24/02/2018, 19:47

Phân tích giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật trong phần trích “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài.

Phân tích giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật trong phần trích "Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài. YÊU CẦU – Thể loại Kiểu bài phân tích tác phẩm văn học, cụ thểlà phân tích theo định hướng (về giá trị của tác phẩm). – Nội dung ...

 Phân tích giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật trong phần trích "Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài.

YÊU CẦU

–   Thể loại

Kiểu bài phân tích tác phẩm văn học, cụ thểlà phân tích theo định hướng (về giá trị của tác phẩm).

–   Nội dung

•   Giá trị nội dung: (1) giá trị hiện thực, (2) giá trị nhân đạo.

•   Giá trị nghệ thuật: (1) miêu tả tâm lí và sức sống nội tâm nhân vật, (2) đậm đà màu sắc dân tộc (của phần đầu Vạ chồng A Phủ).

GỢI Ý

–   về giá trị nội dung, có thể tham khảo gợi ý của đề 206.

–   về giá trị nghệ thuật, cần phân tích để thấy được: (1) thành công của Tô Hoài, khi miêu tả tâm lí và sức sống nội tâm của nhân vật, (2) nghệ thuật tả cảnh, ngôn ngữ và giọng văn trần thuật.

Thân bài có thể được xây dựng như sau:

A.  GIÁ TRỊ NỘI DUNG

1.  Giá trị hiện thực (xem đoạn A của phần gợi ý của đề 206).

2.  Giá trị nhân đạo (xem đoạn B cửa phần gợi ý của đề 206).

B.  GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT

1.  Nghệ thuật miêu tả tâm lí và sức sống nội tâm nhân vật thật sâu sắc nhằm thể hiện một sức sống nội tâm mãnh liệt.

–   Nếu như A Phủ "bộc lộ" mình chủ yếu qua hành động, thì Mị lại hiện lên chủ yếu qua nội tâm, tâm trạng. Rất ít lời thoại, ít hành động, MỊ hiện lên vật vờ như bóng ma ủ rũ, nhàu nát, khổ đau và lầm lũi.

–   Có thể nói thành công lớn nhất của Tô Hoài ở thiên truyện này là xây dựng được nhân vật Mị. Nàng lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa ở nhà thống lí. Bề ngoài là thế, nhưng bên trong vẫn tiềm tàng sức sống mà khi có dịp lại trỗi dậy mạnh mẽ, ào ạt.

Tiêu biểu nhất là đoạn văn miêu tả tâm trạng Mị trong đêm mùa xuân, khi bị A Sử trói không cho đi chơi Tết. Nhà văn đã nhập hẳn vào nhân vật, tả tâm trạng nhân vật bằng con mắt và tấm lòng của người trong cuộc. Một cô Mị bị trói âm thầm trong bóng tối, nhưng tâm hồn đang trỗi dậy bao nhiêu kỉ niệm, bao nhiêu nỗi ham sống, rạo rực và say mê, đau đớn và tủi nhục…

2.  Nghệ thuật miêu tả, ngôn ngữ và giọng văn

–   Tô Hoài là nhà văn có biệt tài trong việc miêu tả thiên nhiên và phong tục xã hội. Truyện Vợ chồng A Phủ thểhiện rất rõ điều này. Một bức tranh thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ và thơ mộng, những người dân Mông ngay thẳng, hồn nhiên cùng với những phong tục và nếp sống, nếp nghĩ độc đáo, những cảnh vui chơi của nam nữ thanh niên ngày tết, cảnh thổi sáo gọi bạn tình trong đêm mùa xuân, cảnh hút thuốc phiện, cảnh sinh hoạt trong nhà thống lí, cảnh xử kiện…

–   Lời văn sinh động và có chọn lọc, sáng tạo trong việc tả người và tả cảnh. Ngôn ngữ đối thoại gần gũi hồn nhiên, giàu hình ảnh, thể hiện cách nói của người miền núi.

–   Giọng văn trần thuật rất phù hợp với nội dung truyện. Nhịp kể trầm lắng thể hiện sự cảm thông, yêu mến nhân vật chính diện, vừa trực tiếp bộc lộ đời sống nội tâm nhân vật, vừa tạo sự đồng cảm ở người đọc.

Từ khóa tìm kiếm nhiều:

oranh11

0 chủ đề

23755 bài viết

Có thể bạn quan tâm
0