25/05/2018, 17:10

Chi phí lãi vay mua tài sản cố định đưa vào nguyên giá TSCĐ

Tài sản cố định là tư liệu sản xuất chuyên dùng trong sản xuất kinh doanh có giá trị lớn và được dùng nhiều vào chu kỳ sản xuất. Theo thông tư 45/2013/TT-BTC các tài sản có giá trị đơn vị từ 30 triệu đồng và thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên mới đủ điều kiện là TSCĐ . Vì TSCĐ có giá trị ...

Tài sản cố định là tư liệu sản xuất chuyên dùng trong sản xuất kinh doanh có giá trị lớn và được dùng nhiều vào chu kỳ sản xuất. Theo thông tư 45/2013/TT-BTC các tài sản có giá trị đơn vị từ 30 triệu đồng và thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên mới đủ điều kiện là TSCĐ. Vì TSCĐ có giá trị lớn nên khi mua sắm sẽ mất chi phí khá lớn cho doanh nghiệp nên nhiều doanh nghiệp phải đi vay.  Vậy được hay không?. Kế toán Việt Hưng sẽ giúp các bạn giải đáp thắc mắc này.

1. Văn bản quy định về chi phí lãi vay mua tài sản cố định đưa vào nguyên giá TSCĐ

1.1. Theo điểm a khoản 1 điều 4 Thông tư 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ tài chính quy định:

 “Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm (kể cả mua mới và cũ): là giá mua thực tế phải trả cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại). Các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản cố định vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: lãi tiền vay phát sinh trong quá trình đầu tư mua sắm tài sản cố định; chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ và các chi phí liên quan trực tiếp khác.”

1.2. Chi tiết theo Công văn 36600/CT-HTr ngày 1/6/2016 của Cục thuế TP Hà Nội.

chi phi lai vay

Do đó chi phí lãi vay được vốn hóa tính vào nguyên giá tài sản trong giai đoạn cơ bản xây dựng dở dang và được phân bổ vào chi phí khấu hao

2. Kết luận

2.1. Hạch toán vào Nguyên giá TSCĐ

Khi TSCĐ đó mua về đang trong quá trình lắp đặt, chạy thử chưa chính thức đưa vào Hoạt Động SXKD. Lúc này thì lãi vay phát sinh trong giai đoạn này được vốn hóa đưa vào nguyên giá TSCĐ

2.2. Hạch toán vào TK 635

Là khi TSCĐ đó chính thức đưa vào hoạt động SXKD?. Lúc này lãi vay phát sinh sẽ hạch toán vào TK 635 chứ không còn được vốn hóa như lúc mua sắm xây dựng cơ bản dở dang.

Chi phí lãi vay khi mua TSCĐ đưa vào nguyên giá TSCĐ. Về lý thuyết thì đơn giản nhưng trên thực tế sẽ có rất nhiều trường hợp phát sinh mà kế toán trong doanh nghiệp không thể biết hết được. Vì vậy nếu có bất kỳ thắc mắc gì về kế toán. Về thuế hay muốn học bất kỳ khóa học thực tế nào. Hãy liên hệ với Kế toán Việt Hưng qua website lamketoan.vn

Chúc các bạn sức khỏe và thành công!

0