18/06/2018, 12:26

Đồng Nai - Đền thờ Nguyễn Tri Phương

Tọa lạc tại phường Bửu Hòa, Biên Hòa, đền được xây dựng vào khoảng đầu thế kỷ 19 để thờ Trần Thành Hoàng của dân địa phương. Đến năm 1873, khi Nguyễn Tri Phương mất được nhân dân tạc tượng thờ tại đây. Đền có kiến trúc theo kiểu chữ "Công" nằm bên hửu ngạn sông Đồng Nai. Đền được Bộ Văn Hóa công ...

Tọa lạc tại phường Bửu Hòa, Biên Hòa, đền được xây dựng vào khoảng đầu thế kỷ 19 để thờ Trần Thành Hoàng của dân địa phương. Đến năm 1873, khi Nguyễn Tri Phương mất được nhân dân tạc tượng thờ tại đây. Đền có kiến trúc theo kiểu chữ "Công" nằm bên hửu ngạn sông Đồng Nai. Đền được Bộ Văn Hóa công nhận là di tích lịch sử văn hóa năm 1991.

Đền Thờ Nguyễn Hửu Cảnh

Đền được xây dựng cách đây khoảng 300 năm, là công trình kiến trúc cổ để tưởng niệm ông Nguyễn Hửu Cảnh, người đầu tiên có công khai phá đất Đồng Nai. Đền thờ được dựng bên sông Đồng Nai, mặt tiền soi bóng xuống dòng sông thơ mộng. Đền được trùng tu nhiều lần. Triều Nguyễn trùng tu hai lần, Gia Long năm thứ nhất và năm 1851. Năm 1960 đền được trùng tu lại.

Đình Tân Lân

Thuộc phường Hòa Bình, thành phố Biên Hòa. Đền được xây dựng thời vua Minh Mạng (1820 -1840), nơi thờ Trần Biên đô đốc tổng quân trần Thượng Xuyên, là người có công mở mang nông Đại Phố (phố Nông Nại ở thành phố Biên Hòa). Đình Tân Lân là công trình tiêu biểu cho nghệ thuật kiến trúc thời Nguyễn Hòa với nghệ thuật kiến trúc đặc trưng của vùng Hoa Nam (Trung Quốc) với các tác phẩm điêu khắc đá, chạm khắc gỗ, phù điêu ghép sành, cẩn xà cừ, tượng sành Hoa Nam... trong đó ẩn chứa những triết lý nhân sinh sâu sắc.

Đình An Hòa

Được xây dựng khoảng năm 1788, 1792, và đã được trùng tu 3 lần vào các năm 1944, 1953, 1994. Đình An Hòa là di tích kiến trúc nghệ thuật của xã An Hòa, huyện Long Thành. Đình có kiến trúc chữ "Công". Trong đình còn lưu giữ sắc phong của vua Tự Đức, và nhiều Hoành Phi, câu đối từ các đời Gia Long, Minh Mạng, Tự Đức.

0