18/06/2018, 12:27

Huế - Cố đô Huế

Huế từ xa xư­a đã được các chúa Nguyễn chọn làm thủ phủ của xứ "Đàng Trong" và chính thức trở thành kinh đô dưới triều Tây Sơn. Trong gần 4 thế kỷ, Huế đã trở thành một quần thể di tích kiến trúc và thắng cảnh vĩ đại, tổng thể di tích này đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế ...

Huế từ xa xư­a đã được các chúa Nguyễn chọn làm thủ phủ của xứ "Đàng Trong" và chính thức trở thành kinh đô dưới triều Tây Sơn. Trong gần 4 thế kỷ, Huế đã trở thành một quần thể di tích kiến trúc và thắng cảnh vĩ đại, tổng thể di tích này đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới.

Nằm ở bờ Bắc sông Hương, tổng thể kiến trúc của cố đô Huế được xây dựng trên một mặt bằng diện tích hơn 500 Ha và được giới hạn bởi 3 vòng thành theo thứ tự ngoài lớn, trong nhỏ: Kinh Thành, Hoàng thành và Tử Cấm Thành. Tổng thể kiến trúc này dùng núi Ngự Bình làm tiền án và dùng hai hòn đảo nhỏ trên sông Hương là Cồn Hến và Dã Viên làm 2 yếu tố phong thuỷ rồng chầu hổ phục (Tả Thanh Long Hữu Bạch Hổ) để bảo vệ cố đô.

Kinh Thành Huế

Do vua Gia Long xây dựng từ năm 1805 và sau này được vua Minh Mạng tiếp tục hoàn thành vào năm 1832. Tại đó các vua triều Nguyễn đã cho xây dựng khá nhiều thành quách, cung điện và các công trình của hoàng gia. Trải qua gần 200 năm khu kinh thành hiện nay còn hầu như­ nguyên vẹn với gần 140 công trình xây dựng lớn nhỏ.

Kinh thành hình vuông với chu vi 10 km, cao 6,6 mét, dày 21 mét, gồm có 10 cửa để ra vào. Xung quanh và ngay trên thành có thiết lập 24 pháo đài để phòng thủ. Ngoài ra còn có một cửa phụ thông với Trấn Bình Đài gọi là Thái Bình Môn.

Hoàng Thành (Đại Nội)

Nằm ở khoảng giữa kinh thành là nơi đặt các cơ quan cao nhất của chế độ quân chủ và là nơi thờ tự các vua chúa đã quá cố. Hoàng Thành có mặt bằng gần vuông, mỗi bề khoảng 600 mét, xây bằng gạch, cao 4 mét, dày 1 mét xung quanh có hào bảo vệ, có 4 cửa để ra vào, riêng Ngọ Môn chỉ dành để cho vua đi. Đại Nội gồm có hơn 100 công trình kiến trúc đẹp được chia ra nhiều khu vực:

  • Từ Ngọ Môn đến điện Thái Hoà: nơi cử hành các lễ lớn của triều đình.
  • Triệu Miếu, Thái Miếu, Hưng Miếu, Thế Miếu và điện Phụng Tiên: nơi thờ các vua chúa nhà Nguyễn.
  • Phủ Nội Vụ: nhà kho tàng chữ đồ quý, x­ưởng chế tạo đồ dùng cho Hoàng Gia.
  • Vườn Cơ Hạ và điện Khâm Văn: nơi các hoàng tử học tập và chơi đùa.

Tử Cấm Thành

Là vòng thành nằm trong Hoàng Thành ngay sau Lưng điện Thái Hoà. Tử Cấm Thành dành riêng cho vua và gia đình vua. Tử Cấm Thành được xây dựng năm 1804. Thành cao 3,72 mét xây bằng gạch, dày 0,72 mét, chu vi khoảng 1230 mét, phía trước và phía sau dài 324 mét, trái và phải hơn 290 mét, bao gồm gần 50 công trình kiến trúc lớn nhỏ và có 7 cửa ra vào. Đại Cung Môn là cửa chính ở mặt tiền chỉ dành cho vua đi vào. Cần Chánh (nơi vua làm việc hàng ngày). Càn Thành (nơi vua ở), Cung Khôn Thái (chỗ ở của Hoàng Quý Phi). Duyệt Thi Đường (nhà hát), Thượng Thiện (nơi nấu ăn cho vua). Thái Bình Lâu (nơi vua đọc sách)... Ngoài ra, Huế còn nổi tiếng bởi khu lăng tẩm của các vua nhà Nguyễn. Bảy lăng, mỗi lăng mang một sắc thái riêng nhưng đều là những kỳ công tạo tác của con người phối hợp với cảnh trí thiên nhiên hùng vĩ tươi đẹp và thơ mộng của xứ Huế.

Cố đô Huế với sông Hương và núi Ngự và các cung điện lâu đài, lăng tẩm, đền, miếu, chùa chiền đã có hàng mấy trăm năm lịch sử giờ đây đang được nhân dân Việt Nam cùng cộng đồng Quốc tế đóng góp công sức và tiền của để tôn tạo tu bổ giữ cho kiến trúc cố đô Huế mãi mãi là di sản văn hoá của nhân loại.

Cung Diên Thọ

Nơi ở của Hoàng Thái Hậu (mẹ vua) , dựng năm 1804, ở ngoài khu vực Tử Cấm Thành (mé bên phải) , ngoài cung còn có nhiều công trình lớn nhỏ khác nữa, nằm gọn trong một khu vực hình chữ nhật, chu vi trên 500m, có tường cao vây bọc. 

Qua Thọ Chỉ Môn là cổng chính sẽ tới một sân rộng có tấm bình phong đồ sộ án ngữ phía trước. Hai bên sân có một số công trình kiến trúc, bên trái là nhà Tả Trà, bên phải là lầu Tịnh Minh. Cung Diên Thọ nằm ở vị trí trung tâm, dựng theo kiểu "trùng thiền diệp ốc", nền thấp, có hiên rộng mái lợp ngói âm dương, trang trí hình chim phượng; bờ nóc, bờ mái. dải cổ diêm...đắp ô học, gắn những bức tiểu họa nhiều màu sắc. Các bộ phận kết cấu gỗ ở bên trong Cung Diên Thọ đều bằng gỗ lim không sơn son thiếp vàng, chỉ đánh bóng hoặc chạm hình hoa lá cách điệu và các mẫu hình trang trí truyền thống khá trang nhã tinh tế.

Tòa chính dinh gồm bảy gian; hai gian đầu bên phải và hai gian đầu bên trái được ngăn thành buồng, kín đáo riêng biệt nhưng hơi tối: ba gian giữa là nơi tiếp khách. Phía sau cung Diên Thọ là điện Thọ Ninh, bên trái là tạ Tr­ường Du, bên phải là Am Ph­ước Thọ, tất cả đều nối với cung bằng một hệ thống hành lang có mái che. Cung Diên Thọ cũng được nối lên với điện Câu Thành (nơi vua ở) và Thái Bình Lâu. Duyệt Thị Đường bằng hệ thống tr­ường lang. có mái che, tạo thành lối đi lại rất thuận tiện trong mọi thời tiết.Cung Diên Thọ là một công trình kiến trúc lớn, có nhiều vẻ đẹp độc đáo thâm nghiêm ấm cúng trang nhã còn được bảo tồn khá tốt cho tới nay.

Lăng Gia Long

Gia Long lên ngôi năm 1802, sau một thời gian dài tìm kiếm, đất tốt mãi đến năm 1814 mới bắt đầu cho xây dựng lăng. Từ việc chọn đất vẽ kiểu.v.. Nhà Vua đều đích thân tham gia, năm 1819, Gia Long qua đời năm sau (1820) việc xây lăng được hoàn thành Lăng mang tên thiên thọ, cách kinh thành Huế 16Km ( theo Đường thuỷ là19km) nằm theo hướng Bắc Nam giữa một vùng núi non hoang sơ, xanh rợp bóng thông cổ thụ, có 36 ngọ núi châu tuần xung quanh hai bên là nguồn hữu trạch, nguồn tả trạch như­ vòng tay ôm ấp. Lăng được xây dựng theo kiến thức đơn sơ nhưng hoành tráng bên chân núi đại thiên thọ được lấy làm tiền án có dựng hai cột trục cao trước lăng là hồ bán nguyệt : phía sau hồ là sân chầu , rồi đến sân tế 6 lớp.

Lăng Minh Mạng

Khởi công xây dựng vào năm 1804, sau hàng chục năm lựa chọn đất tốt. Năm 1843 gần 3 năm sau khi Minh Mạng qua đời lăng mới được xây dựng mang tên Hiếu lăng , cách kinh thành 12km (vùng đồi cẩm kê, nhìn ra ngã 3 bằng lăng) chiếm một diện tích 26ha, gồm trên 30 công trình kiến trúc lớn nhỏ lăng chia làm hai khu vực, nơi thờ và nơi đặt mộ, nằm trên một trục dọc xuyên suốt cả khu vực. Những công trình chủ yếu đều được xây dựng trên trục chính này; công trình khác làm đăng đối ở hai bên, theo một trật tự nghiêm ngặt. Cả khu lăng tẩm được điểm xuyết bằng nhiều hồ sen, cầu, cổng, đình tạ, vườn hoa cây cảnh, thông. .., rất ngoạn mục.

Vây bọc quanh lăng là thành hình bầu dục, chu vi gần 1800m; tường thành cao trên 3m, dày gần 1m. Phía trước có ba cổng lớn. Cổng chính giữa là Đại Hồng Môn, hai bên là Tả Hồng Môn và Hữu Hồng Môn. Sau Đại Hồng Môn là sân chầu rộng thênh thang; hai bên sân có tượng đá văn quan võ t­ướng và voi ngựa chầu hầu. Tiếp đó là nhà bia - một tòa nhà vuông vức dựng trên nền cao ba tầng. Phía trước phía sau đều có bậc đá để lên xuống, thành bậc tạc rồng. Trong nhà bia đặt tấm bia thánh đức thần công cao trên 3m, rộng gần 2m, khắc bài văn bia do vua Thiệu Trị soạn thảo. Sau nhà bia là sân tế, chia làm 4 cấp cao dần.

Cuối sân tế là Hiển Đức Môn, cổng vào khu thờ được xây kín bằng một vòng tường thành (nội la thành) hình chữ nhật. Sau Hiển Đức Môn là một sân rộng lát gạch Bát Tràng. Cuối sân là điện Sùng Ân - điện thờ chính dựng theo kiểu "Trùng thiền diệp ốc". Hai bên sân là Đông Phối điện và Tây Phối điện. Sau điện Sùng Ân lại có một sân nữa, hai bên sân là Tả Tùng viện và Hữu Tùng viện: Phía sau khu điện thờ, qua của Hoàng Trạch là lối đi dẫn tới cầu Trung đạo bắc ngang qua Hồ Trư­ờng Minh, hai bên song song với cầu Trung Đạo là cầu Tả Phụ và cầu Hữu Bột. Qua cầu Trung Đạo, cách một sân hẹp là tới Minh Lâu - tòa nhà vuông hai tầng tám mái lợp ngói lư­u ly dựng trên nên cao, khá nguy nga đồ sộ.

Qua Minh Lâu đi tiếp theo Đường thần đạo, hai bên có vườn hoa, già sơn và hai bên cột trụ biển cao tới 21m sẽ tới cầu "Thông Minh Chính Trực" bắc ngang qua hồ tân Nguyệt. Hai đầu cầu có dựng "bái môn", trụ đông, xa dòng, trang trí bằng các tấm men pháp lam các màu. Qua cầu là một sân hẹp, tiếp đó là hệ thống bậc đá dẫn tới bửu thanh hình tròn (viên thành), trong đặt mộ vua.

Lăng Minh Mạng với hệ thống điện thờ, lầu gác trùng trùng lớp lớp đăng đối chỉnh tề như­ trên đã tạo ra một cảnh thế Đường bệ uy nghiêm, phản ánh được phần nào tưởng và cá tính của ông vua nổi tiếng chuyên chế này.

Lăng Tự Đức

Cách kinh thành chừng 7km, giữa một rừng thông cùng với nhiều.cây cao bóng cả khác. Cả khu vực lăng được vây quanh bằng một vòng la thành, đoạn thẳng, đoạn gấp khúc, tạo nên một hình đa giác, mở bốn cửa. Hiện nay ra vào lăng thường qua cửa Vu Khiêm ở mặt bên. Mặt chính có hai cửa (cửa Tự Khiêm và của Thượng Khiêm, cách nhau một quãng ngắn, được nối liền bằng một bình phong. . .Lăng Tự Đức cũng chia làm hai khu vực, nơi thờ cúng (tẩm) và nơi đặt phần mộ (lăng), nhưng không bố trí trên một trục chính xuyên tâm như­ lăng Minh Mạng. Ở đây, chúng ta thấy một sự phá cách theo hướng bố cục tự do nhưng vẫn tuân thủ chặt chẽ tư tưởng chủ đạo trong ý đồ xây dựng lăng tẩm của các bậc đế vương (nổi bật nhất là ý thức tôn quân và tôn ti trật tự phong kiến) và vẫn cố gắng đáp ứng một cách đầy đủ nhất những chuẩn mực tối ­ưu của thuật phong thủy.

Lăng xây dựng xong vào năm 1867. M­ười sáu năm sau, năm 1883, vua Tự Đức mới qua đời. Lúc còn sống, nhà vua vẫn thường ra đây nghỉ ngơi giải trí, đọc sách ngâm thơ. Vì vậy, trong lăng còn có rất nhiều công trình kiến trúc rất đẹp nh­ư cung điện, lầu gác, đình tạ, cầu quán, hồ sen, vư­ờn cảnh, nhà hát..., phối trí hài hòa với khung cảnh thiên nhiên, tạo nên nhiều vẻ đổi thay kỳ thú.

Lúc đầu lăng mang tên Khiêm Cung, sau mới đổi thành Khiêm Lăng. Tên của 50 công trình kiên trúc lớn nhỏ trong lăng đều có chữ Khiêm nhằm biểu đạt ý nguyện "khiêm nhượng" của nhà vua.

Qua của Vụ khiêm, có con đường lớn không kéo dài thẳng băng mà mềm mại uốn khúc, dần tới các khu vực khác nhau trong lăng. Bên phải lối đi là hồ L­u Khiêm, giữa là đảo Tịnh Khiêm, nơi nuôi chim thú nhỏ và trồng nhiều cây cảnh, hồ có ba nhịp (cầu Tiễn Khiêm, cầu Do khiêm, cầu Tuần Khiêm). Ven hồ có hai nhà thủy tạ, nơi vừa đọc sách, hóng mát, và cũng là bến thuyền rồng, Xung Khiêm tạ và Dũ Khiêm tạ. Xung Khiêm tạ ở phía bên kia hồ là một kiểu nhà ghép tiếp mái gồm hai tòa nhà đặt trên hai độ cao chênh nhau: toà phía sau dựng trên đất liền toà phía trước nối tiếp với toà phía sau nhô ra hồ được đỡ bởi ba hành cột (54 cột) phía trên không có tường bao xung quanh chạy lan can rất thoáng. Dũ khiêm ta ở phía bên này hồ, đối diện với phía khiêm cung môn cổng chính dẫn vào điện toà Khiên nơi thờ Vua và Hoàng Hậu phía trước điện thờ là sân rộng hai bên có hai dẫy tả vu hữu vu (mang tên lễ Khiêm vu, pháp khiêm vu) sau điện thờ là một mảnh sân hẹp hai bên sân cũng có hai toà nhà một bên là Minh Khiên Đường - nhà hát có sân khấu, cánh gà, buồng trò, chỗ ngồi xem trần lát ván có khắc hình trang trí, mặt trời mặt trăng các trùm sao tượng trư­ng cho nhị thập bát tú đối diện với Minh khiêm Đường là Ôn khiêm Đường nơi ở của các cung nhân trông coi việc đèn nhang phía sau điện hoà khiêm là điện lương khiêm nơi thờ bà mẹ vua Tự Đức.

Phía ngoài khu thờ còn có một công trình phụ khác vốn là nơi ở của các cung tần và những người hầu hạ phục dịch (lúc nhà vua còn sống) gần đó còn có vườn nuôi nai nữa.

Theo một trục chính bên ngoài thiên cung môn đi tiếp theo hướng Bắc sẽ đi tiếp sang khu vực đặt phần mộ nằm song song với khu điện thờ ở bên mé tay trái theo hướng Tây Đông và lui vào phía trong một chút phía ngoài cùng là bái đình hướng thênh thang tiếp đó là bia đình đồ sộ trong đặt tấm bia lớn nhất trong số các bia, Thánh đức thần công ở Huế ( cao tới 4 m rộng tới 2,55 m dầy 0,48 m ) chạm chổ rất đẹp hai mặt khắc bài " khiêm cúng ký" gồm 4935 chữ 9 cũng là bài văn bia nhiều chữ nhất trong số các bia cùng loại hai bên bi đình là hai cột trụ hoa biến rất cao tiếp đó là hồ bán nguyệt và cuối cùng là hồ b­a thành nơi đặt mộ nhà vua các kiến trúc của khu phần mộ được bố trí trên sườn đồi thoai thoải càng lùi dần vào sau càng lên cao dần cả khu rừng đều rợp bóng thông.

Khiêm lăng thực sự là một công viên - hoàng cung được trang điểm một cách tài tình bằng nhiều hồ sen, vườn hoa cây cảnh cầu quán, đình tạo nên cây cảnh sắc thơ mộng thanh thoát, phản ánh được phần nào bản chất nhu nhược đa sầu đa cảm của ông vua thi sĩ đúng và giai đoạn đất nước lâm nguy ngai vàng nghiêng ngả (1848-1883.)

Phu Văn Lâu

Tòa lầu hai tầng ở phía trước kinh thành Huế, được xây dựng vào đầu thế kỷ 19, nơi niêm yết các chiếu th­ư chỉ dụ cửa nhà vua treo bảng vàng ghi tên các tiến sĩ, phó bảng trong các kỳ thi Đình và cung là nơi tổ chức các cuộc vui mừng thọ nhà vua.

Lầu dựng trên nền cao hình vuông, mỗi bề khoảng trên 12m, lát đá cẩm thạch. Xung quanh nền có lan can, bậc cấp và sân lát gạch. Mười sáu cột lim tròn loại lớn 4 cột cái cao tới 8m; 12 cột con cao khoảng 3m) sơn son đặt trên đá tảng dưới vuông, trên tròn nâng đỡ hai tầng mái lợp ngói tráng men (ngói hoàng l­ưu ly): Tầng dưới để trống; tầng trên cả bốn mặt đều dựng đố bản, có cửa sổ tròn ở hai mặt trước sau và của sổ vuông ở hai mặt tả hữu, phía ngoài có lan can con tiện vây quanh.

Nóc lầu đắp đôi rồng chầu mặt trời, góc mái đắp hình con giao. Bờ nóc, bờ quyết đều chia thành ô hộc có trang trí các hình hoa lá bằng mảnh sứ nhiều màu.

Dưới mái lầu có treo biển đề ba chữ lớn "Phu Văn Lâu". Hai bên mặt tiền có dựng hai tấm bia đá, khắc mấy chữ "Khuynh cái hạ mã", nhắc nhở mọi người qua đây phải "nghiêng lọng, xuống ngựa" để tỏ lòng tôn kính. Sân trước còn có đặt hai khẩu thần công loại nhỏ đúc bằng đồng.

Sau 170 năm kể từ ngày được xây dựng (tháng 7 năm 1819) Phu Văn Lâu đã trải qua nhiều lần sửa sang tu bổ, nhiều vật liệu xây dựng đã bị thay thế, một số bộ phận kiến trúc, bài trí đã bị mất hoặc đổi dời vị trí nhưng Phu Văn Lâu vẫn tồn tại trong vẻ đẹp tổng quát thanh nhã cân xứng hài hòa cố hữu của nó, bên Ngọ Môn đồ sộ và Kỳ Đài hùng vĩ, như­ câu ca dao xưa đã mô tả: "Ngọ Môn năm cửa chín lầu. Cột cờ ba cấp. Phu Vãn Lâu hai tầng".

Sân Đại Triều Nghi và Điện Thái Hoà

Phía sau Ngọ môn qua cầu trung đạo ngang Hồ Thái Dịch với hai bà môn thanh mảnh cột đồng rồng quấn, biển gạch lam mầu sắc rực rỡ ở hai đầu cầu, du khách đứng trước sân rộng, chia làm 3 cấp đó là sân Đại Triều Nghi (còn gọi là sân rồng) nơi trăm quan văn võ và đại biểu " trăm họ" chầu vua bên sân có những tấm bia đá ghi rõ vị trí của các quan chức theo phẩm trật. Khu vực thấp nhất, gọi là đệ tam bái đình (sân chầu thứ ba) dành cho các Hương hào kỳ lão và họ ngoại của nhà vua (được vào chầu nhân những dịp đặc biệt nào đó, như­ là lễ mừng thọ nhà vua chẳng hạn. phía trên đệ nhị bái đình, cao hơn một cấp dành cho các Quan từ cửu phẩm đến tứ phẩm; đệ nhất bái đình cao nhất.

Sát thềm điện Thái Hòa, dành cho các quan từ tam phẩm đến nhất phẩm, Điện làm theo kiểu trùng thiềm Diệp ốc (nhà kép ghép dọc), dựng trên nền hình chữ nhật, cao hơn "Đệ nhất bái đình" khoảng một mét, và cao hơn mặt đất phía ngoài sân tới gần hai mét rưỡi. Tiền điện (hoặc tiền tích, tiền doanh, tiền đường) nằm ở phía trước cao hơn 10m, gồm 7 gian chính, 2 chái ở hai đầu có tường bao trổ cửa sổ tròn; chính diện nằm sát phía sau tiền điện, cao hơn tiền điện khoảng 2m, Mái điện trước đây lợp ngói ống men vàng. Bờ mái, bờ nóc trang trí hình rồng; phần cổ điện đắp ô hộc gắn hình trang trí và những bức tiểu hoa, tiểu thị tráng men pháp lam. Chính giữa nóc tiền điện có gắn bầu r­ượu bằng pháp lam. Bên trong tiền điện không làm trần. Nơi mái tiền điện và chính điện tiếp giáp nhau có đặt máng xối, bên dưới là trần thừa l­u (vỏ cua) trang trí thanh nhã. nối liền với trần của chính điện. Trần của chính điện có chia thành nhiều ngăn, treo đèn lồng gian giữa, phía trong cùng của chính điện có kê bục cao ba tầng trên đặt ngai vàng, phía sau ngai vàng bức trướng lớn thêu rồng phía trước ngai đặt bàn nhỏ khảm xà cừ đỉnh đồng. Bao quanh gian giữa ở phía trên là những lớp y môn lộng lẫy trạm trổ tỉ mỉ, phối hợp hài hòa với những hàng cột trang trí bằng mây, rực rỡ vàng son. Liên kết các hàng cột có bầy nhiều độc bình, ché, chậu cảnh đều là đồ sứ cổ quý giá.

Điên Thái Hòa là nơi thiết đại triều (vào ngày mồng một và ngày rằm hàng tháng) và tổ chức các cuộc đại lễ (lễ lên ngôi, lễ mừng thọ, lễ tuyên thệ gọi tên các vị tân khoa trong các cuộc thi đình v,v...)

Ngọ Môn

Cổng chính của hoàng thành mở về phía nam, nhìn thẳng ra kỳ đài ở mặt tiền phòng thành một công trình độc đáo có kết cấu hai phần: đế và lầu.

Phần đế là khối kiến trúc hình chữ U xây bằng đá và gạch vồ, cạnh đáy đo được gần 56m, cao khoảng trên 5m , hai chữ U nhô ra phía trước dài tới 27m, giữa cạnh đáy tạo 3 cổng lớn, hình chữ nhật đứng cửa giữa là lối ra vào của nhà Vua rộng hơn 3m cao hơn 4m hai bên là là giáp môn và hữu giáo môn phía trên cử giữa có hai phía ngọ môn bọc vàng khá lớn lớp vàng đã bị bóc mất từ lâu. Xuyên suốt hai hàng chữ U là hai lối đi dài tới 25m uốn gấp th­ước thợ trổ thành hai vòm cửa, ở hai mé bên đầu càng đối diện nhau đó là tả dịch môn và hữu dịch môn mặt tiền của hai đầu càng hình chữ U đều chổ.

Mặt trên của phần đất lát gạch bát tràng xung quanh chạy lan can xếp gạch hao đúc rỗng tráng men với nhiều kiểu trang trí khác nhau trên mặt lầu này là lầu ngũ phụng hai tầng hai lớp mái, gồm một dẫy nằm ngang ở giữa 9 trên cạnh đáy hình chữ U của của phần đè ) và hai dẫy lầu nằm dọc ( trên hai càng hình chữ U của phần đế ) 100 cột lim sơn son trong đó có 48 cột xuyên suốt cả hai tầng lầu đỡ hệ thống mái tạo thành 9 nóc lầu lợp ngói tráng men ( hoành l­ưu ly ngói men vàng ở giữa thành l­ưu ly , ngói men xanh mục ở hai bên ) mái lầu trang trí hồi long, lá lật nơi ngậm kim tiền, cúc trúc lan mai bằng mảnh sứ ghép gắn trong các ô hộc.

Thế miếu

Là nơi thờ phụng các vua và hoàng hậu nhà Nguyễn, xây dựng năm 1821 dưới triều Minh Mạng, là một khối nhà ghép kiểu "trùng thiềm điệp ốc" đồ sộ, bề thế, dài tới trên năm chục mét, chiều sâu lòng nhà gần ba chục mét, dựng trên nền cao gần một mét bó đá xanh mái lợp ngói lưu ly men vàng, trang trí hồi long, bầu rượu pháp lam ngũ sắc; phần cổ diên giữa hai tầng mái khá rộng, chia thành nhiều ô hộc, gắn các bức tiểu họa và tiểu thi nhiều màu. Bộ khung nhà bằng gỗ lim được sơn thiếp vàng son rực rỡ, trần thừa l­u trạm trổ chau chuốt: trần chính doanh sơn vàng, nội thất có nhiều mầu hình trang trí cổ điển, chạm trổ khá tinh xảo; nhiều tiểu họa tiểu thi khá tinh tế gắn trong lòng các ô hộc làm tăng thêm vẻ đẹp của các bộ phận kết cấu gỗ. Thế Miếu khi mới xây xong chỉ thờ Gia Long. Cho tới nay. trong miếu thờ 10 vua: Gia Long (1802-1819), Minh Mạng (1820-1840), Thiệu Trị (1841-1847), Tự Đức (1848-1883) , Kiên Phúc (1883-1884), Hàm Nghi (1884- 1885), Đồng Khánh (1886-1888), Thành Thái (1889 - 1907), Duy Tân (1907 - 1916), Khải Định (1910-1 925) .

Ba vua Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân vì chống Pháp nên mãi tới giữa thế kỷ này mới được đư­a vào Thị Miếu. Ở mỗi gian, phía ngoài, phần tiền doanh, bày án thờ sơn son phía trong, sau bức mành vẽ rồng mây ngũ sắc từ trần thừa l­ưu buông rủ xuống, thuộc phần chính doanh, đặt sập thờ và bàn thờ bày các đồ tế khí, tiếp đó ở trong cùng là khám thờ lớn bày bài vị vua và hoàng hậu. (Gia Long và hai hoàng hậu Thừa Thiên và Thuận Thiên thờ ở gian giữa; Minh Mạng và hoàng hậu thờ ở gian thứ hai bên trái; Thiệu Trị và hoàng hậu thờ ở gian thứ hai bên phải; Tự Đức và hoàng hậu thờ ở gian thứ ba bên trái v.v...).

Trước Thế Miếu là sân tế rất rộng: giữa là sân chính, hai bên có sân phụ, Từ thềm xuống sân có ba khối bậc cấp có bốn con rồng đá làm thành bậc. Khối bậc cấp ở giữa rộng nhất, có bốn con rồng đá làm thành bậc. chia bậc cấp làm ba lối lên xuống Trên sân còn bày chậu cảnh đặt trên đôn đá, chạm khắc công phu. Quanh sân có trồng nhiều cây. Có cây tùng, dáng đẹp,gọi là tùng Thề Miếu, t­ương truyền được trồng cách đây 150 năm.

Đặc biệt trước Thế Miếu có bầy chín đỉnh đồng cực lớn (cửu đỉnh), mỗi đỉnh có một tên riêng; Cao Đỉnh, Nhân đỉnh. CHương Đỉnh, Anh Đỉnh, Nghị Đỉnh, Thuần Đỉnh, Tuyên Đỉnh, Dụ Đỉnh, Huyền Đỉnh. Lớn nhất là Cao Đỉnh (nặng 2755kg; cao trên 2m; Đường kính miệng đỉnh hơn 1 m) . Trên mỗi đỉnh có 18 hình khắc chạm nổi, kèm theo chữ, miêu tả các hiện tượng thiên nhiên (như­ mặt trời, trăng, sao, cầu vồng, mây. ..) núi sông đất nước (biển Đông, sông Cửu Long, sông Thao, đèo Ngang, của ải Hải Vân. ..) chim muông, cỏ cây, hoa lá và sản vật các địa phương (hổ, rồng, trĩ, ba ba, lợn, cá rô, cà cuống, lúa, hành, tỏi, nghệ, rau tía tô, hoa dâm bụt, hoa ngọc lan, hoa tử vi, quả vải quả mít...), các vật dụng khí tài (thuyền buồm, đại bác, súng phun lửa, xe tứ mã...). tất cả gồm 162 hình lớn nhỏ, nói lên được phần nào cảnh quan hùng vĩ của núi sông và tài nguyên sản vật phong phú đa dạng của đất nước, đánh dấu trình độ kỹ thuật với nghệ th­uật khá cao của ngành đúc đồng ở nước ta hồi đầu thế kỷ 19. Cũng thuộc khu vực Thế Miếu, còn có một số công trình kiến trúc có giá trị khác nữa như­ Hiển Lâm Các, Tả Tùng Tự và Hữu Tùng Tự thờ các công trình và một hệ thống cửa tam quan (một chính, hai phụ) xây cất công phu, trông khá đồ sộ với nhiêu tầng mái giả, góc uốn cong. Nhưng dải cổ điểm đắp ô hộc gân hình rồng phượng, hoa lá long mã, bát bửu khá tinh xảo...

Hiển Lâm Các ở phía trước Thế Miếu.. ba tầng m­ười hai mái. Toàn bộ chiều cao đạt tới 15m, tầng dưới gồm ba gian hai chái, tầng giữa chỉ có ba gian, tầng trên cũng chỉ là một gian lầu, vì vây trông kiểu dáng lại càng có vẻ thanh thoát cao vút lên... Tầng dưới, hai chái ở hai bên đều có tường bao, có cửa sổ gắn gạch trổ hoa, ba gian giữa để trống. Ở gian chính giữa có bốn cây cột cái, cao tới trên 12m, xuyên suốt 3 tầng đỡ bộ khung mái của tầng lầu trên cùng; xung quanh là bốn cột nhỡ, cao khoảng 8m, đỡ kết cấu rầm xà, con sơn nâng bộ mái của tầng giữa; m­ười sáu cột quan cao khoảng 3m đỡ các tầng mái của tầng dưới cùng những hàng lan can con tiện trau chuốt được lắp đặt khéo léo vây quanh những vách gỗ của lá sách hoặc các khoảng trống của các gian ở cả ba tầng. Từ tầng dưới lên tầng giữa và tầng trên cùng đều có cầu thang gỗ, thành bậc tay vịn chạm trổ khá tỉ mỉ.

Mái Hiển Lâm Các lợp ngói ống tráng men vàng, đầu bờ nóc, các góc mái đắp hình con giao. .Giữ­a bờ nóc mái lầu trên cùng gắn một bầu rượu.

Mặt trước và mặt sau Hiển Lâm Các nối thềm cao với sân, có chín bậc cấp rộng với bốn con rồng đá chia thành ba lối lên xuống.

Hiền Lâm Các là một công trình kiến trúc khá độc đáo cao nhất trong số các kiến trúc trong Hoàng thành, cùng với các cửa Tam quan đã góp phần làm tăng thêm vẻ trang trọng tôn nghiêm của nơi thờ phụng.

Lăng Khải Định

Đây là Lăng cuối cùng của dòng vua nhà Nguyễn. Được khởi xây từ năm 1920, đến năm 1931 mới hoàn chỉnh. Lăng Khải Định cách cố Đô Huế 10km, nằm trên núi Châu Ê, gọn trong 1 khuôn viên hình chữ nhật dài 117m, rộng 49m. Vật liêu chính để xây lăng là sắt thép và bê tông. Nhìn xa, Lăng trông giống nh­ư một lâu đài Châu Âu hơn là một kiến trúc công trình Châu á trong khuôn viên của Lăng có rất ít cây cối nhưng đứng từ trên sân khấu trước nhà bia hay đừng từ trên Điện Khải Thành nhìn ra, phong cảnh xa xa xung quanh Lăng cũng không kém phần hùng vĩ; trước mặt Lăng có khe Châu Ê chảy vòng từ trái sang phải, ở phía chân trời có núi Chóp Vung và núi Kim Sơn chầu vào trước lăng trong vị thế "tả long hữu hổ". Rừng thông trước mặt lăng ngày x­ưa mọc xum xuê, vừa qua bị chiến tranh và thời gian tàn phá, nay bắt đầu mọc lại lác đác.

Điện Khải Thành và cung Thiên Định cùng với cửa tam quan sân chầu, nhà bia, trụ biểu, nhà phụng trực, nhà quan cư­ đều là những công trình kiến trúc nửa Âu nửa Á. Trên đỉnh cung Thiên Định có gắn cột thu lôi, bên trong cung có tượng của Khải Định bằng đồng mạ vàng. Trong lăng có bắc một hệ thống đèn điện, các tầng sân đều lát gạch hoa. Ảnh hưởng kiến trúc Châu Âu ở đây thật rõ nét.

Cái làm nên giá trị của Lăng Khải Định không phải ở nghệ thuật trang trí nội thất. Điện Khải Thành và cung Thiên Định được điểm tô lộng lẫy và hài hòa bằng những công trình mỹ thuật kết hợp chặt chẽ trang trí với điêu khắc và hội họa. Đó là những tác phẩm khảm mảnh sành sứ và mảnh chai nhiều màu sắc thể hiện nhiều đề tài truyền thống như­ các kiểu hoa văn, chữ triện, các loài cây cỏ, hoa lá chim thú...Những tác phẩm khảm sành sứ này là những bức phù điêu rất tinh xảo, màu sắc tươi tắn, trang nhã, hài hòa và sinh động gợi cho người xem nhiều hứng thú thẩm mỹ: Nghệ thuật trang trí nội thất của Lăng Khải Định đã đánh dấu một bước phát triển vượt bậc của nghệ thuật trang trí Việt Nam trong việc kết hợp kỹ thuật ghép ảnh với kỹ thuật khắc chạm nổi và sử dụng chất liệu độc đáo là mảnh sành, mảnh sứ, mảnh chai nhiều để thể hiện các đề tài trang trí truyền thống một cách thoải mái, tự nhiên đầy chất thơ. Đây là bằng chứng về thiên tài của những nghệ nhân trang trí nội thất truyền thống ở Huế đầu thế kỷ XX.

0