Hình ảnh Việt Bắc được tái hiện trong nỗi nhớ của “kẻ ở” và “người về” như thế nào trong bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu?
Hình ảnh Việt Bắc được tái hiện trong nỗi nhớ của "kẻ ở" và "người về" như thế nào trong bài thơ "Việt Bắc" của Tố Hữu? YÊU CẦU – Thể loại Kiểu bài phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong thơ trữ tình. – Nội dung ...
Hình ảnh Việt Bắc được tái hiện trong nỗi nhớ của "kẻ ở" và "người về" như thế nào trong bài thơ "Việt Bắc" của Tố Hữu?
YÊU CẦU
– Thể loại
Kiểu bài phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong thơ trữ tình.
– Nội dung
Hình ảnh Việt Bắc qua nỗi nhớ của chủ thể trữ tình.
GỢI Ý
– Đoạn thơ tái hiện giai đoạn gian khổ và hào hùng của con người và cuộc sống trong thời kì cách mạng và trong kháng chiến chống Pháp qua bao kỉ niệm đẹp, nghĩa tình ỏ chiến khu Việt Bắc. Toàn bộ những kỉ niệm ấy được ghi nhận qua tình cảm nhớ nhung của chủ thể trữ tình.
– Đoạn thơ cũng như cả bài thơ Việt Bắc được kết cấu theo lối đối đáp quen thuộc của ca dao. Ở đây không chỉ là lời hỏi, lời đáp mà còn là hô ứng, đồng vọng. Đối thoại chính là độc thoại của tâm trạng đắm chìm trong kỉ niệm. Với bao nghĩa tình thắm thiết, 'kẻ ở", "người về", "ta", "mình" chỉ là cách bộc lộ đầy đủ hơn tâm trạng chủ thể trữ tình.
Với hướng phân tích trên, thân bài có thể triển khai hai giai đoạn chính.
A. CÓ NHỚ VIỆT BẮC HAY CHĂNG?
Bài thơ mở đầu bằng câu hỏi tha thiết của người ở lại. Kết cấu bài thơ theo lối hát đối đáp (hỏi và trả lời) của hai nhân vật trữ tình, người đi – kẻ ở (mình – ta). Kết cấu này không có gì mới nhưng đây là sự vận dụng ca dao rất tài tình, phù hợp với hoàn cảnh và tâm trạng của con người trong cuộc tiễn đưa. Nội dung là nghĩa tình Cách mạng, tình đồng chí, nghĩa đồng bào.
1. Có nhớ Việt Bắc, cội nguồn quê hương cách mạng
Những không gian, địa điểm cứ hiện dần, từ mờ xa mưa nguồn, suối lũ, mây mù đến xác định như một điểm chốt vững vàng chiến khu, rồi dậy lên một sức mạnh đấu tranh khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh, khai sinh những địa danh lịch sử như những cái nôi đón đỡ Cách mạng là Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa.
2. Có nhớ Việt Bắc với những kỉ niệm đầy ân tình
Những chi tiết về cuộc sống và tình người, từ miếng cơm chấm muối, trám bùi, măng mai, mái nhà hắt hiu lau xám…, đến mối thù hai vai chung gánh, những tấm lòng son không bao giờ phai nhạt… có sống mãi trong lòng người về hay chăng.
B. NỖI NHỚ VIỆT BẮC
1. Nhớ cảnh và người Việt Bắc
– Nhớ những hình ảnh thiên nhiên thơ mộng, ấp áp tình người: trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương, bản khói cùng sương, sớm khuya bếp lửa.
– Nhớ người Việt Bắc cần lao gian khổ và đầy tình thương yêu, chia ngọt sẻ bùi.
– Nhớ hình ảnh sinh hoạt của cán bộ cách nạng trong chiến khu như lớp học i tờ, những giờ liên hoan hòa lẫn với sinh hoạt của người dân Việt Bắc, tiếng mõ rừng chiều, chày đêm nện cối…
– Nhớ hoa và người con người Việt Bắc: hoa chuối đỏ tươi, hoa mơ nở trắng rừng mùa xuân, rừng phách đổ vàng mùa hè, trăng rừng mùa thu đẹp hoang dã bên cạnh cô em gái hái măng vẳng tiếng hát ân tình.
2. Nhớ Việt Bắc đánh giặc, Việt Bắc niềm tin cách mạng
– Nhớ về Việt Bắc còn là nhớ về những chiến công gắn với bao tên đất, tên làng. Hình ảnh của cuộc kháng chiến được hiện lên thật hùng tráng, kì vĩ với con đường Việt Bắc rầm rập bước chân đi như là đất rung, những đoàn quân đi điệp điệp trùng trùng nhấp nhô ánh sao đầu súng trong ánh đuốc rực rỡ muôn tàn lửa bay. Những thủ pháp nghệ thuật như hoán dụ, đối lập, điệp từ, điệp ngữ, láy âm, thậm xưng… diễn tả rất thành công khí thế oai hùng của Việt Bắc trong những ngày chiến đấu và chiến thắng.
– Nhớ về Việt Bắc còn là nhớ về căn cứ địa vững chắc của cách mạng, nơi có Trung ương Đảng, có Bác Hồ, cũng là nhớ về mảnh đất của niềm tin và hi vọng. Thủ pháp đối lập trong đoạn thơ cuối đã khẳng định vị trí quan trọng của Việt Bắc và Cụ Hồ đối với nhân dân cả nước.