Hỡi sắc đẹp, hãy tìm thấy mình trong tình yêu và đừng nghe những lời nịnh hót của chiếc gương soi (R. Tagore). Hãy nêu suy nghĩ về ý thơ trên
Ai cũng ước mơ mình sở hữu một sắc đẹp nếu nữ là “trầm ngư lạc nhạn' nam thì như Tư Mã Tương Như – người đã từng làm cho Trác Văn Quân đắm say đến quên cả ý tứ phận nữ nhi trong lịch sử Trung Hoa. ở thế giới hiện đại, hàng loạt những ...
Ai cũng ước mơ mình sở hữu một sắc đẹp nếu nữ là “trầm ngư lạc nhạn' nam thì như Tư Mã Tương Như – người đã từng làm cho Trác Văn Quân đắm say đến quên cả ý tứ phận nữ nhi trong lịch sử Trung Hoa. ở thế giới hiện đại, hàng loạt những thẩm mĩ viện ra đời nhằm phục vụ nhu cầu làm đẹp. Nhưng cũng thật thú vị, nhân loại luôn sáng suốt và bao giờ cũng chỉ trao vương miện hoa hậu cho những ai tổng hoà được vẻ đẹp bên ngoài và sự giàu có về trí tuệ, vẻ đẹp lấp lánh của tâm hồn. Tagore – nhà thơ Ân Độ, khi vào tuổi 50, ông viết những vần thơ tình tuyệt hay bằng sự rung động của trái tim thanh xuân. Bằng sự trải nghiệm của trái tim thi sĩ nhạy cảm động câu thơ thật giàu ý nghĩa khi đứng trước sắc đẹp “Hỡi sắc đẹp, hãy tìm thấy mình trong tình yêu và đừng nghe những lời nịnh hót của chiếc gương soi”.
Chiếc gương có thể soi thấy tất cả ngoại hình của ta, nhưng nó không đủ khả năng để thấy chiều sâu tâm hồn và vẻ đẹp trí tuệ của ta. Cha ông chúng ta vẫn dạy rằng: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. Nước sơn có vẻ lấp lánh, nhưng làm sao bằng những phiến gỗ lim, gỗ mun có tuổi thọ và giữ vẻ đẹp càng lâu càng đẹp gần như hơn cả mấy lần đời người, sắc đẹp có thể làm chúng ta choáng ngợp say đắm nhất thời, nhưng rồi thời gian qua đi, tuổi tác kéo theo và dấu “chân chim” hiện về trên khoé mắt., tóc sẽ bạc màu và nụ cười rồi cũng kém xinh và lưng sẽ còng xuống…. Ôi sắc đẹp còn đâu! Đức Thích ca Mẫu Ni vốn là một thái tử giàu sang nhưng đã nhận ra cái quy luật khắc nghiệt mà đời người phải trải qua là sinh, lão, bệnh. tử. Người buồn và đi tìm một con đường giải thoát, để tâm hồn thanh thản trước quy luật sinh – diệt của tạo hoá. Trong các triều đại phong kiến cổ xưa của nhân loại, có biết bao người đẹp được vua sủng ái, nhưng cũng có biết bao người đẹp bị bỏ vào lãnh cung vì nhan' sắc đã tàn lụi. Có biết bao nhiêu người đàn ông trên thế gian này nghiêng ngả trước vẻ kiều mị của giai nhân; và cũng có biết bao vương triều sụp đổ vì cái bóng “ma” giai nhân? Không ai phủ nhận khi đứng trước một cánh hoa đẹp ta vẫn thích hơn một cánh hoa tàn tạ ven đường. Thế nhưng, một con người chỉ có vẻ đẹp bề ngoài, luôn trau chuốt vẻ đẹp bên ngoài mà quên rằng trí tuệ nghèo nàn, tâm hồn khô như gạch ngói thì chẳng qua là một món đồ chơi như búp bê mà thôi.
Ngày xưa có một nàng công chúa rất xinh đẹp. Nàng luôn tự hào về nhan sắc của mình và rất thích được khen ngợi. Chính vì vậy, nàng xin vua cha mở hội thi tìm người đẹp nhất trong vương quốc và được nhà vua đồng ý. Những bức thư ngắn nói về nhan sắc của người phụ nữ ấy sẽ được gửi lên, nếu lá thư nào làm cho nhà vua bị cuốn hút thì người con gái xinh đẹp ấy sẽ được diện kiến vua. Hàng trăm nghìn lá thư được gửi đến, ai cũng tả về nàng bằng những lời khen ngợi rất ư là hoa mỹ với mong muốn đoạt giải. Riêng công chúa, nàng đang say sưa hạnh phúc trong muôn lời ca tụng, bỗng giận điên lên khi đọc một lá thư: “Người phụ nữ đẹp nhất trong cháu là mẹ cháu. Mẹ có đôi mắt luôn ánh lên những tia yêu thương, một đôi môi luôn nở nụ cười, ấm áp, một đôi tay chai sần nhưng không khác gì chiếc đũa thần của bà tiên: luôn biến ra những gì cháu muốn. Không như công chúa suốt ngày chỉ biết chăm sóc sắc đẹp, mẹ cháu làm việc cả ngày để gia đình và những người xung quanh hạnh phúc. Khi mẹ cười rất đẹp, khi mẹ hát ru cháu ngủ rất đẹp nhưng đẹp nhất vẫn là khi mẹ nhễ nhại mồ hôi giữa trưa nắng gắt. Mẹ cháu là một người phụ nữ xinh đẹp mà cháu không thề so sánh í ri bât kì ai trên cõi đời này”.
Ngay lập tức, nàng cho gọi tác giả của bức thư và xin vua cha trừng trị tên láo xược này. Thật bâ't ngờ đó lại là một cậu bé và bất ngờ hơn nữa nhà vua đã rơi lệ khi xem thư. Ngài cho mời mẹ cậu bé vào và ra lệnh chém cậu bé làm gương. “Mẹ cậu là một người phụ nữ đen dúa, tay chân lấm lem bùn đất sao cậu lại bảo đây là người phụ nữ đẹp nhất?", nhà vua quát. Cậu bé chưa kịp lên tiếng thì mẹ cậu đã khóc lóc van xin được chết thay cho con. Bên ngoài, dân chúng không rõ từ đâu kéo đến xin được chết thay cho người mẹ nọ vì bà ấy là người nhân ái và xinh đẹp nhất mà họ đã gặp. Những giọt nước mắt khẩn thiết trên khuôn mặt rất thánh thiện đầy lòng nhân ái của người mẹ khiến nhà vua không kiềm lòng được phải thô't lên: “Bà đúng là người phụ nữ đẹp nhất, ta chỉ thử lòng bà mà thôi”.
Hai mẹ con mừng rỡ ôm lấy nhau, còn nhà vua thì khuyên lơn công chúa: “Con thấy đó sắc đẹp bên ngoài không sao ví được vẻ đẹp của tâm hồn, tình thương. Hãy tập cho mình một trái tim nhân ái, con sẽ đẹp mãi mãi trong lòng mọi người, như người mẹ này con ạ!”.
Vâng, nhà vua đã không bị chiếc gương soi lừa phỉnh còn cô công chúa đã bị chiếc gương soi làm cho mê muội và độc ác. Xin mượn câu chuyện trên và lời cậu con trai nói về mẹ mình, để kết thúc bài viết rằng hãy trau dồi vẻ đẹp của trí tuệ, của lòng nhân ái để cuộc đời này đáng yêu hơn và ý nghĩa hơn! và, hãy học cách đánh giá con người một cách trung thực, đừng tự phỉnh nịnh chính mình!