lại dùng để đầu tư, mua sắm TSCĐ, nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ nhập kho (xuất dùng dần) là khoản thu 1 lần nhưng đơn vị sử dụng trong nhiều năm (hoặc xuất sử dụng dần trong năm), khi đơn vị mua TSCĐ hoặc mua nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ nhập kho, kế toán sẽ kết chuyển từ TK 337- Tạm thu (3373) sang TK 366- Các khoản nhận trước chưa ghi thu. Cuối năm, căn cứ vào số khấu hao TSCĐ đã trích trong năm và tình hình xuất kho nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ sử dụng trong năm, kế toán kết chuyển từ TK 366- Các khoản nhận trước chưa ghi thu sang TK 514- Thu phí được khấu trừ, để lại tương ứng với số khấu hao đã trích và số nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ đã xuất sử dụng;
Thứ tư, cuối năm kết chuyển vào TK 911
cuối năm, toàn bộ số phí được khấu trừ, để lại được kết chuyển vào TK 911- Xác định kết quả (9111) để xác định thặng dư (thâm hụt). Việc xử lý số chênh lệch thu lớn hơn chi của số phí được khấu trừ, để lại được thực hiện theo quy định hiện hành.
2. Tài khoản dùng để phản ánh các khoản thu phí được khấu trừ để lại.
3. Phương pháp hạch toán kế toán một số hoạt động kinh tế chủ yếu
Nghiệp vụ 1: Khi thu được phí, lệ phí, ghi:
Nợ TK 111, 112…
Có TK 138- Phải thu khác (1383), hoặc
Có TK 337- Tạm thu (3373).
Nghiệp vụ 2: Định kỳ (hoặc hàng tháng), đơn vị thực hiện:
a) Xác định số phí, lệ phí phải nộp nhà nước theo quy định, ghi:
Nợ TK 337-Tạm thu (3373)
Có TK 333- Các khoản phải nộp nhà nước (3332).
b) Xác định số được khấu trừ, để lại đơn vị, ghi:
Nợ TK 014- Phí được khấu trừ, để lại (tổng số phí được khấu trừ, để lại).
Nghiệp vụ 3: Khi sử dụng số phí được khấu trừ, để lại
3.1 Trường hợp sử dụng số phí được khấu trừ, để lại để chi cho các hoạt động thu phí(Trừ mua nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ nhập kho và TSCĐ), ghi:
Nợ TK 614- Chi phí hoạt động thu phí
Có các TK 111,112.
Đồng thời, ghi:
Có TK 014- Phí được khấu trừ, để lại (chi tiết TK tương ứng).
Đồng thời hoặc định kỳ, xác định số được khấu trừ, để lại để chi cho hoạt động thu phí (trừ số phí được khấu trừ, để lại đơn vị dùng để đầu tư, mua sắm TSCĐ, nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ nhập kho), tương ứng với số đã chi từ nguồn phí được khấu trừ để lại, ghi:
Nợ TK 337- Tạm thu (3373)
Có TK 514- Thu phí được khấu trừ, để lại.
3.2 Trường hợp sử dụng số phí được khấu trừ, để lại đơn vị dùng để đầu tư, mua sắm TSCĐ, nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ nhập kho:3.2.1 Khi mua TSCĐ; nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ nhập kho, ghi:Nợ các TK 152, 153, 211, 213
Có các TK 111, 112.
Đồng thời, ghi:
Nợ TK 337- Tạm thu (3373)
Có TK 366- Các khoản nhận trước chưa ghi thu (36631, 36632).
Đồng thời, ghi:
Có TK 014- Phí được khấu trừ, để lại (chi tiết TK tương ứng).
3.2.2 Định kỳ, tính khấu hao TSCĐ hoặc xuất nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ sử dụng cho hoạt động thu phí, ghi:Nợ TK 614- Chi phí hoạt động thu phí
Có các TK 152, 153, 214.
Nghiệp vụ 4: Cuối năm:
4.1 Kết chuyển TK 366 sang TK thu phí được khấu trừ, để lạiĐơn vị căn cứ Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, Bảng tính hao mòn TSCĐ đã trích (tính) trong năm của TSCĐ hình thành từ nguồn phí được khấu trừ, để lại để kết chuyển từ TK 366 sang TK thu phí được khấu trừ, để lại, ghi:
Nợ TK 366- Các khoản nhận trước chưa ghi thu (36631)
Có TK 514- Thu phí được khấu trừ, để lại.
4.2 Kết chuyển từ TK 366 sang TK 514- Thu phí được khấu trừ, để lại,Cuối năm, căn cứ vào giá trị nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ mua sắm bằng nguồn phí được khấu trừ, để lại đã xuất sử dụng trong kỳ, kết chuyển từ TK 366 sang TK 514- Thu phí được khấu trừ, để lại, ghi:
Nợ TK 366- Các khoản nhận trước chưa ghi thu (36632)
Có TK 514- Thu phí được khấu trừ, để lại.
4.3 Cuối năm, căn cứ vào dự toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, xác định được số tiết kiệm chi từ hoạt động thu phí, ghi:Nợ TK 337- Tạm thu (3373)
Có TK 514- Thu phí được khấu trừ, để lại.
4.4 Cuối năm, kế toán tính toán, kết chuyển số thu phí được khấu trừ, để lại, ghi:Nợ TK 514- Thu phí được khấu trừ, để lại
Có TK 911- Xác định kết quả (9111)
Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc liên quan tới thông tư 107 cũng như TSCĐ, các bạn hãy comment ở dưới bài viết này nhé.[/vc_column_text]
- 1 Chia sẻ kinh nghiệm xử lý hàng tồn kho
- 2 Bảng kê giá trị chuyển nhượng và thuế TNCN mẫu 06-1/KK-TNCN
- 3 Hạch toán thu học phí tại các cơ sở giáo dục - trường học theo TT 107
- 4 Công việc cần làm tại công ty dịch vụ tư vấn thiết kế xây dựng.
- 5 Nguyên tắc kế toán doanh thu doanh nghiệp theo TT 200
- 6 Chi phí lãi vay mua tài sản cố định đưa vào nguyên giá TSCĐ
- 7 Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp năm 2018 mới nhất
- 8 Nguyên tắc kế toán các khoản chi phí theo TT 200
- 9 Thủ tục giải thể công ty doanh nghiệp với cơ quan thuế
- 10 Nơi dạy thực hành kế toán thuế tổng hợp thực tế tại Hà Nội thì đến đâu?