25/05/2018, 12:26

Hoàng Quý

Tên thật Ngày sinh 1920 tại Hải Phòng Ngày mất 26 tháng 6 năm 1946 tại Hải Phòng Nghề nghiệp Nhạc sĩ Thể loại Nhạc tiền chiến Tác phẩm ...

Tên thật

Ngày sinh 1920

tại Hải Phòng

Ngày mất 26 tháng 6 năm 1946

tại Hải Phòng

Nghề nghiệp Nhạc sĩ

Thể loại Nhạc tiền chiến

Tác phẩm

nổi tiếng Cô láng giềng

(1920 - 1946), nhạc sĩ tiền chiến nổi tiếng, là một trong những gương mặt tiên phong của tân nhạc Việt Nam. Ông là tác giả của nhạc phẩm Cô láng giềng bất hủ.

sinh năm 1920 tại Hải Phòng, ông là anh trai của Hoàng Phú, tức nhạc sĩ Tô Vũ. Theo Phạm Duy, từng là học trò của Lê Thương tại trường Trung học Lê Lợi ở Hải Phòng vào cuối thập niên 1930. theo học nữ giáo sư âm nhạc Leperète dạy nhạc ở các trường trung học ở Hải Phòng. Nhờ có năng khiếu và ham học, tiếp thu âm nhạc khá tốt, chỉ một thời gian sau trở thành giáo viên dạy nhạc của trường Bonnal.

Và vào năm 1939, đúng lúc phong trào Nhạc cải cách vừa ra đời, cùng với các ca nhạc sĩ tài tử ở đất Cảng lúc đó là Phạm Ngữ, Canh Thân và em trai Hoàng Phú, là người đầu tiên trình diễn nhạc Lê Thương tại Nhà Hát Lớn Hải Phòng. Thông tin trong bài (hay đoạn) này không thể kiểm chứng được do không được chú giải từ bất kỳ nguồn tham khảo nào.

Xin bạn hãy cải thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn uy tín. Nếu bài được dịch từ Wikipedia ngôn ngữ khác thì hãy chuyển nguồn tham khảo từ phiên bản đó cho bài này.

Suốt trong một thời gian từ năm 1943 cho tới 1945, đã quy tụ được một số bạn bè như Phạm Ngữ, Đỗ Nhuận, Lưu Hữu Phước, Văn Cao, và Hoàng Phú lập thành nhóm Đồng Vọng cùng nhau sáng tác. Nhóm Đồng Vọng được nhà xuất bản Lửa Hồng rồi tạp chí Tri Tân ở Hà Nội giúp đỡ. Lửa Hồng đã ấn hành 12 tập nhạc, mỗi tập có từ 8 đến 12 bài như các tập: Bên sông Bạch Đằng, Nước non Lam Sơn, Tiếng chim gọi đàn, Bóng cờ lau, Nắng tươi, Chiều quê của , Về đồng quê của Văn Cao, Ngày xưa của Hoàng Phú... Tổng cộng Đồng Vọng đã sáng tác và ấn hành khoảng trên 60 ca khúc chủ yếu theo xu hướng nhạc hùng có nội dung ca ngợi đất nước, ca ngợi truyền thống anh hùng của dân tộc. Riêng về phần , đã soạn ra những bài ca giá tri như Trên sông Bạch Đằng, Gọi bạn lên đường, Tiếng chim gọi đàn, Bóng cờ lau, Nước non Lam Sơn, Lời vọng ngàn xưa, Dưới bóng thông xanh, Chiều xuân, Nắng tươi...

Trước khi trở thành người soạn nhạc tiền đạo của xu hướng nhạc hùng, cũng đã đi vào lãnh vực nhạc tình, với những bài nhạc tình yêu như Tú Uyên, hay những bài nhạc tình quê như Chiều quê, Đêm trăng trên vịnh Hạ Long, Chùa Hương... mà nổi tiếng hơn cả là ca khúc bất hủ Cô láng giềng.

Cô láng giềng ra đời khoảng năm 1942-1943. Lúc đó rời Hải Phòng lên Sơn Tây để đến làm thư ký cho một trang trại nuôi bò. Chuyến ra đi đó ông đã phải chia tay với "bóng hồng" của mình. Khoảng 6 tháng sau, ông không làm việc ở Sơn Tây nữa và trước khi trở về Hải Phòng ông ghé thăm người em Hoàng Phú đang ở tại Hà Nội. Chính trong dịp này nhạc sĩ đã cho người em mình xem bài hát Cô láng giềng của ông.

Hôm nay trời xuân bao tươi thắm

Dừng gót phiêu linh về thăm nhà

Chân bước trên đường đầy hoa đào rơi

Tôi đã hình dung nét ai đang cười

Tôi mơ trời xuân bao tươi thắm

Đôi mắt trong đen màu hạt huyền

Làn tóc mây chiều cùng gió ngàn dâng sóng

Xao xuyến nỗi niềm yêu...

Nhạc sĩ Tô Vũ kể lại: "Với Cô láng giềng, anh tôi chỉ sáng tác lời 1. Đó là những vần thơ đầy lạc quan, phấn khởi khi chia tay người yêu và hy vọng một ngày trở về gặp nhau trong vui mừng. Còn lời 2 là do tôi sáng tác thêm, đó là cảnh chàng trở về, ngày có một đám cưới làng quê tưng bừng rộn rã của chính người yêu, và chàng buồn tình lặng lẽ ra đi... Thật ra lời 2 này không phải là tâm tư của mà do tôi hư cấu và đã đồng ý, xem như là một tác phẩm nghệ thuật chứ không phải là sự miêu tả một mối tình có thật, vì thực tế không có một bi kịch về tình yêu như nội dung của lời 2"

Trước ngõ vào thôn vang tiếng pháo

Chân bước phân vân lòng ngập ngừng

Tai lắng nghe tiếng người nói cười xôn xao

Tôi biết người ta đón em tưng bừng...

Đành lòng nay tôi bước chân ra đi

Giơ tay buồn hái bông hồng tường vi

Ghi chút tình em nói chờ đợi tôi

Đừng nói tới phân ly.

Cô láng giềng ơi

Nay mối duyên thơ đành đã lỡ rồi

Chân bước xa xa dần miền quê

Ai biết cho bao giờ tôi về.

Về , Phạm Duy đã nhận xét: "Đánh giá không nên chỉ thu hẹp vào những sáng tác của ông, bởi vì sự hoạt động cho nền nhạc hùng còn là một điều khiến chúng ta phải ghi nhớ và ghi ơn. Ông là linh hồn của đám nhạc sĩ trẻ ở Hải Phòng, thúc đẩy mọi người sáng tác và ông làm cho những sáng tác đó có một đời sống hẳn hoi, nghĩa là in ra, hát lên trong những sinh hoạt hướng đạo hay học sinh của ông". Văn Cao cũng thường nhắc tới Lê Thương và là hai nhạc sĩ có ảnh hưởng tới con đường âm nhạc của ông.

tham gia Việt Minh sớm, trong cao trào kháng Nhật cứu nước, nhà là cơ sở của một số người Việt Minh hoạt động bí mật ở Kiến An, Hải Phòng. Tháng 5 1944 viết bài Cảm tử quân, Sa trường hành khúc và tích cực tham gia hoạt động cách mạng. Tháng 10 1945, Tiếng gọi non sông ra đời, mặc dù lúc này sức khỏe đã giảm sút nhiều. Đầu năm 1946, bệnh tình của ông ngày một nặng, nhưng vẫn tham gia các cuộc biểu tình, mít tinh ủng hộ chính phủ Hồ Chí Minh, phản đối Việt Quốc, Việt Cách.

qua đời ngày 26 tháng 6 1946 vì một chứng bệnh nan y tại Hải Phòng, lúc 26 tuổi, khi tài năng của ông đang độ phát triển.

Bóng cờ lau

Cảm tử quân

Chiều quê

Chiều xuân

Chùa Hương

Cô lái đò

Cô láng giềng

Đêm trăng trên vịnh Hạ Long

Đêm trong rừng

Đợi chờ Dưới bóng thông xanh

Gọi bạn lên đường

Hương quê

Lời vọng ngàn xưa

Nắng tươi

Nước non Lam Sơn

Tiếng chim gọi đàn

Trên sông Bạch Đằng

Tú Uyên

Xuân về

0