Hiệu quả và kết quả đầu tư phát triển ngành chè
Hiệu quả đầu tư là phạm trù kinh tế biểu hiện mối quan hệ so sánh giữa các kết quả kinh tế - xã hội đạt được của hoạt động đầu tư với các chi phí phải bỏ ra để có được các kết quả đó trong một thời kỳ nhất định. Chỉ tiêu thu nhập thuần ...
Hiệu quả đầu tư là phạm trù kinh tế biểu hiện mối quan hệ so sánh giữa các kết quả kinh tế - xã hội đạt được của hoạt động đầu tư với các chi phí phải bỏ ra để có được các kết quả đó trong một thời kỳ nhất định.
Chỉ tiêu thu nhập thuần của cả đời cây chè
Trong đó : K : Vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản năm đầu tiên
Ci : Vốn chăm sóc cho cây chè trong thời kỳ kiến thiết cơ bản và vốn đầu tư cho chăm sóc trong các năm tiếp theo.
Bi : Thu nhập từ cây chè.
i : năm hoạt động của cây chè.
m : Đời cây chè.
Chỉ tiêu IRR:
Là tỷ suất lợi nhuận mà nếu được sử dụng để tính chuyển các khoản thu chi của toàn bộ công cuộc đầu tư, về mặt bằng thời gian ở hiện tại, sẽ làm cho tổng thu cân bằng với tổng chi. Công cuộc đầu tư được coi là có hiệu quả khi:
IRR định mức có thể là lãi suất đi vay, nếu phải vay vốn để đầu tư; có thể là tỷ suất lợi nhuận định mức do nhà nước qui định, nếu vốn đầu tư do ngân sách cấp; có thể là mức chi phí cơ hội, nếu sử dụng vốn tự có để đầu tư.
Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của vốn đầu tư còn gọi là hệ số thu hồi vốn đầu tư
npv=NPVIVO size 12{ ital "npv"= { { ital "NPV"} over {I rSub { size 8{ ital "VO"} } } } } {}{} hay npv=∑i=1n−1WiPVIVO−SVPV size 12{ ital "npv"= { { Sum cSub { size 8{i=1} } cSup { size 8{n - 1} } {W rSub { size 8{ ital "iPV"} } } } over {I rSub { size 8{ ital "VO"} } - ital "SV" rSub { size 8{ ital "PV"} } } } } {}
Trong đó:
NPV là tổng thu nhập thuần của cả đời một dự án đầu tư, tính ở mặt bằng thời gian khi các kết quả đầu tư bắt đầu phát huy tác dụng.
n-1
W iPV là tổng lợi nhuận thuần cả đời cây chè
i = 1
SV PV là giá trị thanh lý tính theo mặt bằng thời gian khi cây chè phát huy tác dụng.
npv càng lớn càng tốt.
Thông thường những chỉ tiêu hiệu quả tài chính trên chỉ áp dụng cho hình thức đầu tư sản xuất chè nguyên liệu. Bởi chè nguyên liệu có đời sống kinh tế kéo dài (thời gian cho hiệu quả kinh tế trung bình là 38 năm, trong đó có 3 năm là thời kỳ xây dựng cơ bản và kiến thiết cơ bản), vốn đầu tư cho chè cũng được tính toán và tổng hợp một cách đầy đủ. Đối với hình thức đầu tư cho công nghiệp chế biến ( sản xuất chè búp khô) , do dặc điểm kinh tế kỹ thuật là biến đầu vào ( chè nguyên liệu) thành đầu ra ( chè búp khô) và gắn kết với các doanh nghiệp cụ thể, rất khó có thể tổng kết cho từng loại cây chè. Chính vì vậy, người ta thường áp dụng các chỉ tiêu tính toán kết quả đầu tư sau :
Chỉ tiêu lợi nhuận ròng:
P = ∑ i = 1 n P i = ∑ i = 1 n ( D i − Z i − TH i ) ± T o size 12{P= Sum cSub { size 8{i=1} } cSup { size 8{n} } {P rSub { size 8{i} } = Sum cSub { size 8{i=1} } cSup { size 8{n} } { ( D rSub { size 8{i} } - Z rSub { size 8{i} } - ital "TH" rSub { size 8{i} } ) +- T rSub { size 8{o} } } } } {}
P: tổng lợi nhuận ròng của doanh nghiệp sản xuất chè khô.
Pi: là lợi nhuận ròng từ hoạt động i.
Di: doanh thu từ hoạt động i.
Zi: chi phí toàn bộ cho hoạt động i.
To: thu nhập hoặc tổn thất ngoài hoạt động sản xuất chè khô cơ bản.
Tỷ suất lợi nhuận có thể tính théo giá thành, vốn hoặc doanh thu.
Tỉ suất lợi nhuận tính theo giá thành: Dz=PZ size 12{D rSub { size 8{z} } = { {P} over {Z} } } {}
Tỉ suất lợi nhuận tính theo vốn: Dv=PV size 12{D rSub { size 8{v} } = { {P} over {V} } } {}
Tỉ suất lợi nhuận tính theo doanh thu: Dd=PD size 12{D rSub { size 8{d} } = { {P} over {D} } } {}
Các chỉ tiêu khác
- Chỉ tiêu gía trị sản lượng :
GTSL = Khối lượng tấn chè khô sản xuất ra Giá bán 1 tấn chè khô
- Chỉ tiêu Thu nhập / GTSL
- Chỉ tiêu lãi ròng tính trung bình cho 1 ngày công lao động
- - Ngoài ra còn có các chỉ tiêu khác như : chỉ tiêu lãi ròng/CFSX, lãi ròng/ thu nhập, thu nhập/ ngày - người. . .
Lợi ích kinh tế xã hội của đầu tư là chênh lệch giữa các lợi ích mà nền kinh tế xã hội thu được , so với các đóng góp mà nền kinh tế xã hội phải bỏ ra khi thực hiện đầu tư.
Những lợi ích mà xã hội thu được chính là sự đáp ứng của đầu tư đối với việc thực hiện các mục tiêu chung của xã hội, của nền kinh tế. Những đáp ứng này có thể được xem xét mang tính chất định tính như: đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế, phục vỵ các chủ trương chính sách nhà nước, góp phần chống ô nhiễm môi trường, cải tạo môi sinh .. . hoặc đo lường bằng các tính toán định lượng như mức tăng thu cho ngân sách, mức gia tăng số người có việc làm, mức tăng thu ngoại tệ..
Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế xã hội thường sử dụng trong ngành chè:
- Giải quyết công ăn việc làm cho lao động địa phương
- Tác động đến môi trường
- Nâng cao trình độ sản xuất, trình độ nghề nghiệp cho người lao động, trình độ quản lý của những người quản lý, nâng co năng suất lao động, nâng cao thu nhập của người lao động.
- Những tác động về xã hội, chính trị và kinh tế khác ( tận dụng và khai thác tài nguyên chưa được quan tâm hay mới phát hiện, tiếp nhận các công nghệ mới nhằm hoàn thiện cơ cấu sản xuất; những tác động mạnh đến các nganh, các lĩnh vực khác; tạo thị trường mới, tham gia vào phân công lao động quốc tế, phát triển các địa phương yếu kém, các vùng xa xôi nhưng có tiềm năng về tài nguyên..