23/05/2018, 18:43

Họ của người Nhật có từ đâu?

Vào khoảng thế kỷ thứ XIII, việc sử dụng tên của người Nhật bắt đầu phổ biến. Vì vậy nên vào thế kỷ thứ XVII, tên gọi đã được sử dụng tương đối rộng rãi trong dân thường (trừ các samurai bị cấm không được mang tên), nhưng họ thì hầu như không có. Thời đó, họ của người Nhật chỉ được sử dụng ...

Vào khoảng thế kỷ thứ XIII, việc sử dụng tên của người Nhật bắt đầu phổ biến. Vì vậy nên vào thế kỷ thứ XVII, tên gọi đã được sử dụng tương đối rộng rãi trong dân thường (trừ các samurai bị cấm không được mang tên), nhưng họ thì hầu như không có. Thời đó, họ của người Nhật chỉ được sử dụng giới hạn trong các gia đình quyền thế. Các gia đình quý tộc từ xa xưa có họ riêng cho mình, còn các nhánh độc lập của hoàng tộc được Nhật Hoàng phong họ. Các tướng quân phong kiến thì được phong họ sau khi được cấp ấp, đất đai do công trạng của mình. Ngoài ra cũng có một số dòng họ do người Trung Quốc và Triều Tiên mang theo khi lánh nạn sang Nhật Bản từ thế kỷ thứ 4 như họ Vương, họ Tần.

Vào đầu thời Minh Trị, trên 80% dân số Nhật Bản không có họ chính thức. Một bộ luật bắt buộc phải mang họ để nộp thuế được ban hành năm 1883 đã làm cho các tầng lớp dân thường như nông dân, thương nhân phải chọn và đăng ký họ. Đây là lý do chính làm bùng nổ số họ của người Nhật.

Việc đột nhiên phải chọn họ cho mình đã làm không ít người dân vốn ít chữ nghĩa phải lúng túng. Họ thường tìm đến người có chữ trong làng để xin họ, hoặc đơn giản là lấy cùng họ của những người láng giềng. Vậy nên không hiếm trường hợp cả làng lấy cùng một họ. Những họ được chọn phổ biến nhất là tên địa danh (Chiba, Wakamatsu…), đặc điểm địa hình như sông, núi, ruộng đồng (Mori, Yamada, Ogawa…), rồi phương hướng (Higashi, Nishimura…). Những họ này chiếm tới 90% trong số 120.000 họ của người Nhật. Nhiều gia đình còn lấy nghề nghiệp làm họ của mình.

Một điều đáng chú ý khác, do sự hâm mộ đối với dòng họ nổi tiếng trong lịch sử là Fujiwara mà những dòng họ có ghép chữ fuji (còn đọc là to) vào tên địa phương như Kato, Ito, Ando, Sato, Saito, Koto, Goto trở nên khá phổ biến, trong khi những hậu duệ của Fujiwara mang họ Fujiwara, Fujikawa, Fujimoto… Họ Suzuki được ghép giữa chữ suzu (Linh) và chữ ki (Mộc) lấy từ Thần Mộc (cây thiêng trong đền) đều là những vật gắn liền với đền thờ Thần đạo, tôn giáo được nhà nước chủ trương chấn hưng trong thời kỳ này.

Tại Nhật Bản có tới gần 120.000 họ khác nhau. Trong khi đó, ở các quốc gia Châu Á khác như Triều Tiên, Trung Quốc hay Việt Nam, cả nước chỉ có khoảng vài trăm họ. 10 họ phổ biến nhất tại Nhật hiện nay là: Sato, Suzuki, Takahashi, Tanaka, Watanabe, Ito, Yamamoto, Nakamura, Kobayashi và Kato. Tuy nhiên, 100 họ phổ biến nhất cũng chỉ chiếm chừng 30% đến 40% dân số.

0