24/02/2018, 19:47

Phân tích những nét đẹp trong suy nghĩ và ứng xử của nhân vật bà Hiền trong truyện ngắn Một người Hà Nội của Nguyễn Khải.

THÂN BÀI A. NHỮNG NÉT ĐẸP TRONG SUY NGHĨ VÀ ỨNG XỬ CỦA NHÂN VẬT BÀ HIỀN Bằng nghệ thuật khắc họa lịch sử qua số phận cá nhân và nêu bật phẩm chất con người Hà Nội, con người Việt Nam, Nguyễn Khải đã thành công trong nghệ thuật xây dựng nhân vật trung ...

 

THÂN BÀI

A. NHỮNG NÉT ĐẸP TRONG SUY NGHĨ VÀ ỨNG XỬ CỦA NHÂN VẬT BÀ HIỀN

Bằng nghệ thuật khắc họa lịch sử qua số phận cá nhân và nêu bật phẩm chất con người Hà Nội, con người Việt Nam, Nguyễn Khải đã thành công trong nghệ thuật xây dựng nhân vật trung tâm là bà Hiền với nhiều nét đẹp trong suy nghĩ và ứng xử.

1. Việc hôn nhân: là người phụ nữ có nhan sắc, yêu văn chương, thời con gái giao du nhiều nghệ sĩ nhưng không chạy theo tình cảm lãng mạn viển vông, chọn bạn trăm năm là ông giáo cấp tiểu học hiền lành chăm chỉ. Điều đó chứng tỏ trong hôn nhân bà suy nghĩ rất chín chắn, thấu đáo, nghiêm túc.

2. Việc sinh con: quyết định chấm dứt sinh đẻ vào năm 40 tuổi (bà không tin “trời sinh voi, sinh cỏ”mà con cái phải được nuôi dạy chu đáo để chúng có thể sống tự lập. Đó là tình yêu sáng suốt của một người mẹ giàu tự trọng, biết nhìn xa trông rộng).

3. Việc quản lí gia đình: luôn chủ động tư tin vì bà hiểu vai trò quan trọng của người vợ, người mẹ. Bà phê bình thói bắt nạt vợ của cháu: “Người đàn bà không là nộitướng thì cái gia đình ấy cũng chẳng ra sao”. Đó là quan niệm bình đẳng nam nữ xuất phát từ thiên chức phụ nữ như một chân lí tự nhiên, giản dị.

4. Việc dạy con; dạy chúng từ những cái nhỏ nhất ngay từ nhỏ: ngồi ăn, cầm đũa bát, múc canh… bà xem đấy là văn hóa sống, văn hóa người hơn nữa là văn hóa người Hà Nội (dẫn chứng) đến cái lớn nhất là quan niệm sống, lẽ sống (dẫn chứng). Cái chuẩn trong suy nghĩ của bà là lòng tự trọng, nó không cho phép con người sống hèn nhát, ích kỉ. Bà bằng lòng cho con đi chiến đấu: “Vì không muốn nó sống bám vào sự hi sinh của bạn bè”, bà cũng chấp nhận khi đứa con kế (em của Dũng) muốn bước tiếp anh. Người có lòng tự trọng sẽ cố lòng yêu nước, có ý thức trách nhiệm với cộng đồng. Như vậy, lòng yêu nước của bà Hiền như là một nhu cầu tự nhiên, không ồn ào giả tạo. Bà Hiền là người có bản lĩnh, trung thực, giàu lòng tự trọng. Những phẩm chất khó bộc lộ tự nhiên trong cuộc sống đời thường.

5. Trọng cơ chếthị trường

–  Trước lối sống của những người Hà Nội trong thời cơ chế thị trường như nhảy tàu buôn bán đủ thứ mà ít ai nghĩ đến thủytiên; phô xá vui, mặt người vui nhưng đó chỉ là phần xác; người cháu thì vừa đau, vừa tức vì gặp người Hà Nội thiếu văn hóa (kể cho bà nghe).

–  Bà Hiền vẫn giữ nét đẹp văn hóa truyền thống của người Hà Nội xưa qua: việc trang trí phòng khách (dẫn chứng); việc chuẩn bị đón Tết của bà (dẫn chứng) suốt mấy chục năm qua mặc cho bao đổi thay nhà bà vẫn không hề thay đổi. Bà vẫn lưu giữ cái hồn Hà Nội: cổ kính, quý phái tinh tế hoặc trước những nét khôngvui của người cháu bà vẫn không bình luận một lời nào. Bà chỉ nói về cây si đền Ngọc Sơn tưởng chết vì bị gió bão nhưng sau đó thì sống lại.

–  Bà vẫn giữ niềm tin Hà Nội thời nào cũng đẹp, còn sự đối lập chi là nhất thời. Khi con người biết quan tâm đến vẻ đẹp văn hóa, nó số gặp lại các giá trị truyền thống. Đó là nét đẹp trong suy nghĩ và ứng xử của bà Hiền một người Hà Nội bản lĩnh, trung thực giản dị, giàu tự trọng. Bà là “hạt bụi vàng” của Hà Nội.

B. ĐÁNH GIÁ

Nguyễn Khải có nhiều năm sống ởHà Nội, ông yêu mến và nghĩ về vẻđẹp của “đất kinh kì”. Việc chọn bà Hiển làm biểu tượng cho Hà Nội chứng tỏ tự sâu sắc, lịch lãm, giỏi quan sát, ưa triết luận, có óc hài hước và cái nhìn đằm thắm nhón bậu của nhà văn. Bà Hiền là một người Hà Nội bình thường, vô danh nhưng ở bà thấm sâu những tinh hoa trong bản chất của người Hà Nội.

pov-olga4

0 chủ đề

23913 bài viết

0