Huế - Tranh làng chuồn
Giữa thế kỷ XV, đời vua Lê Thánh Tông. Địa vực của làng là một vùng đất ruộng thấp ven một dải đầm nước lợ, nay thuộc xã Phú An, huyện Phú Vang, cách Huế chừng 9 km về hướng Đông Bắc Cư dân nơi đây làm nghề nông, nghề cá sông đầm, và một số nghề phụ khác, nổi bật là nghề làm trướng - liễn giấy, ...
Giữa thế kỷ XV, đời vua Lê Thánh Tông. Địa vực của làng là một vùng đất ruộng thấp ven một dải đầm nước lợ, nay thuộc xã Phú An, huyện Phú Vang, cách Huế chừng 9 km về hướng Đông Bắc Cư dân nơi đây làm nghề nông, nghề cá sông đầm, và một số nghề phụ khác, nổi bật là nghề làm trướng - liễn giấy, nghề nấu rượu và gói bánh Tét.
Tranh trướng - liễn giấy làng Chuồn
Trướng - liễn giấy làng Chuồn là một loại vật phẩm để trang trí nhà cửa trong dịp Tết đầu năm của dân gian Huế và miền Trung. Sản phẩm chỉ bán vào dịp cuối năm, công việc của nghệ phụ này được tiến hành sau vụ thu hoạch đông xuân.
Vào thế kỷ trước, trướng liễn giấy làng Chuồn được in trên giấy dó thô do làng Đốc Sơ sản xuất, hoặc loại sang hơn được in trên giấy điều (đỏ) lấm tấm nhũ vàng của người Tàu. Từ khi báo chí phổ biến, trướng liễn được in trên giấy báo cũ. Giấy báo được nhuộm màu, bôi lên nhiều lớp, cắt theo kích thước vừa phải của bước y môn treo ngang, hay trướng liễn treo dọc. Màu sắc nền là “lòng điều, kế lục, chỉ vàng”, trên đó được in chữ và họa tiết trang trí.
Liễn giấy làng Chuồn có 2 loại chính: liễn bông, một bộ phận gồm 4 bức in hoa theo kiểu tranh tứ bình: mai, lan, cúc, trúc. Liễn chữ mỗi bộ gồm 3 bức: một bức đại tự cách điệu chữ Phúc, Lộc hay Thọ treo ở giữa và 2 liễn giấy hai bên.
Bức đại tự được in ngửa ván lấy đường nét viền của chữ, rồi vẽ thêm các hình bát tiên hoặc tứ linh bằng màu vàng, xanh, nổi bật trên nền đỏ. Đường biên lục bồi phía ngoài, được trang trí kiểu thức bát bửu cổ đồ, in theo dải, chồng lên nhau nhiều lượt hơi so le để nổi bật nét viền nhiều màu.
Liễn bông và liễn câu đối thì gắn các khuôn in lên một thanh nẹp cố định in úp ván, một màu hay xen kẽ nhiều màu trong mỗi lần in. Xong còn tô vẽ đường viền màu quanh chữ.
Ngoài ra, còn có loại “y môn” treo ngang làm diềm che trước hoặc sau bàn thờ, hoặc ở các gian phụ. Kiểu thức in là “lưỡng long triều nguyệt” như các y môn vải, cũng có tua dải mũi đao, chia bức y môn thành 3 ô trang trí.
Tất cả được in và vẽ nét viền xong, lại được bồi thêm cho dày, xén ngay ngắn, cuối cùng gắn qua khe tre ở hai đầu trên dưới nếu là liễn trướng, và gắn thanh trục ngang phía trên, nếu là y môn.
Tùy ý thích mà người mua chọn câu đối này hay câu đối khác, nội dung thường thể hiện niềm cầu mong phúc đức, thịnh vượng, đề cao đạo hiếu, hay ca ngợi cảnh sắc đầu xuân.
Hiện nay, do đời sống khá giả hơn, dân gian ít dùng chất liệu đơn giản này, mà chọn những y môn thêu, đối liễn chạm gỗ, nên nghề làm trướng liễn giấy làng Chuồn chỉ còn lại vài ba nhà duy trì nghề nghiệp cha ông, đáp ứng nhu cầu trang trí bàn gia tiên mộc mạc của những ngôi nhà tranh vách đất ngày càng hiếm dần.