04/06/2017, 22:48
Bình luận bài ca dao: Công cha như núi Thái Sơn.....Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Trong cuộc sống hàng ngày, đôi khi chúng ta vẫn còn gặp những hiện tượng con cái bất hiếu, vô lễ với cha mẹ. Những hành vi vô đạo đức đó đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến truyền thống đạo đức của dân tộc, xúc phạm đến tình mẫu tử thiêng liêng. Để khuyên răn, giáo dục họ về đạo làm con, ông cha ...
Trong cuộc sống hàng ngày, đôi khi chúng ta vẫn còn gặp những hiện tượng con cái bất hiếu, vô lễ với cha mẹ. Những hành vi vô đạo đức đó đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến truyền thống đạo đức của dân tộc, xúc phạm đến tình mẫu tử thiêng liêng.
Để khuyên răn, giáo dục họ về đạo làm con, ông cha ta từ xưa đã có một bài ca dao rất nổi tiếng mà không một người Việt Nam nào không thuộc:
Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Công cha nghĩa mẹ thật là to lớn và vô tận biết bao! Sự to lớn của công cha được ca ngợi, được so sánh với hình ảnh cao vời vợi của núi Thái Sơn, một ngọn núi cao nổi tiếng ở Trung Quốc, mà ngày xưa trong thơ văn, các nhà văn nhà thơ thường mượn hình ảnh này để nói lên các lớn lao của sự vật. Và nước trong nguồn là dòng nước chảy không bao giờ cạn là hình ảnh được dùng để thể hiện sự vô tận, vô cùng của nghĩa mẹ, của công mẹ. Ca ngợi công lao vừa to lớn, vừa bất tận của cha mẹ, bài ca dao muôn nhắc nhở mọi người về bổn phận làm con, đạo làm con phải thờ mẹ kính cha, phải cho tròn chữ hiếu. Đạo là đường lối phải theo cho phù hợp với luân lí xã hội. Hiếu là lòng kính yêu của con cái đối với cha mẹ. Thờ, kính là sự yêu mến, sự tôn trọng và chăm lo một cách tôn kính. Toàn bài ca dao đã phản ánh một vấn đề đạo đức là làm con phải có hiếu với cha mẹ. Đó là hành vi đạo đức được bao đời ca ngợi.
Tại sao con cái phải có hiếu với cha mẹ? Đó chính là vì công lao sinh thành dưỡng dục của cha mẹ đối với con cái. Không có cây thì không có quả, không có người sinh thành thì không có bản thân mỗi người chúng ta. Công đức sinh thành của cha mẹ ta thật không gì sánh bằng. Biết ơn cha mẹ trước tiên và sâu xa nhất là biết đến công ơn này. Cha mẹ là người sinh ra ta, đồng thời cha mẹ cũng là người có công nuôi dưỡng ta bao năm tháng, từ một đứa trẻ ngây thơ trở thành một trang thiếu niên có hiểu biết.
Cơm ăn, áo mặc hàng ngày, thuốc thang chữa trị khi ta đau ốm và biết bao vật dụng cho ta, tất cả đều do công sức lao động gian lao, vất vả và tấm lòng bao la của cha mẹ. Ta hiểu biết điều hay lẽ phải, biết cách cư xử trong gia đình, trong xã hội cũng nhờ công lao dạy bảo, giáo dục của cha mẹ. Rồi ta được đi học mở mang kiến thức, cũng là nhờ công lao và tình thương của cha mẹ. Thật đúng là cha mẹ nuôi con bằng trời bằng bể. Để đáp lại sự sinh thành và dưỡng dục ấy, đạo làm con phải giữ tròn chữ hiếu. Đó chính là đền đáp xứng đáng của người con đối với cha mẹ. Và đây cũng là một tiêu chuẩn đạo đức của con người trong xã hội, trong cuộc sống.
Ngoài ra, câu ca dao còn rất đúng vì nó là một giá trị đạo đức to lớn, đem lại nhiều lợi ích trong cuộc sống, nhất là nó không bị phai mờ mà còn tồn tại cho đến ngày hôm nay. Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, chúng ta vẫn còn gặp những câu tục ngữ mang ý nghĩa tương tự:
Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ngời ngời biển Đông.
Những lí lẽ và dẫn chứng trên đã một lần nữa khẳng định sự đúng đắn của câu ca dao trên, khẳng định đó cũng chính là một chân lí của cuộc sống, một cơ sở đạo đức của xã hội, của con người.
Tuy nhiên, hiếu với cha mẹ đồng thời phải hiếu với nhân dân như Bác Hồ đã dạy: Trung với Đảng, hiếu với dân. Một người con có hiếu với cha còn phải là một người con của nhàn dân, có hiếu với nhân dân, một lòng phục vụ nhân dân. Khi Tổ quốc và nhân dân yêu cầu, người con có hiếu đó vẫn có thể tạm gác việc nuôi dưỡng chăm sóc cha mẹ để lo việc dân, việc nước. Trong trường hợp đó, hiếu với dân cũng là hiếu thảo với cha mẹ. Biết bao nhiêu chiến sĩ cách mạng đã phải gác lại tình cha nghĩa mẹ để dấn thân vào cuộc đấu tranh một mất một còn với kẻ thù mà lòng vẫn canh cánh rằng chữ hiếu vẫn chưa tròn. Họ không phụng dưỡng được cha mẹ lúc tuổi già nhưng vẫn một lòng thờ mẹ kính cha, họ vẫn là người con chí hiếu.
Vậy chúng ta phải hiếu với cha mẹ như thế nào? Người con có hiếu là người yêu thương kính trọng cha mẹ, vâng lời cha mẹ, biết tuân theo những lời chỉ bảo đúng đắn của cha mẹ. Người con có hiếu phải biết làm cho cha mẹ vui lòng bằng cách chăm chỉ học tập, bằng những lời nói và việc làm có đạo đức như đi thưa, về trình và luôn giúp đỡ cha mẹ trong công việc gia đình. Nhất là khi cha mẹ già yếu, ốm đau, người con càng phải hết lòng chăm sóc, phụng dưỡng với tất cả tình cảm quý trọng của mình. Hành động hiếu thảo này chính là lời khuyên mang ý nghĩa sâu sắc của bài ca dao.
Với lòng hiếu thảo đó đã giúp cho gia đình đầm ấm, hạnh phúc. Người con hiếu thảo trong gia đình và đồng thời cũng trở thành một trò giỏi trong nhà trường, một công dân tốt, biết làm tròn nghĩa vụ, giúp ích cho nước nhà, tạo cho xã hội ngày càng phát triển. Đó cũng chính là một kết quả. Một tác dụng to lớn mà chúng ta phải kế thừa và càng phát huy lòng hiếu thảo để cho truyền thống tốt đẹp này được tồn tại mãi mãi.
Bài ca dao vừa là lời ca ngợi một dạo lí tốt đẹp của dân tộc, vừa là lời khuyên bảo thật cao quý. Giá trị to lớn của bài ca dao là một nghệ thuật độc đáo, ở tài sử dụng nghệ thuật so sánh, với cách nói ngắn gọn dễ hiểu giúp cho mọi người dễ nhớ một nội dung đạo đức cao quý, đó là lòng hiếu thảo của con cái đôi với cha mẹ. Đây cũng chính là mong ước của cha ông ta ngày trước muốn cho con cái đời sau luôn luôn sống có nhân nghĩa, biết nhớ đến công của cha mẹ:
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ, ghi lòng con ơi!
Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Công cha nghĩa mẹ thật là to lớn và vô tận biết bao! Sự to lớn của công cha được ca ngợi, được so sánh với hình ảnh cao vời vợi của núi Thái Sơn, một ngọn núi cao nổi tiếng ở Trung Quốc, mà ngày xưa trong thơ văn, các nhà văn nhà thơ thường mượn hình ảnh này để nói lên các lớn lao của sự vật. Và nước trong nguồn là dòng nước chảy không bao giờ cạn là hình ảnh được dùng để thể hiện sự vô tận, vô cùng của nghĩa mẹ, của công mẹ. Ca ngợi công lao vừa to lớn, vừa bất tận của cha mẹ, bài ca dao muôn nhắc nhở mọi người về bổn phận làm con, đạo làm con phải thờ mẹ kính cha, phải cho tròn chữ hiếu. Đạo là đường lối phải theo cho phù hợp với luân lí xã hội. Hiếu là lòng kính yêu của con cái đối với cha mẹ. Thờ, kính là sự yêu mến, sự tôn trọng và chăm lo một cách tôn kính. Toàn bài ca dao đã phản ánh một vấn đề đạo đức là làm con phải có hiếu với cha mẹ. Đó là hành vi đạo đức được bao đời ca ngợi.
Tại sao con cái phải có hiếu với cha mẹ? Đó chính là vì công lao sinh thành dưỡng dục của cha mẹ đối với con cái. Không có cây thì không có quả, không có người sinh thành thì không có bản thân mỗi người chúng ta. Công đức sinh thành của cha mẹ ta thật không gì sánh bằng. Biết ơn cha mẹ trước tiên và sâu xa nhất là biết đến công ơn này. Cha mẹ là người sinh ra ta, đồng thời cha mẹ cũng là người có công nuôi dưỡng ta bao năm tháng, từ một đứa trẻ ngây thơ trở thành một trang thiếu niên có hiểu biết.
Cơm ăn, áo mặc hàng ngày, thuốc thang chữa trị khi ta đau ốm và biết bao vật dụng cho ta, tất cả đều do công sức lao động gian lao, vất vả và tấm lòng bao la của cha mẹ. Ta hiểu biết điều hay lẽ phải, biết cách cư xử trong gia đình, trong xã hội cũng nhờ công lao dạy bảo, giáo dục của cha mẹ. Rồi ta được đi học mở mang kiến thức, cũng là nhờ công lao và tình thương của cha mẹ. Thật đúng là cha mẹ nuôi con bằng trời bằng bể. Để đáp lại sự sinh thành và dưỡng dục ấy, đạo làm con phải giữ tròn chữ hiếu. Đó chính là đền đáp xứng đáng của người con đối với cha mẹ. Và đây cũng là một tiêu chuẩn đạo đức của con người trong xã hội, trong cuộc sống.
Ngoài ra, câu ca dao còn rất đúng vì nó là một giá trị đạo đức to lớn, đem lại nhiều lợi ích trong cuộc sống, nhất là nó không bị phai mờ mà còn tồn tại cho đến ngày hôm nay. Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, chúng ta vẫn còn gặp những câu tục ngữ mang ý nghĩa tương tự:
Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ngời ngời biển Đông.
Những lí lẽ và dẫn chứng trên đã một lần nữa khẳng định sự đúng đắn của câu ca dao trên, khẳng định đó cũng chính là một chân lí của cuộc sống, một cơ sở đạo đức của xã hội, của con người.
Tuy nhiên, hiếu với cha mẹ đồng thời phải hiếu với nhân dân như Bác Hồ đã dạy: Trung với Đảng, hiếu với dân. Một người con có hiếu với cha còn phải là một người con của nhàn dân, có hiếu với nhân dân, một lòng phục vụ nhân dân. Khi Tổ quốc và nhân dân yêu cầu, người con có hiếu đó vẫn có thể tạm gác việc nuôi dưỡng chăm sóc cha mẹ để lo việc dân, việc nước. Trong trường hợp đó, hiếu với dân cũng là hiếu thảo với cha mẹ. Biết bao nhiêu chiến sĩ cách mạng đã phải gác lại tình cha nghĩa mẹ để dấn thân vào cuộc đấu tranh một mất một còn với kẻ thù mà lòng vẫn canh cánh rằng chữ hiếu vẫn chưa tròn. Họ không phụng dưỡng được cha mẹ lúc tuổi già nhưng vẫn một lòng thờ mẹ kính cha, họ vẫn là người con chí hiếu.
Vậy chúng ta phải hiếu với cha mẹ như thế nào? Người con có hiếu là người yêu thương kính trọng cha mẹ, vâng lời cha mẹ, biết tuân theo những lời chỉ bảo đúng đắn của cha mẹ. Người con có hiếu phải biết làm cho cha mẹ vui lòng bằng cách chăm chỉ học tập, bằng những lời nói và việc làm có đạo đức như đi thưa, về trình và luôn giúp đỡ cha mẹ trong công việc gia đình. Nhất là khi cha mẹ già yếu, ốm đau, người con càng phải hết lòng chăm sóc, phụng dưỡng với tất cả tình cảm quý trọng của mình. Hành động hiếu thảo này chính là lời khuyên mang ý nghĩa sâu sắc của bài ca dao.
Với lòng hiếu thảo đó đã giúp cho gia đình đầm ấm, hạnh phúc. Người con hiếu thảo trong gia đình và đồng thời cũng trở thành một trò giỏi trong nhà trường, một công dân tốt, biết làm tròn nghĩa vụ, giúp ích cho nước nhà, tạo cho xã hội ngày càng phát triển. Đó cũng chính là một kết quả. Một tác dụng to lớn mà chúng ta phải kế thừa và càng phát huy lòng hiếu thảo để cho truyền thống tốt đẹp này được tồn tại mãi mãi.
Bài ca dao vừa là lời ca ngợi một dạo lí tốt đẹp của dân tộc, vừa là lời khuyên bảo thật cao quý. Giá trị to lớn của bài ca dao là một nghệ thuật độc đáo, ở tài sử dụng nghệ thuật so sánh, với cách nói ngắn gọn dễ hiểu giúp cho mọi người dễ nhớ một nội dung đạo đức cao quý, đó là lòng hiếu thảo của con cái đôi với cha mẹ. Đây cũng chính là mong ước của cha ông ta ngày trước muốn cho con cái đời sau luôn luôn sống có nhân nghĩa, biết nhớ đến công của cha mẹ:
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ, ghi lòng con ơi!